Đóng góp ý kiến của ông Trần Nguyễn Chẩn về luật hải quan sửa đổi ngày 16.04.2013

Thứ Tư 16:41 24-04-2013

                            Góp ý Dự Thảo Luật Hải quan

                                                                                                           Trần Nguyên Chẩn [14.4.2013]

        Trước hết tôi xin hoan nghênh TCHQ đã có nhiều cố gắng trong lần dự thảo này. Nhìn chung, bản dự thảo đã đề cập đến hầu hết các vấn đề quan trong thuộc về thông lệ quốc tế về Hải quan.Một sự thật cần làm rõ: Đó là Hải quan muốn nói gì thì nói, nó luôn là một công cụ quản lý;trước hết nó là công cụ của chính phủ, sau đó nó là công cụ của các ngành như công cụ của bộ công thương, của Bộ Đầu tư, của Bộ Ngoại giao, của Bộ Tài chính, của Bộ Văn hóa….Hải quan có nhiệm vụ tổ chức thi hành các quyết định quản lý nhà nước về Hải quan của Chính phủ và của các Bộ ,các ngành.Tuy nhiên để làm tròn chức năng công cụ gác cửa quốc gia cho chính phủ, cho các Bộ các Ngành, nghiệp vụ Hải quan phải nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế.[1]

Chính vì Hải quan là công cụ quản lý nhà nước về Hải quan của chính phủ và của các bộ các ngành, nên những khái niệm về nghiệp vụ Hải quan cần được nhất quán.Thời gian vừa qua một số lãnh đạo các ngành đã giải thích sai trên báo chí những khái niệm  về nghiệp vụ hải quan , thậm chí trong luật Thương mại[2] người ta đã đưa được lợi ích nhóm vào,tạo những lỗ hổng khổng lồ trong hệ thống luật pháp Việt nam , làm thất thu vô kể cho ngân sách nhà nước, tạo nên những thu nhập bất công cho một số ít người và   vô hiệu hóa được Hải quan .Như vậy điều 4 giải thích từ ngữ trong dự thảo  nên dành giải thích các thuật ngữ về Hải quan  mà  chúng ta dùng hàng ngày nhưng đã bị giải thích sai  dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và đau xót  như việc tạm nhập tái xuất ôtô đã qua sử dung trong những thập kỷ 80 của thế kỷ trước, việc tạm nhập tái xuất xăng  vẫn đang tồn tại . không xử lý được các xe biển số nước ngoài và biển số ngoại giao, mới đây ta còn biết Ngân hàng Nhà nước cho tạm xuất tái nhập hàng tấn vàng, vinashin tạm nhập tái xuất chiếc ụ nổi trị giá hàng triệu USD: Tấ cả đều nhằm trốn thuế, làm thất thu cho nhân sách nhà nước, và nhằm lợi cho một  số nhóm quyền lực nào đó Cho nên,nếu chỉ sửa Luật Hải quan mà không đồng thời sửa các luật khác, thì  vẫn bị các đièu luật sai trái của các ngành khác chi phối ,thì sửa cũng như không, ví dụ như điều 27,28,20 và 30 của luật thương mại chẳng hạn

Cho nên ,muốn luật Hải quan phù hợp với thông lệ quốc tê, trước hết phải sửa các luật của các cơ quan quản lý Nhà nước về Hải quan,sau đó mới đên Luật Hải quan

I.Trước hết cần tập trung sửa các điều sai trái trong Luật Thương mại 2005

          Trong số các bộ các ngành của chính phủ thì Bộ ngoại thương trước đây, và bộ công thương ngày nay là cơ quan quản lý nhà nước về Hải quan quan trọng nhất, vì hầu hết các quyết định của cơ quan này đều gắn liền với số phận những động sản theo công ước HS có được phép xuất nhập khẩu hay không và Hải quan phải chấp hành. Bộ công thương chính là tác giả của luật Thương mại,và sau khi nghiên cứu một số điều liên quan tới buôn bán quốc tế,mới phát hiện: Những điều luật này chính là tác giả của các Nghị định, thông tư, quyết định liên quan tạo nên một cái vòng kim cô vô hiệu hóa Hải quan,để buôn lậu công khai lộng hành dưới chiêu bài tạm nhập tái xuất mà từ cổ chí kim, từ đông sang tây  đều xa lạ với hoạt động này ,làm thất thu vô kể cho ngân sách nhà nước kéo dài hàng bao năm nay!Sửa luật Hải quan mà không sửa những sai trái trong luật thương mại coi như bằng không!Chính bởi lẽ trên mà tôi xin được sưa đổi Luật Thương mại 2005 trước.

Xem qua luật Thương mại 2005,tôi vô cùng xửng xốt và tự hỏi: làm sao mà người ta đưa được những quy định khác thường, chẳng giống ai trên thế giới này vào Luât?Chúng ta hãy tập trung vào 4 điều khác thường của Luật Thương mại 2005,đó là các điều 27,28,29 và 30:

A,  Bốn  điều sai trái  của Luật thương mại 2005

Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế[6]

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu. [6][i]

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.[6]

Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá[6]

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.[6]

Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá[6]

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa. [6]

Điều 30. Chuyển khẩu hàng hoá[6]

1. Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng từ một nước, vùng lãnh thổ để bán sang một nước, vùng lãnh thổ ngoài lãnh thổ Việt Nam mà không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

2. Chuyển khẩu hàng hóa được thực hiện theo các hình thức sau đây:

a) Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

c) Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hoá tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

3. Chính phủ quy định chi tiết về hoạt động chuyển khẩu hàng hóa.[6]

B. Phân tích 4 điều luật khác thường của Luật thương mại 2005 và những kiến nghi sửa đổi

Khoản 1 của Điều 27  về “mua bán hàng hóa quốc tế “là sai cơ bản  ,chỉ có mỗi 2 ý  “xuất khẩu và nhập khẩu” là 2 ý duy nhất đúng, vì nó là những hoạt động dứt điểm

Còn  Thủ tục tạm thời cho nhập , thủ tục Hải quan cho  xuấ khẩu trả lại , thủ tục Hải quan tạm thời cho xuất,thủ tục Hải quan cho  nhập khẩu trở lại  , thông lệ quốc tế không cho phép mua bán ở đây. Để hoàn thiện các thủ tục trên, công ước Kyoto quy định  các thủ tục này cần 2 thủ tục khác nhau: thủ tục mở  va thủ tục kết thúc

Thế giới cũng không có ở đâu cho phép kinh doanh trong lúc chuyển khẩu.

Thế giới cũng không ở đâu cho phép kinh doanh trong thời gian  nhập khẩu tạm thời và xuất khẩu tạm thời  và tạm xuất.

Trả lời trước công luận là thế giới họ vẫn làm thế là trả lời liều, nếu như không nói là vô trách nhiệm trước vận mệnh của đất nước.Điều 27 là điều bó tay  tay Hải quan.để bon buôn lậu tung hoành.Kinh doanh trong tạm nhập, kinh doanh trong chuyển khẩu là buôn lậu công khai.

Những quy định của điều 27 là bật đèn xanh cho buôn lậu công khai,cho tham nhũng và gian lận thương mại Đề nghị Quốc hội  hội sửa lại điều 27 luật thương mại 2005  như sau:

Điều 27. ( Sửa)Mua bán hàng hoá quốc tế[6]

1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu

2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

3. Nghiêm cấm buôn bán trong thời gian được phép nhập khẩu tạm thời.và trong thời gian  được phép xuất khâu tạm thời.

4.Hàng hóa được phép  nhập tạm thời  phải được  xuất  khẩu trở lại trong thời gian được phép  cho chính chủ trên  lãnh thổ Hải quan cũ . Hàng hóa được phép xuất khẩu tạm thời  phải được xuất khẩu trở lại  lãnh thổ Hải quan Việt nam theo đúng thời gian được phép về cho chính chủ. Công  cụ vận tải chuyển khẩu phải đi đúng tuyến đường quá cảnh do chính phủ Việt nam quy định.Việc chuyển cửa khẩu chỉ được phép tiến hành trên lãnh thổ Hải quan Việt nam

Bảng 7:Đề nghị Quốc hội cho   sửa lại  điều 27  luật Thương mại 2005   như đề nghị này

Điều 28 Luật Thương mại đã lầm lẫn giữa “lãnh thổ nước Việt nam “với”lãnh thổ Hải quan Việt nam”,đã quy định trái với điều 4 luật Hải quan Việt nam và trái với công ước Kyoto mà nhà nước Việt nam đã long trọng cam kết

 Luật Hải quan Việt nam  năm 2005 quy định Lãnh thổ Hải quan không phải  là lãnh thổ quốc gia mà nó chỉ  bao gồm  các khu vực  mà luật Hải quan có hiệu lực ,ngoài ra nó còn bao gồm những vùng thuộc quyền tài phán nằm ngoài lãnh thổ quốc gia như vùng đặc quyền kinh tế , thèm lục địa…tại những nơi này luật Hải quan được áp dụng để diều chỉnh các vấn đề liên quan đến Hải quan.Theo quy định quốc tế ,tại những vùng tranh chấp giữa hai quốc gia trên thềm lục địa, nếu thống nhất khai thác chung rồi chia đôi, thì trên vùng lãn thổ Hải quan đó chỉ có hải quan hai nước đang tranh chấp được có mặt để kiểm tra, giám sát việc khai thác, các lực lượng khác như quân đội, công an, cảnh sát và biên phòng không được xuất hiện ở đây.

 4 loại hình cửa khẩu  đều bình đẳng với nhau, không có loại cửa khẩu nào được coi là đặc biệt hơn để ròi coi nó như nước ngoài để thao túng  và trói tay Hải quan .[5]

Theo công ước Kyoto, điều 28 Luật Thương mại phải sửa lại như sau:

Điều 28: ( Sửa điều 28 Luật Thương mại 2005) Xuất khẩu , nhập khẩu hàng hóa.[6]

1:   xuất khẩu ( exportation): là việc đưa hàng hóa ra khỏi lãnh thổ Hải quan Việt nam tới một lãnh thổ Hải quan khác[2]

2 .     Nhập khẩu( importation) là việc đưa hàng hóa  từ một lãnh thổ Hải quan khác vào lãnh thổ Hải quan Việt nam[2]

3.   Căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phep

Bảng 8: Đề nghi Quốc hội sửa lại điều 28 luật Thương mại[1]

Chúng ta  nghiên cứu và mổ xẻ tiếp   điều 29 Luật Thương mại hiện hành

Điều 29 luật thương mại sai cơ bản.Trước hết, nó là 4 thủ tục Hải quan khác nhau, độc lập với nhau ,đem ghép chúng vào với nhau , là không được phép

Theo công ước KYOTO sửa đổi, điều 29 luật thương mại phải sửa lại như sau:

Đièu 29 luật Thương mại: Cho phép nhập tạm thời, Xuất khẩu trở lại,cho phép xuất khẩu tạm thời, nhập khẩu lại[6] (đề nghị nên ghi rõ rang tiêu đề như thế này, luật không được phép nói tắt, dễ bị lợi dụng để xuyên tạc nội dung và ý nghĩa)

1. cho phép  nhập khẩu tạm thời:(temporal admission)[2]

“Cho phép nhập khẩu tạm thời “  là thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhất định, được đưa vào lãnh thổ Hải quan có điều kiện, được miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế nhập khẩu , hàng hoá đó phải được nhập khẩu với một mục đích cụ thể  và phải được dự định tái xuất trong một thời gian nhất định, mà không được thay đổi  nào, ngoại trừ hao mòn bình  thường do việc sử dụng  chúng

2.X uất khẩu trả lại(reexportation)[2]

Xuất khẩu trở lại ( Reexportation) thủ tục Hải quan đem trả lại vào lãnh thổ Hải quan cũ mặt hàng tr­­ước đây đã bị đ­­ưa ra từ lãnh thổ hải quan đó

3. Cho phép xuất khẩu  tạm thời( temporal admission)[2]

“Cho phép  xuất khẩu  tạm thời “ là thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhất định, được đưa ra  lãnh thổ Hải quan Việt nam  có điều kiện, được miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế xuất  khẩu , hàng hoá đó phải được  xuất  khẩu với một mục đích cụ thể  và phải được dự định tái nhập  trong một thời gian nhất định, mà  không được thay đổi  nào, ngoại trừ hao mòn bình  thường do việc sử dụng  chúng

4.   Nhập khẩu trở lại (reimportation)[2]

Nhập khẩu  trở lại  là thủ tục Hải quan đ­­ưa trả lại vào lãnh thổ Hải quan  cũ mặt hàng tr­­ước đây đã đ­­ưa ra khỏi vùng lãnh thổ đó.  

Bảng 9: Đề nghị Quốc hội cho sửa lại điều 29 Luật Thương mại[1]

Nghiên cứu kỹ điều  28 và điều 29 luật thương mại  số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005  và Quyết định số …01/2008/QD-BCT ngày 03/01/2008..ta thấy các tác giả  đã không hiểu  thế nào là “ lãnh thổ Hải quan”. Và sự khác nhau giữa lãnh thổ Hải quan và lãnh thổ quốc gia. Họ đã tách các khu chế xuất, khu bảo thuế ,khu thương mại –công nghiệp, các cảng biển quốc tế , các cảng hàng không quốc tế  ra khỏi lãnh thổ Hải quan.Nguy hiểm hơn, họ còn tách các khu vực trên ra khỏi lãnh thổ Việt nam, tùy tiện  bắt mọi người dân Việt nam coi các cảng Biển, Cảng Hàng không  trên đất nước mình  là lãnh thổ  khác, ngoài  luật thương mại Việt nam! rồi từ đó thao túng toàn bộ hoạt động xuất nhập khẩu .Để hiểu rõ vấn dề ,xin giới thiệu với bạn đọc  sự xuất hiện các loại hình cửa khẩu khác nhau nhưng hoàn toàn bình đẳng với nhau..Để hiểu rõ vấn đề đang trình bày, xin giới thiệu với bạn đọc một trích đoạn  trong bài “Hải quan là gì”?:

Bốn   loại hình cửa khẩu[5]

                           
“ Thuở ban đầu , các cửa khẩu nguyên nghĩa  chỉ là  cửa khẩu đường bộ,đường sông  và cảng biển. 
  Sau này khi đường sắt và đường Hàng không   phát triển và cùng với nó là các giao dich ngoại thương qua đường bưu điện, thì lúc đó người ta cũng chấp nhận có loại cửa khẩu đường sắt, cửa khẩu Bưu điện,các sân bay quốc tế là  loại cửa khẩu biến dạng loại I. 

 Khi giao lưu qua lại biên giới quá tải, bụôc người ta phải đưa hàng hoá vào một địa điểm sâu trong nội đia để kiểm tra, đây là loại loại cửa khẩu kéo dài,được nối với các cửa khẩu nguyên nghĩa hoặc các loại cửa khẩu loại I bằng 1 đường quá cảnh tới địa điểm Kiểm tra Hải quan trong nội địa gọi là  cửa khẩu biến dạng loại II. 

      Để tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất xuất khẩu, các nước đã thành lập các khu công nghiệp và khu chế xuất tập trung, đồng thời cũng bố trí lực lượng kiểm tra Hải quan tại chỗ, đây có thể coi là loại hình cửa khẩu biến dạng loại III.( xem bảng I) 

       Thông thường cơ quan Hải quan chỉ được xác lập ở những địa phương có cửa khẩu nguyên nghĩa hoăc cửa khẩu loại I. Từ ngày xuất hiện các khu công nghiệp và khu chế xuất-cửa khẩu biến dạng loại III với số thu có khi lớn hơn nhiều lần đối với một số cửa khẩu loại I và loại II, thì cơ quan Hải quan có thể được xác lập ở ngay những địa phương không có cửa khẩu nguyên nghĩa , như Đồng nai là một ví dụ. 

Các cửa khẩu chỉ khác nhau  ở nguyên nhân hình thành, còn khi đã được thành lập rồi thì nó hoàn toàn bình đẳng với nhau về mặt pháp lý.và đều thuộc lãnh thổ Hải quan Việt nam
 



Các loại hình cửa khẩu



1


Cửa khẩu nguyên nghĩa


-Cửa khẩu đường bộ
-Cửa khẩu cảng biển
-Cửa khẩu đường sông


2


Cửa khẩu biến dạng loại 1


 -Cửa khẩu đường sắt
-Cửa khẩu Bưu điện quốc tế
-Cảng Hàng không quốc tế


3


Cửa khẩu biến dạng loại II


-Địa điểm kiểm tra Hải quan trong nội địa
-Cảng cạn
-Kho Bảo thuế
-Cưả hàng miễn thuế


4


Cửa khẩu biến dạng loại III


-Khu Công nghiệp
-Khu chế xuất,gia công
-Đặc khu kinh tế


Bảng 10: 4 loại hình cửa khẩu khác nhau nhưng bình đẳng với nhau  về mọi quy chế[5]

Việc Luật Thương mại  quy định các cảng biển quốc tê,sân bay quốc tế, các kho bảo thuế  …là lãnh thổ nước ngoài để tùy tiện tiến hành buôn lậu qua biên giới  và tiếp tay cho buôn lậu là một việc làm chưa từng có trên toàn thế giới .

Điều 30 luật Thương mại về “Chuyển khẩu”: ” Chuyển khẩu” -nói rõ ra đó là”chuyển cửa  khẩu”, nó chỉ có thể diễn ra trong phạm vi lãnh thổ Hải quan Việt nam mà thôi, ví dụ từ Cảng Hải phòng chuyển khẩu vào cảng Sài gòn. Hàng hóa được chuyển khẩu từ cảng Hải phòng vào cảng Sài gòn  phải làm thủ tục quá cảnh Hải quan và chịu sự kiểm tra và giám sát Hải quan, không được phép bán!

  Chuyển cửa  khẩu” không được phép coi là một loại hình kinh doanh, vì nó dang chịu sự kiểm tra và giám sát của Hải quan, do đó điều 30 là sai hoàn toàn

Điều 30  thực chất là buôn bán xuyên lục địa , mà chỉ có những đại gia trường vốn mới làm được như vậy,nếu qua được sự kiểm tra của Hải quan và trốn được thuế thì bản chát của nó là buôn lậu quốc tế .Tại khoản a điều 30:Việc buôn hàng từ Hồng Công để bán sang New York đâu phải là chuyển khẩu, bản chất là buôn bán quốc tế,buôn xuyên lục địa,nếu nó qua được sự kiểm tra của Hải quan Hồng công và Hải quan Mỹ  và trốn được 2 lần thuế  thì quả là “siêu”!

Tại khoản b điều 30: Hàng hóa được buôn ở Hồng công, rồi đem bán sang New York, nhưng trước khi qua New York , nó có được đưa về một cảng Việt nam ( để không làm gì cả!) cũng không thể xem là “chuyển khẩu”.Khoản b điều 30 thật khó hiểu , không biết người ta đưa ra khoản này để làm gì nữa.Khoản c điều 30 càng vô lý: Hàng hóa được buôn từ Hồng công  để bán sang New York, nhưng không đưa thẳng sang New York mà lại đưa vào kho  bảo thuế ( Kho Ngoại quan) của Việt nam để không làm gì cả. Khoản c điều 30 là vô nghĩa, không thể coi là”chuyển khẩu”!

Đề nghị Quốc hội  cho bỏ điều 30 nguy hiểm này của luật thương mại

II. Về Luât Hải quan dự thảo

Điều 4: Giải thích từ ngữ: [1]

Những thuật ngữ này phải đựoc lấy từ cuốn thuật ngữ nghiệp vụ Hải quan do tổ chức Hải quan thé giới biên soan  hay lấy từ các công ước quốc tế mà Việt nam đã tham gia  như công ước Kyoto sử đổi  hay công ước HS- công ước về ngôn ngữ chung toàn cầu về hàng hóa

Trong luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1.      Hàng hóa là những động sản lưu thông trên thị trường thế giới được WCO mô tả trong công ước HS, mà mỗi mặt hàng luôn gắn liền với một mã 6 chữ số như hình và bóng [4] 

2.       -Xuất khẩu   (exportation)   là hành động mang ra khỏi lãnh thổ Hải quan một mặt hàng bất kỳ [2] 

3.      -xuất khẩu trả lại ( re-exportation)[tái xuất ] là đem trả lại vào lãnh thổ Hải quan cũ mặt hàng tr­­ước đây đã bị đ­­ưa ra từ lãnh thổ hải quan đó [2]

4.      -Nhập khẩu  ( importation) là hành động đ­­ưa vào vào lãnh thổ Hải quan một mặt hàng bất kỳ [2]

5.      - nhập khẩu  trả lại  (re-importation)[ tái nhập]  là đ­­ưa trả lại vào lãnh thổ Hải quan mặt hàng tr­­ước đây đã đ­­ưa ra khỏi vùng lãnh thổ đó.”  [2]

6.         Cho phép nhập tạm thời      (temporary admission)[2]

 “Cho phép nhập tạm thời    là thủ tục Hải quan đối với hàng hoá nhất định, được đưa vào lãnh thổ Hải quan có điều kiện, được miễn hoàn toàn hoặc một phần thuế nhập khẩu , hàng hoá đó phải được nhập khẩu với một mục đích cụ thể  và phải được dự định tái xuất trong một thời gian nhất định, ma không được thay đổi  nào, ngoại trừ hao mòn bình  thường do việc sử dụng  chúng. "

Cũng cần nói thêm: Thuật ngữ Hải quan thế giới không có khái niệm kép Tạm nhập- tái xuất , và dó đó không có loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất.

   7. Phân loại hàng hóa là việc áp dụng 6 quy tắc của công ước HS ,trong đó 5 quy tắc đầu dung để tìm ra thuật ngư mô tả tên nhóm gắn liền với mã 4 số như hình và bong, trong đó 2 số đầu là số thứ tự của chương, và 2 số sau thể hiện số thứ tự của mục của chương đó.Khi đã tìm được thuật ngữ mo tả Mục, thì áp dụng quy tắc thứ 6 để tìm thuật ngữ mô tả mặt hàng kèm một mã 6 số gắn với nó như hình và bong

    8.Quá cảnh:[3]

a,  quá cảnh nội địa:là việc vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát của Hải quan từ cửa khẩu này đến cửa khẩu khác theo một quãng đường ngắn nhất  trong lãnh thổ Hải quan Việt nam

b, quá cảnh  quốc tế : là việc vận chuỷên hàng hóa từ một cửa khẩu  của Việt nam theo một tuyến nhất định để sang một nước láng riềng, hoặc từ một  nước láng riềng quá cảnh Việt nam trở lại nước láng riềng đó qua một cửa khẩu khác

Điều 7.  Lãnh thổ Hải quan[2]

Lãnh thổ Hải quan  Hải quan bao gồm :

-các khu vực cửa khẩu đường bộ,

- ga đường sắt liên vận quốc tế kèm cá tuyến đường sắt nối giữa các ga đó với nhau

-cảng biển quốc tế,

- cảng sông quốc tế,

- cảng hàng không dân dụng quốc tế,

- bưu điện quốc tế  ,

-khu chế xuất,khu thương mại tự do, khu công nghiệp

- kho bảo thuế, các địa điểm làm thủ tục hải quan,  khu vực ưu đãi hải quan, các địa điểm kiểm tra hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong lãnh thổ và trên vùng biển thực hiện quyền chủ quyền của Việt Nam,

-địa điểm khác được phép xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh theo quy định của cơ quan có thẩm quyền,

Các tuyến đường  qúa cảnh  nối các cửa khẩu liền kề với nhau băng con đường ngắn nhất.

 -vùng nội thủy, lãnh hải ,vùng tiếp giáp lãnh hải ,các địa bàn khác theo quy định của pháp luật.

Tại vùng nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, cơ quan hải quan thực hiện hoặc phối hợp thực hiện tuần tra, kiểm soát để ngăn ngừa, xử lý hành vi vi phạm pháp luật hải quan theo thẩm quyền và quy định của pháp luật.

Điều 25.    Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu[4]

1. Phân loại hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu  nhằm mục đích thu đúng ,thu đủ cho ngân sách nhà nước , tránh cưỡng thu làm thiệt thòi cho doanh nghiệp.phục vụ công tác thống kê nhà nước về hàng thực xuất thực nhập.Phân loại hàng hóa là hoạt động nghiệp vụ Hải quan trên cơ sở 6 quy tắc chung của công ước HS ,trong đó 5 quy tắc đầu dùng để tìm ra thuật ngữ mô tả tên mục của chương gắn liền mã 4 số như hình và bóng, trong đó 2 số đầu là số thứ tự của chương, hai số sau là số thứ tự của mục nằm trong chương đó.Sau khi đã tìm được mục, dùng quy tắc thứ 6 để tìm thuật ngữ mô tả mặt hàng kèm mã 6 số như hình và bóng   nằm trong mục vừa tìm thấy .

2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan kiểm tra, xác định mã số hàng hóa căn cứ vào hồ sơ hải quan, kết quả kiểm tra hồ sơ, kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc căn cứ kết quả phân tích, phân loại. Trong trường hợp không chấp nhận mã số hàng hóa do người khai hải quan khai báo, cơ quan hải quan có quyền yêu cầu người đó cung cấp các tài liệu liên quan đến hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; hoặc lấy mẫu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu với sự chứng kiến của người khai hải quan để cơ quan hải quan sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật phân tích, phân loại và quyết định  Thuật ngữ mô tả hàng hóa  kèm mã 6 số  của HS; nếu người khai hải quan không đồng ý với kết quả phân tích, phân loại của cơ quan hải quan thì có quyền khiếu nại. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 27.   Xác định trước thuật ngữ mô tả  nhóm hàng kèm mã 4 số và thuật ngữ mô tả tên hàng kèm mã 6 số theo công ước HS, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan[4]

1. Trước khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan cung cấp các thông tin, chứng từ liên quan hoặc mẫu hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu cho cơ quan hải quan và đề nghị cơ quan hải quan xác định trước thuật ngữ mô tả  nhóm hàng kèm mã 4 số và thuật ngữ mô tả tên hàng theo công ước HS kèm mã 6 số , xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu.  

2. Cơ quan hải quan căn cứ vào các quy định của pháp luật về phân loại hàng hóa, xuất xứ, trị giá hải quan và các thông tin, chứng từ hoặc mẫu hàng hóa do người khai hải quan cung cấp để xác định mã số, xác nhận xuất xứ, xác định trị giá hải quan và có văn bản thông báo cho người khai hải quan kết quả xác định trước. Trong trường hợp không đủ cơ sở hoặc thông tin để xác định theo yêu cầu của người khai hải quan, cơ quan hải quan thông báo cho người khai hải quan hoặc đề nghị bổ sung thêm thông tin, tài liệu.

3. Văn bản thông báo kết quả xác định trước là văn bản có giá trị sử dụng để khai hải quan và làm thủ tục hải quan khi hàng hóa thực xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với thông tin, tài liệu hoặc mẫu hàng hóa mà người khai hải quan đã cung cấp.

4. Chính phủ quy định cụ thể về điều kiện xác định trước thuật ngữ mô tả tên nhóm hàng và thuật ngữ mô tả tên hàng theo HS, xác nhận trước xuất xứ, xác định trước trị giá hải quan quy định tại điểm b khoản 1 Điều 18 và trình tự, thủ tục thực hiện xác định trước, thời hạn hiệu lực của văn bản xác định trước tại Điều này.

Điều 46.   Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa kinh doanh tạm nhập –tái xuất[1]

Điều 46 sai trầm trọng về nghiệp vụ Hải quan. Trên toàn thế giới người ta đều hiểu hàng được phép nhập tạm thời không được phép kinh doanh

Toàn thế giới cũng không có động từ ghép “ Tạm nhập- tái xuất.”Công ước Kyoto sửa đổi cũng không có khái niệm này. Tự điển thuật ngữ Hải quan thê giới cũng không có khái niêm này

Đề nghị từ nay trở đi, để tránh bị lợi dụng, không dung khái niệm tạm nhập tái xuất nữa, mà nói rõ: Cho phép nhập khẩu tạm thời ( Temporal importation)  và xuất  khẩu trở lại(Re exportation)Đề nghị bỏ điều 46

Điều 48.   Kiểm tra giám sát hải quan đối với hàng hóa  nhập khẩu tạm thời, xuất khẩu khẩu tạm thời

Hàng hóa được phép  xuất khẩu tạm thời  hoặc nhập khẩu tạm thời  là những mặt hàng sau:[3]

1. Hàng triển lãm, hội chợ, hội nghị và các sự kiện tương tự   ( Phụ lục B1 Công ước Kyoto)

2. Thiết bị chuyên nghiệp   (. Phụ lục B2 Công ước Kyoto)

3. Các thùng chứa, tấm nâng hàng, bao bì, mẫu và các hàng hoá khác nhập khẩu liên quan với hoạt động thương mại .( Phụ lục B3 Công ước Kyoto)

4. Hàng hoá nhập khẩu cho mục đích giáo dục,khoa học, văn hoá.( Phụ lục B5 công ước Kyoto)

5. Hành lý cá nhân  của khách du lịch và hàng hoá tạm nhập với mục đích thể thao.( Phụ lục B6 Công ước Kyoto.)

6.Tài liệu quảng cáo du lịch(.Phụ lục B7 Công ước Kyoto)

7. Hàng tạm nhập là phương tiện giao thông biên giới.(Phụ lục B8 Công ước Kyoto)

8. Hàng tạm nhập vì mục đích nhân đạo ( Phụ lục B9)

9. Phương tiện vận tải (. Phụ lục C)

10. Động vật.( Phụ lục D)

b.hàng hóa được phép tạm xuất khẩu phải được tái nhập  về Việt nam  cho chính chủ sau thời hạn được phép

c.Nghiêm cấm buôn bán hàng hóa được phép tạm thời xuất khẩu

d. Hàng hóa được phép nhập tạm thời phải tái xuất trở lại  lãnh thổ Hải quan tạm  xuất nó về đúng chính chủ

e. Nghiêm cấm buôn bán hàng hóa được phép tạm thời nhập khẩu

g, các phương tiện công vụ đi theo cán bộ ngoại giao cứ 6 tháng một lần phải mang xe đên trụ sở Hải quan gần nhất để kiểm tra định kỳ.Hải quan phải thông báo 6 tháng trước khi chiếc xe đó  phải xuất khẩu trở lại theo chủ  do người xử dụng đã hsắp hết nhiệm kỳ.

2. Hàng hoá tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.

3. Hàng hoá tạm xuất khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan có thể được tái nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai tái nhập, tái xuất.

4. Hàng hoá tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hoá tạm nhập khẩu mà không tái xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu; nếu thuộc danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện phải thực hiện theo quy định của pháp luật về hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu có điều kiện.

5. Chính phủ quy định cụ thể về hồ sơ hải quan, thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát, quản lý hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu

           Thử hỏi, nếu đại sứ Trung quốc muốn đem sang Việt nam trong nhiệm kỳ một con chó ngao tây tạng trị giá hàng triệu USD, ông ta có được tạm nhập con chó ấy  hay không?

            Thử hổi: Ngài Đại sứ Mỹ có chiếc xe công vụ  Roll Róys  hiện đại  trị giá hàng chục tỷ ,bị hỏng một phụ tùng cực hiếm, thử hỏi ông ta có được tạm nhập phụ tùng để thay thế sửa chữa chiếc xe  công vụ đó không?

              Thử hỏi ca sĩ Thủy tiên có chiếc đồng hồ trị giá 4 tỷ VNĐ do Công Vinh tặng, nếu đi du lịch sang Thái lan,nếu không khai báo tạm xuất chiếc đồng hồ trên thì Hải quan Việt nam hoàn toàn có quyền thu thuế xuất khẩu chiếc đồng hồ này, nếu ca sĩ khai báo tạm xuất chiếc đồng hồ trong thời gian du lịch bên Thái lan, nhưng khi về không có nữa, thì Hải quan truy thu 100% thuế xuất khẩu chiệc đồng hồ, ngoài ra ca sĩ còn chịu phạt  vì đã vi phạm luật Hải quan. .Sang đất Thái lan, cô ca sĩ cũng phải khai báo tạm nhập chiếc đồng hồ trong thời gian lưu trú ở Thái lan.và tiếp tục các trình tự  ngược lại….

Cho nên nếu không nêu được  cụ thể các trường hợp  như công ước Kyoto ,thì chỉ cần nêu những định nghĩa chuẩn mực là đủ, còn đã nêu thì phải nêu cho hết.

Việc định nghĩa tùy tiện những khái niệm cơ bản về nghiệp vụ Hải quan, việc cố tình gán ghép các thủ tục hải quan khác nhau, độc lập với nhau  vì lợi ích nhóm là nguyên nhân sâu xa gây bất công xã hội, phân hóa giầu nghèo, gây rối loạn thị trường , gây bất an xã hội ,ảnh hưởng tới an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội ,là tiếp tay cho buôn lậu, và  tham nhũng

Có người phát biểu: Việt nam , nạn tham nhũng  diễn ra tinh vi và trắng trợn quả là rất đúng[]

Qua thực tế ở Việt nam, tôi xin phép được bổ xung:” Ở Việt nam buôn lậu và tham nhũng đã trở thành quốc nạn,diễn ra tinh vi và trắng trợn”

Tinh vi vì lợi ích nhóm đã len lỏi thao túng được  thượng tầng kiến trúc của chế độ để giải thích tùy tiện ngữ nghĩa tiếng Việt và  biến những  khái niệm   tùy tiện đó  thành luật , nó trắng trơn vì nó đã dùng luật,nghị định, quy chế  để  trói tay  Hải quan Việt nam  ,tha hồ lộng hành buôn lậu xuyên quốc gia thông qua cái được gọi là” tạm nhập tái xuất “

Vì chưa ở đâu người ta đưa được  buôn lậu xuyên quốc gia vào luật, vào Nghị định chính phủ và và các quy chế ; chưa ở đâu người ta có thể dùng luật để bịt mắt Hải quan , trừ ở Việt nam

Mục 6[1]

KIỂM TRA, GIÁM SÁT HẢI QUAN ĐỐI VỚI HÀNG HÓA TẠI KHO BẢO THUẾ,ĐỊA ĐIỂM THU GOM HÀNG LẺ

Đề nghi  bỏ loại hình kho ngoại quan , cả thế giới không có loại hình này. Công ước Kyoto cũng không có loại hình này.Thuật ngữ nghiệp vụ do tổ chức Hải quan thé giới biên soan cũng không có khái niệm này,mà thủ tục Hải quan thì giống nhau

 Điều 62.    kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Kho bảo thuế là kho của chủ hàng dùng để chứa hàng hoá hoặc nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan nhưng chưa nộp thuế.

Nguyên vật liệu nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được lưu giữ tại kho bảo thuế trong thời gian không quá 12 tháng kể từ ngày gửi vào kho trường hợp có lý do chính đáng theo yêu cầu của chu trình sản xuất kinh doanh thì được gia hạn phù hợp.

3. Địa điểm thu gom hàng lẻ là khu vực kho, bãi dùng để thực hiện các hoạt động thu gom, chia, tách hàng hoá của nhiều chủ hàng hoá được vận chuyển chung trong một container.

a) Hàng hoá được đưa vào địa điểm thu gom hàng lẻ là hàng hóa xuất khẩu đã hoàn thành thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký tờ khai hải quan nhưng việc kiểm tra thực tế hàng hoá được thực hiện tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

b) Hàng hóa được lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ trong thời hạn không quá 90 ngày, kể từ ngày được gửi vào địa điểm thu gom hàng lẻ.

4. Chính phủ quy định cụ thể hoạt động của  kho bảo thuế và địa điểm thu gom hàng lẻ.

Điều 63.   Điều kiện thành lập  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nhà máy của doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu.

2. Chính phủ quy định cụ thể về quy hoạch hệ thống kho ngoại quan, kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ; về điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập, thời gian hoạt động, tạm dừng, chấm dứt hoạt động của  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.

3. Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ra quyết định thành lập, gia hạn thời gian hoạt động, tạm dừng và chấm dứt hoạt động  kho bảo thuế, địa điểm thu gom hàng lẻ.

Điều 64.   Quyền và nghĩa vụ của chủ  kho bảo thuế, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ[1]

1. Chủ kho bảo thuế:

a) Lưu giữ hàng hóa là nguyên liệu, nhiên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chủ kho bảo thuế.

b) Được sắp xếp, đóng gói lại, di chuyển hàng hóa trong kho bảo thuế.

c) Thông báo cho cơ quan hải quan trước khi nguyên liệu, vật tư trong kho bảo thuế đưa vào sản xuất.

d) Định kỳ hàng quý thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan nơi đặt kho bảo thuế về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của kho bảo thuế.

2. Chủ hàng hóa và doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ

a) Chủ hàng hóa được chuyển quyền sở hữu hàng hoá, đóng gói, đóng gói lại, gia cố, sửa chữa, bảo quản hàng hoá tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

b) Doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ được thực hiện hoạt động chia tách, đóng ghép các lô hàng của nhiều chủ hàng được vận chuyển chung trong một container, sắp xếp, sắp xếp lại hàng hóa lưu giữ tại địa điểm thu gom hàng lẻ.

Định kỳ hàng quý doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ phải thông báo bằng văn bản với Cục Hải quan nơi đặt địa điểm thu gom hàng lẻ về hiện trạng hàng hoá và tình hình hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ.

3. , chủ kho bảo thuế, doanh nghiệp kinh doanh địa điểm thu gom hàng lẻ có trách nhiệm thực hiện chế độ kế toán, thống kê hàng hóa theo quy định, trang thiết bị để quản lý hàng hóa bằng phương thức điện tử và nối mạng với cơ quan hải quan để thực hiện việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.

Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn và tổ chức thực hiện khoản này phù hợp với thực tế.

 Điều 66.   Tuyến đường quá cảnh , thời gian vận chuyển [1]

A,Tuyến  quá cảnh nội địa: là đường ngắn nhất nối liền giữa hai cửa khẩu liền kề,thuộc lãnh thổ Hải quan

B,Tuyến  Quá cảnh quốc tế: là đoạn đường ngắn nhất nối một cửa khẩu Viêt nam với một cửa khẩu của nước láng riềng. Trong nhiều trường hợp tuyến quá cảnh nội địa trùng với tuyến quá cảnh quốc tế. Bộ GTVT cùng bộ Tài chính thống nhất trình chính phủ duyết các đường quá cảnh quốc tế và tuyến quá cảnh nội địa. [3]

Điều 85.   Thanh tra chuyên ngành về hải quan[1]

Đề nghị bỏ điều này , nó là tổ chức phục vụ riêng thủ trưởng ngành làm trong sạch nội bộ, không liên quan tới luật Hải quan

III.Đôi điều về công ước Kyoto sửa đổi

Về công ước quốc tế “đơn giản hóa và hài hòa hóa các thủ tục Hải quan” :

Công ước Kyoto sửa đổi được coi là một cơ sở pháp lý hoàn thiện cho một thủ tục Hải quan hiện đại và hiệu quả trong thế kỷ 21.Nếu thực hiện ,nó sẽ cung cấp cho thương mại quốc tế khả năng dự đoán và hiệu quả theo yêu câu của thương mại hiện đại .Công ước Kyoto sửa đổi được xây dựng trên nguyên tắc điều  chỉnh quan trọng,trong số đó là:

-          Tính minh bạch và khả năng dự đoán của các ứng xử Hải quan

-          Tiêu chuẩn hóa và đơn giản hóa việc kê khai hàng hóa và các tài liệu hỗ trợ

-          Thủ tục đơn giản hóa cho người được ủy quyền

-          Sử dụng tối đa công nghệ thông tin

-          Hải quan chỉ cần kiểm tra tối thiểu để đảm bảo tuân thủ các quy định

-          Xây dựng quản lý rủi ro và kiểm soát, kiểm toán

-          Phối hợp cộng tác chặt chẽ với các cơ quan tại cửa khẩu

-          Hỗ trợ cho các hoạt đọng thương mại

Công ước Kyoto sửa đổi bao gồm: Nghị định thư  sửa đổi công ước 1973, thân công ước , phụ lục chung , và phụ lục riêng.[3]

Phụ lục chung(  General Annex mà người ta quen gọi là phụ lục tổng quát) là những thủ tục hành chính phổ biến cho mọi ngành nói chung, Phụ lục chung có 10 chương liên quan đến khai báo,kiểm tra chứng từ, thu thuế ,các biện pháp an ninh, cơ chế khiếu nại và giải quyết khiếu nại

Phụ lục riêng , ( một số người dịch specific  Annex  là phụ lục đặc thù) giải quyết 10 vấn đề :

1.Hàng hóa vào lãnh thổ Hải quan:-thủ tục trước khi nộp tờ khai hàng hóa,tạm lưu hàng hóa

2. Nhập khẩu;

3.Xuất khẩu;

4.Kho Hải quan , khu kinh tế tự do;

5.Quá cảnh,chuyển tải, vận chuyển dọc bờ biển;

6.Gia công chế biên:Gia công chế biên trong nước,gia công chế biên ở nước ngoài, hoàn thuế, gia công hàng hóa cho nội địa;

7.Cho phép nhập khẩu tạm thờì;

8. Vi pham Hải quan;

9. Các thủ tục dặc biệt : hành khách xuất nhập cảnh,Bưu phẩm bưu kiện ,công cụ vận tải xuất nhập cảnh ,cửa hàng miễn thuế,hàng  cứu trợ;

10.Nguồn gốc xuất xứ

 Rất tiếc là vừa qua Việt nam mới ký kết thi hành phụ  lục chung, còn đang bảo lưu phụ lục riêng.

Tuy nhiên cho dù chưa ký phụ lục riêng, nhưng những vấn đề của phụ lục riêng giải quyết hoàn toàn mang tính thông lệ quốc tế  và hợp với lẽ phải nên bảo lưu không có nghĩa là được phép làm trái với thông lệ quốc tế. Nhưng để tránh những tùy tiện như trong thời gian vừa qua,để có một phương tiện pháp lý ngăn chăn có hiệu quả  việc lợi dụng pháp luật để vô hiệu hóa Hải quan,tôi đề nghị nhà nước sớm ký nốt phần còn lại của công ước Kyoto sửa đổi, tức phụ lục riêng của công ước này

Bảo lưu phần quan trọng nhất của công ước Kyoto sửa đổi là một thiếu sót lớn của các chuyen gia tham mưu cho Nhà nước.

Trên đây là những ý kiến đóng góp của tôi vào bản dự thảo sửa đổi luật Hải quan

Cảm ơn sự quan tâm của quý vị

Tài liệu tham khảo:

  1. TCHQ:Bản dự thảo sửa đổi Luật Hải quan
  2. WCO: Glossary of international customs terms
  3. WCO: Revised Tokyo Convention
  4. WCO: HS Cnvention
  5. Trần Nguyên Chẩn: Hải quan là gì
  6.  Luật Thương mại 2005


Các văn bản liên quan