I. Luật Xây Dựng |
1. |
Điều 40a |
Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình |
Bổ sung Điều 40a như sau:
“1. Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư.
2. Chính phủ quy định yêu cầu, nội dung và tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình.” |
Nghị định 12 đã quy định “dự án sử dụng vốn nhà nước trên 50% tổng mức đầu tư thì phải được giám sát, đánh giá đầu tư. Đối với dự án sử dụng vốn khác, việc giám sát, đánh giá đầu tư do người quyết định đầu tư quyết định” (Điều 14).
Đề nghị làm rõ: việc giám sát, đánh giá đầu tư có áp dung đối với dự án sử dụng vốn nhà nước dưới 50% tổng vốn đầu tư hoặc không sử dụng vốn nhà nước.
. |
2. |
Điều 59 |
Thẩm định và phê duyệt thiết kế xây dựng (gồm thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công)
Quy định hiện hành:
Điều 59. Thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình
1. Thiết kế cơ sở phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về xây dựng tổ chức thẩm định khi phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các bước thiết kế tiếp theo do chủ đầu tư tổ chức thẩm định, phê duyệt, nhưng không được trái với thiết kế cơ sở đã được phê duyệt.
3. Người thẩm định, phê duyệt thiết kế phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả thẩm định, phê duyệt của mình.
4. Chính phủ quy định thẩm quyền, nội dung thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng công trình. |
Quy định sửa đổi:
“1. Thiết kế xây dựng phải được thẩm định và phê duyệt. …
2. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư tự chịu trách nhiệm về việc thẩm định thiết kế cơ sở khi thẩm định dự án để quyết định đầu tư. Trong trường hợp cần thiết thì gửi hồ sơ lấy ý kiến các cơ quan liên quan về thiết kế cơ sở….” |
Cần làm rõ những trường hợp cần thiết phải xin ý kiến của cơ quan nhà nước trước khi thẩm định thiết kế cơ sở.
|
II. Luật Đầu Tư |
1. |
Điều 3 Khỏan 6 |
Khái niệm về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai (theo quy định hiện nay, nhà đầu tư nước ngòai có 1 % trở lên trong vốn cổ phần của doanh nghiệp, doanh nghiệp đó cũng được coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai)
Điều 3 Giải thích từ ngữ
…
6. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam; doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại. |
Quy định rõ tỉ lệ, dự kiến nhà đầu tư nước ngòai có cổ phần từ 30% trở lên, thì doanh nghiệp đó mới là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngòai
[Vẫn chưa có điều khoản cụ thể về quy định này] |
Tỷ lệ cổ phần của nước ngoài nên là 30% hay 49% ?
Tỷ lệ sẽ được tính như thế nào trong trường hợp một liên doanh góp vốn thành lập một liên doanh mới với một nhà đầu tư nước ngoài khác?
Doanh nghiệp trong đó bên nước ngoài chiếm ít hơn 30% sẽ không coi là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu nhà đầu tư nước ngoài tăng phần vốn góp trên 30% vốn điều lệ, thủ tục áp dụng thế nào? Được coi là doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài?
Cần sửa đổi các điều liên quan (điều 50) của Luật Đầu tư. |
2. |
Khỏan 1 điều 29 |
Về lĩnh vực đầu tư có điều kiện
Điều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện bao gồm:
a) Lĩnh vực tác động đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;
b) Lĩnh vực tài chính, ngân hàng;
c) Lĩnh vực tác động đến sức khỏe cộng đồng;
d) Văn hóa, thông tin, báo chí, xuất bản;
đ) Dịch vụ giải trí;
e) Kinh doanh bất động sản;
g) Khảo sát, tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên; môi trường sinh thái;
h) Phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo;
i) Một số lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.
2. Đối với nhà đầu tư nước ngoài, ngoài các lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều này, các lĩnh vực đầu tư có điều kiện còn bao gồm các lĩnh vực đầu tư theo lộ trình thực hiện cam kết quốc tế trong các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên.
5. Căn cứ vào yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ và phù hợp với các cam kết trong điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện, các điều kiện liên quan đến việc thành lập tổ chức kinh tế, hình thức đầu tư, mở cửa thị trường trong một số lĩnh vực đối với đầu tư nước ngoài. |
Sửa đổi điều kiện đầu tư theo hướng không thống kê danh mục các dự án đầu tư có điều kiện mà quy định các điều kiện đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và cam kết quốc tế
Điều 29. Đầu tư có điều kiện
1. Nhà đầu tư chỉ được tiến hành hoạt động đầu tư khi đáp ứng được các điều kiện đầu tư quy định tại pháp luật chuyên ngành và cam kết quốc tế.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
3. Chính phủ quy định cụ thể về việc áp dụng điều kiện đầu tư |
Do các nhiều văn bản qui định chồng chéo, nhà đầu tư rất khó xác định các lĩnh vực đầu tư có điều kiện. Đề nghị các cơ quan đăng ký kinh doanh công bố danh mục các lĩnh vực đầu tư có điều kiện để nhà đầu tư tiện tham khảo. |
3. |
Khỏan 4 điều 29 |
Quy định về việc nhà đầu tư nước ngòai được áp dụng điều kiện như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư việt nam sở hữu từ 51% vốn điều lệ của doanh nghiệp trở lên
Điều 29. Lĩnh vực đầu tư có điều kiện
…
4. Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện đầu tư như nhà đầu tư trong nước trong trường hợp các nhà đầu tư Việt Nam sở hữu từ 51% vốn Điều lệ của doanh nghiệp trở lên. |
Xem xét bỏ, vì hiện nay còn có sự khác nhau giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngòai, tiêu chí xác định sự khác nhau không chỉ phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn, mà còn phụ thuộc vào quy mô, hình thức đầu tư và phạm vị hoạt động...
Điều 29. Đầu tư có điều kiện
1. Nhà đầu tư chỉ được tiến hành hoạt động đầu tư khi đáp ứng được các điều kiện đầu tư quy định tại pháp luật chuyên ngành và cam kết quốc tế.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã đầu tư trong các lĩnh vực không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhưng trong quá trình hoạt động, lĩnh vực đã đầu tư được bổ sung vào Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư vẫn được tiếp tục hoạt động trong lĩnh vực đó.
3. Chính phủ quy định cụ thể về việc áp dụng điều kiện đầu tư |
Đây là một điều khoản tiến bộ của Luật đầu tư và được các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao. Không nên bỏ. |
4. |
Khoản 1 Khoản 2 Điều 38 |
Điều 38. Thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư
1. Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư quy định tại Điều 45 của Luật này, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu xác nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện thẩm tra đầu tư quy định tại Điều 47 của Luật này đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư. |
Sửa đổi bổ sung một số quy định
1. Đối với dự án đầu tư trong nước không làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư mà vẫn thuộc diện được hưởng ưu đãi đầu tư, nhà đầu tư căn cứ vào các ưu đãi và điều kiện ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật để tự xác định ưu đãi và làm thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Đối với dự án đầu tư trong nước tiến hành thủ tục cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư, cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư. |
Cần làm rõ thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư vì trên thực tế thủ tục này rất phức tạp.
Đề nghị áp dụng điều khoản này đối với các nhà đầu tư nước ngoài. |
5. |
Điều 45 |
Về cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư trong nước
Điều 45. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước
1. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư.
2. Đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư từ mười lăm tỷ đồng Việt Nam đến dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư theo mẫu tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh.
Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đầu tư thì cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
3. Nội dung đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
4. Nhà đầu tư đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư. |
Sửa đổi theo hướng quy định thủ tục đơn giản hơn hoặc chỉ đăng ký đầu tư, không thẩm tra cấp chứng nhận đầu tư
Điều 45. Thủ tục đầu tư đối với Dự án đầu tư trong nước
1. Dự án đầu tư trong nước không phải làm thủ tục cấp GCNĐT.
2. Đối với những dự án từ 15 tỷ trở lên thì phải đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Trường hợp nhà đầu tư có đủ điều kiện hưởng ưu đãi đầu tư và có yêu cầu cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư thì làm thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.
4. Chính phủ quy định trình tự, thủ tục, nội dung đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước. |
Trong trường hợp đăng ký đầu tưdự án từ 15 tỷ trở lên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhà đầu tư cần làm thủ tục gì và được cấp giấy gì ? |
6. |
Điều 46, 48 |
Về năng lực tài chính và thẩm tra năng lực tài chính (hiện tại nhà đầu tư tự khai, tự chịu trách nhiệm, không yêu cầu thẩm tra)
Điều 46. Thủ tục đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài
1. Đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô vốn đầu tư dưới ba trăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư làm thủ tục đăng ký đầu tư tại cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Văn bản về các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 45 của Luật này;
b) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
c) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
3. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ.
Điều 48. Thủ tục thẩm tra đối với dự án có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện
1. Hồ sơ dự án bao gồm:
a) Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
b) Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d) Giải trình kinh tế - kỹ thuật với các nội dung về mục tiêu, địa điểm đầu tư, nhu cầu sử dụng đất, quy mô đầu tư, vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, giải pháp công nghệ, giải pháp về môi trường;
đ) Đối với nhà đầu tư nước ngoài, hồ sơ còn bao gồm hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
2. Nội dung thẩm tra bao gồm:
a) Sự phù hợp với quy hoạch kết cấu hạ tầng - kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử dụng khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác;
b) Nhu cầu sử dụng đất;
c) Tiến độ thực hiện dự án;
d) Giải pháp về môi trường. |
Thống nhất lại yêu cầu về báo cáo tài chính, báo cáo năng lực tài chính chủ đầu tư, quy định kiểm tra năng lực tài chính chặt chẽ hơn)...
Điều 46
2. Hồ sơ đăng ký đầu tư bao gồm:
a) Tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
b) Mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư;
c) Vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án;
d) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường;
đ) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (nếu có).
e) Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư;
f) Hợp đồng liên doanh hoặc hợp đồng BCC, Điều lệ doanh nghiệp (nếu có).
[chưa có quy định cụ thể về sửa đổi điều 48] |
Cần làm rõ tài liệu nào thể hiện (i) mục tiêu, quy mô và địa điểm thực hiện dự án đầu tư; (ii) vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án; (iii) Nhu cầu sử dụng đất và cam kết về bảo vệ môi trường; (iv) Kiến nghị ưu đãi đầu tư (đơn xin cấp giấy chứng nhận đầu tư?)? Tài liệu nào chứng minh năng lực tài chính (báo cáo tài chính, thư ngân hang hay bảo lãnh công ty mẹ?) |
III. Luật Đấu Thầu |
1. |
Khoàn 1 Điều 20 (Chỉ định thầu) |
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
c) Gói thầu thuộc dự án bí mật quốc gia; dự án cấp bách vì lợi ích quốc gia, an ninh an toàn năng lượng do Thủ tướng Chính phủ quyết định khi thấy cần thiết; |
Chỉ định thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
c) Gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia; cấp bách vì lợi ích quốc gia theo quy định của Chính phủ; |
Chính phủ cần phải quy định rõ thế nào là “gói thầu mang tính chất bí mật quốc gia” và “cấp bách vì lợi ích quốc gia” |
2. |
Khoản 3 Điều 42 (Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng) |
Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định |
Trường hợp việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư xem xét việc lựa chọn nhà thầu xếp hạng tiếp theo. Trường hợp các nhà thầu xếp hạng tiếp theo cũng không đáp ứng yêu cầu thì xem xét xử lý tình huống theo quy định |
Đề nghị quy định rõ hơn như thế nào “xem xét xử lý tình huống theo quy định” |
3. |
Điều 57 (Điều chỉnh hợp đồng) |
1. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng đối với hình thức hợp đồng theo đơn giá, hình thức hợp đồng theo thời gian và được thực hiện theo quy định sau đây:
a) Trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách về thuế, tiền lương ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng thì được điều chỉnh theo các chính sách này kể từ thời điểm các chính sách này có hiệu lực;
b) Trường hợp có khối lượng, số lượng tăng hoặc giảm trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng trong phạm vi của hồ sơ mời thầu và không do lỗi của nhà thầu gây ra thì việc tính giá trị tăng hoặc giảm phải căn cứ vào đơn giá của hợp đồng;
c) Trường hợp giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị nêu trong hợp đồng do Nhà nước kiểm soát có biến động lớn ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện hợp đồng thì phải báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký và phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được vượt dự toán, tổng dự toán hoặc giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu được duyệt, trừ trường hợp được người có thẩm quyền cho phép.
3. Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu thì chủ đầu tư thoả thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định. Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật này. |
1.Việc điều chỉnh hợp đồng được thực hiện thông qua điều chỉnh khối lựợng công việc, thời gian và điều chỉnh giá hợp đồng.
2. Điều chỉnh khối lượng công việc, thời gian:
a) Đối với gói thầu áp dụng hình thức hợp đồng theo đơn giá hoặc theo thời gian, việc điều chỉnh căn cứ theo khối lượng công việc hoặc thời gian thực tế nhà thầu đã thực hiện ít hơn hoặc nhiều hơn khối lượng công việc nêu trong hợp đồng.
b) Trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài quy định trong hợp đồng mà không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc tổng mức đầu tư thì chủ đầu tư thỏa thuận với nhà thầu đã ký hợp đồng để tính toán bổ sung các công việc phát sinh và ký kết phụ lục bổ sung hợp đồng. Trường hợp thỏa thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu.
3. Điều chỉnh giá hợp đồng:
Việc điều chỉnh giá hợp đồng chỉ được thực hiện trong trường hợp Nhà nước thay đổi chính sách thuế, do biến động giá đột biến có ảnh hưởng trực tiếp đến giá hợp đồng hoặc hợp đồng có thời gian thực hiện trên 18 tháng.
Trong hợp đồng cần phải quy định rõ nội dung điều chỉnh, phương pháp và thời gian tính điều chỉnh, cơ sở dữ liệu đầu vào để tính điều chỉnh.
4. Việc điều chỉnh hợp đồng chỉ áp dụng trong thời gian thực hiện hợp đồng theo hợp đồng đã ký. Giá hợp đồng sau điều chỉnh không được làm tăng tổng mức đầu tư đã duyệt.
5. Chính phủ quy định chi tiết việc điều chỉnh hợp đồng. |
Khoản 4 sửa đổi: giá hợp đồng sau điều chỉnh không được làm tăng tổng mức đầu tư đã duyệt. Quy định này mâu thuẫn với quy định tại khoản 2 điều 40 sửa đổi của Luật Xây dựng, trong đó, cho phép người có thẩm quyền quyết định việc điều chỉnh dự án làm tăng tổng mức đầu tư đã duyệt. Cụ thể là, “Khi điều chỉnh dự án làm thay đổi địa điểm, quy mô, mục tiêu dự án hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì chủ đầu tư phải báo cáo người quyết định đầu tư quyết định”. Đề nghị sửa lại cho thống nhất. |
4. |
Bổ xung |
Theo Luật đầu thầu, các dự án sử dụng vốn nhà nước phải thực hiện đầu thầu. |
|
Cần làm rõ phạm vi của các dự án sử dụng vốn nhà nước. Khi một liên doanh có cổ đông là doanh nghiệp nhà nước chiếm hơn 30% vốn góp thì phải thực hiện đầu thầu ? |
IV. Luật Doanh Nghiệp |
1. |
Điều 20 |
Quy định Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. |
Đề nghị tách riêng thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục đăng ký đầu tư
[Bỏ điều 20] |
Qui định này có thể làm nhà đầu tư nước ngoài mất nhiều thời gian hơn để có thể đầu tư 1 dự án tại Việt Nam. Đề nghị tham vấn ý kiến của các nhà đầu tư nước ngoài. |