Đề nghị bỏ giấy phép mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo hình thức đầu tư trực tiếp

Thứ Sáu 13:05 02-06-2006

Qua nghiên cứu Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư (lần 11),Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) đề nghị bỏ loại giấy phép mua cổ phần , sáp nhập, mua lại doanh nghiệp theo hình thức đầu tư trực tiếp :
 
I/ Căn cứ theo Điều 79  trong Dự thảo có nội dung như sau :
 
Điều 79. Thủ tục mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp

Nhà đầu tư  mua cổ phần, sỏp nhập, mua lại doanh nghiệp theo hỡnh thức đầu tư trực tiếp qui định tại Điều 11 của Nghị định này phải giải trình cho cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư  về những nội dung chủ yếu sau:

1.  Tên, địa chỉ doanh nghiệp, chi nhánh doanh nghiệp được cổ phần hóa, bán; quyết định của hội đồng thành viên về việc bán cổ phần, bán doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh;

2.  Tên, địa chỉ của các bên giao dịch dự kiến, kể cả thông tin liên hệ, thông tin chung về ngành, lĩnh vực giao dịch;

3.  Mô tả ngắn gọn về giao dịch;

4.  Bản giải trình phân tích ảnh hưởng của giao dịch đến thị trường Việt Nam, đặc biệt là các yêu cầu hạn chế qui định tại Điều 11 của Nghị định này.
          
II/ Bình luận về nội dung qui định tại Điều 79:
 
- Mua cổ phần tại doanh nghiệp thường diễn ra 2 hình thức : Hình thức thứ nhất là việc mua bán giữa các nhà đầu tư và cổ đông hiện hữu mà không làm thay đổi vốn điều lệ, đây là sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư với nhau ; Hình thức thứ hai là mua theo thoả thuận giữa nhà đầu tư và doanh nghiệp khi doanh nghiệp phát hành cổ phiếu hay tăng vốn điều lệ. Việc mua bán cổ phần là quyền của các nhà đầu tư với nhau miễn là tuân theo qui định pháp luật, vậy tại sao phải đi giải trình với cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư để xin ý kiến chấp thuận ?
 
- Vấn đề mua lại doanh nghiệp cũng là sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư với nhau, thể hiện quyền hạn của nhà đầu tư, vậy tại sao phải giải trình với Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư hàng loạt những thủ tục rất mơ hồ và khó hiểu.
 
- Vấn đề sáp nhập doanh nghiệp cũng là quyền hạn của các doanh nghiệp với nhau, vậy tại sao phải đi xin phép Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư ?
 
- VAFI đồng thuận với Điều 11 của Dự thảo qui định về nội dung mua cổ phần, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp, trong đó có qui định khi nhà đầu tư thực hiện việc sáp nhập , mua lại doanh nghiệp mà có thị phần lớn hơn 30% thì phải có ý kiến cơ quan cạnh tranh. Qui định như Điều 11 là đủ, qui định thêm Điều 79 vừa thừa hay nói đúng hơn là có hại cho môi trường đầu tư, ngăn cản quyền tự do kinh doanh .
 
-  Mặt khác khi nhà đầu tư thực hiện mua lại doanh nghiệp, sáp nhập thì cũng tuân theo thủ tục của Luật Doanh nghiệp, tức là nhà đầu tư mới phải đăng ký điều chỉnh giấy phép kinh doanh .
 
- VAFI không hiểu việc ban hành những nội dung tại Điều 79 nhằm mục đích gì ? Và xin khẳng định rằng không phải vì mục tiêu quản lý nhà nước.
 
* Tóm lại nội dung  Điều 79 thực chất đẻ ra 1 loại giấy phép con mà từ trước tới nay không có với tên gọi “ Giấy phép mua cổ phần , sáp nhập, mua lại doanh nghiệp đối với đầu tư trực tiếp. Việc ban hành loại giấy phép này là hoàn toàn không có cơ sở,  trái với Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Nghị định 187 về cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước, Quyết định 36/2003/QĐ-TTg về qui chế bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài....và không thuộc chức năng thẩm quyền của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, của cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư vì:
 
+ Luật Doanh nghiệp , Luật Đầu tư không qui định loại giấy phép này, không giao quyền hạn cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư  hay bất kỳ cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư nào cấp loại giấy phép này.
           
+ Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ về việc chuyển công ty nhà nước thành công ty cổ phần đã qui định mọi đối tượng nhà đầu tư ( theo hình thức trực tiếp hay gián tiếp) đều có quyền mua cổ phần theo phương thức đấu giá mà không phải xin phép bất cứ cơ quan nhà nước nào.
           

Các văn bản liên quan