Đại Biểu Nguyễn Thanh Thụy tỉnh Bình Định góp ý dự thảo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 7 của QH
Đại biểu Hồ Trọng Ngũ tỉnh Vĩnh Long góp ý dự thảo Luật hộ tịch tại kỳ họp thứ 7 của QH
Hồ Trọng Ngũ - Vĩnh Long
Kính thưa Quốc hội,
Trước hết, qua thảo luận kết hợp hai đạo luật là Luật căn cước công dân và Luật hộ tịch, tôi thấy có một thực tế là thời gian gần đây rất nhiều đạo luật có những quan hệ, chế định lẫn vào nhau giữa Luật đầu tư công với Luật doanh nghiệp, giữa Luật giáo dục với Luật dạy nghề, giữa Luật nhà ở với Luật dân sự v.v... có những chế định lẫn vào nhau. Xa hơn nữa ta thấy Quốc hội cũng đã từng bàn đến chuyện kết hợp Luật thi hành án dân sự với thi hành án hình sự, điều này liên quan đến quá trình làm luật của chúng ta. Cách đây mấy hôm khi chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp, tôi có đặt ra một câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tư pháp là phải chăng chúng ta có một chuyển hướng trong quá trình làm luật. Tôi cũng muốn hỏi chuyển hướng đó là hợp lý hay không, hay là một xu hướng cần phải uốn nắn. Tuy nhiên, Bộ trưởng nói rằng dựa vào Nghị quyết 48 của Bộ Chính trị, có thể tôi chưa hiểu hết triết thuyết trong Nghị quyết 48 nhưng chúng tôi nghĩ làm luật phải có một triết lý làm luật của một quốc gia.
Nếu hệ thống pháp luật của châu lục địa, hệ thống Anglo-Saxon khác với hệ thống Common law ở chỗ luật pháp được xây dựng theo ngành về chế đinh. Chúng ta cũng thấy rằng pháp luật của chúng ta lâu nay chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Xô Viết và hệ thống Châu lục địa cho nên được xây dựng theo ngành và chế định. Vì vậy chúng ta có một khả năng quán xuyến được và khắc phục được hiện tượng trong các ngành luật đan xen với nhau, lẫn lộn. Gần đây chúng tôi thấy có một xu hướng rất đáng quan tâm. Hôm nay bàn đến hai đạo luật này tôi cũng thấy gặp lại những vấn đề mà các đạo luật gần đây Quốc hội đã thảo luận và nhiều đại biểu Quốc hội rất quan tâm đến vấn đề lẫn lộn giữa các ngành luật.
Liên quan đến hộ tịch, chúng tôi thấy việc quản lý hộ tịch, quản lý hộ khẩu, quản lý căn cước công dân là khách quan và rất cần thiết. Tuy nhiên có cần thiết phải có những đạo luật riêng, có cần thiết phải có sổ hộ tịch, sổ hộ khẩu không, đấy là vấn đề khác. Quản lý thì vẫn cần quản lý nhưng phương pháp quản lý phải thay đổi.
Sáng nay một số đại biểu có nêu vấn đề Quốc hội phải rút kinh nghiệm về việc đưa Luật căn cước công dân ra thảo luận v.v...Tôi thấy chính là Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã rất có trách nhiệm khi Chính phủ trình Luật hộ tịch. Hai lần Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng chưa thể thông qua được, cho nên đề nghị Chính phủ phải làm Dự án 896. Dự án 896 của Chính phủ nhằm cải cách thủ tục hành chính, giảm bớt giấy tờ cho công dân. Vậy các đạo luật triệt để thực hiện tinh thần cải cách hành chính là phải làm sao giảm tối đa những giấy tờ gây phiền phức cho công dân. Chúng ta quan niệm cái chính là quản lý công dân, mục đích của các đạo luật là quản lý công dân, làm sao để đỡ phiền hà cho dân, giảm bộ máy và ít phải các văn bản. Công dân mới chính là trung tâm của quản lý, quản lý hộ tịch, hộ khẩu, chứng minh thư, căn cước công dân làm sao giảm phiền hà cho dân. Nhân loại người ta đã đi tiến bộ rất xa, người ta dùng đến một cái thẻ đa năng là MultiMedia Card, tổng hợp tất cả thông tin vào đấy, công dân rất ít phải dùng thẻ như chúng ta là đến 25, 27 thẻ trong người. Tôi hoàn toàn rất ủng hộ quan điểm của đồng chí Chủ tịch Quốc hội khi thảo luận ở Thường vụ Quốc hội cho rằng có thể nghiên cứu để khả năng thu hút vào một đạo luật nếu có thể. Tôi cho rằng nếu có thể thu hút, đạo luật trực tiếp quản lý công dân mới là đạo luật, cần làm trung tâm để thu hút. Vì thế nếu thu hút thì Luật căn cước công dân là luật có thể thu hút các đạo luật khác liên quan đến quản lý công dân.
Điểm thứ hai tôi muốn nói liên quan đến cơ sở dữ liệu về hộ tịch, tôi rất đồng ý với quan điểm của đại biểu Trung, đoàn Hà Nội. Tức là xét các mối quan hệ với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cơ sở dữ liệu hộ tịch chỉ là một bộ phận. Vì quan hệ hộ tịch như trong Điều 2, Khoản 1 đã nói nó là sự kiện, tình trạng nhân thân của cá nhân và nếu nó là tình trạng nhân thân của cá nhân thì như vậy xét trong mối quan hệ với cá nhân công dân thì thông tin về hộ tịch chỉ là một phần nhỏ phản ánh sự tham gia của công dân vào các mối quan hệ xã hội. Đó là quan hệ sinh, tử, hôn nhân, nếu xét kỹ thấy thông tin căn cước công dân cũng phản ánh các quan hệ này, ở ngày sinh, quê quán, quan hệ gia đình, các đặc điểm lịch sử, đặc điểm nhân thân, đặc điểm xã hội v.v...
Như vậy nếu vì mục đích quản lý thì chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thẻ căn cước công dân kết hợp với cơ sở dữ liệu dân cư, dữ liệu quốc gia về dân cư để quản lý hộ tịch mà không cần phải phát sinh thêm một bộ máy, thủ tục, giấy tờ hồ sơ nhiều, không nên bắt công dân phải mang thêm nhiều giấy tờ phản ánh quan hệ hộ tịch thông qua thẻ điện tử như tôi nói là thẻ đa năng multi medicap thì hoàn toàn có thể quản lý được hộ tịch, hộ khẩu công dân.
Thứ ba, tôi thấy liên quan đến Luật căn cước công dân tôi rất hoan nghênh Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo để đưa hai chế định số định danh cá nhân và cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư vào trong Luật căn cước công dân.
Có thể nói khâu cốt tử của các đạo luật này chính là khái niệm về số định danh cá nhân. Chúng tôi hiểu số định danh cá nhân như là một không gian số chứa toàn bộ thông tin của cá nhân khi khả dĩ và đưa được vào đây. Thẻ căn cước công dân chẳng qua là một chìa khóa để vào không gian số, khác nhau giữa thẻ căn cước công dân với chứng minh thư nhân dân mà lâu nay đã dùng ở một điểm là chíp điện tử của nó. Thẻ căn cước công dân tiến bộ hơn chứng minh thư nhân dân trước đây là vì chíp điện tử để giúp đi vào được không gian số mà số định danh cá nhân của mỗi một con người trong xã hội có được. Vì thế chính phương tiện này đã giảm tối đa các giấy tờ khác và giảm bớt các thủ tục phiền hà khi mà công dân phải tham gia các quan hệ.
Tôi rất đồng ý với quan điểm sáng nay của đại biểu Tiên - Phó chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội là chúng ta cũng phải rất mạnh mẽ và quyết liệt, đầu tư một lần để tạo được cuộc cách mạng trong quản lý hành chính về trật tự xã hội, giảm bớt những chi phí lâu dài, tốn kém và phức tạp cho dân. Chúng tôi rất đồng ý với cách đặt vấn đề của Chính phủ trAong Luật căn cước công dân. Ở đây tôi thấy nhiều đại biểu lo không an toàn thông tin cá nhân thì chúng ta có thể hình dung mỗi không gian số của một cá nhân, tức là số định danh cá nhân theo số thứ tự từ một đến số 12 chữ số kém 1 số nữa là 1.000 tỷ thì ai có quyền đăng vào số đó thì quá trình xử lý trong luật pháp và các văn bản đã định rất rõ thẩm quyền, cho nên hoàn toàn an tâm về mặt kỹ thuật và công nghệ để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân. Thời gian đã hết nên tôi xin chuyển ý kiến này cho Ban soạn thảo. Xin cám ơn Quốc hội