Chưa thống nhất qđ về xác định giá trị pháp lý
Chưa thống nhất quy định về xác định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử
Ngày 11/08/2005, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử đã được trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét. Đa số các đại biểu đều cho rằng, việc hình thành Khung pháp lý về giao dịch điện tử là cần thiết trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Chưa nên quy định về giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước
Một số ý kiến cho rằng chưa nên quy định về giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau vì e ngại phạm vi điều chỉnh quá rộng. Một số khác đồng ý với đề nghị trên nhưng đề xuất nên quy định về mối quan hệ giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với dân. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Đức Việt nhận định, hiện nay tuy còn ở mức độ hạn chế nhưng các cơ quan Nhà nước đã tiến hành những loại hình giao dịch nêu trên trong nhiều lĩnh vực như đối ngoại, thương mại, tài chính, ngân hàng, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, thể thao... Dự thảo luật cũng quy định những giao dịch được loại trừ, không áp dụng luật này gồm: thừa kế, kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử, đất đai và các giao dịch bất động sản khác; thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. Lý do, ở nước ta, một số đạo luật có quy định những giao dịch này phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.
Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện “chữ ký điện tử”
Xung quanh vấn đề được tranh cãi nhiều ở kỳ họp thứ 7 của Quốc hội là “chữ ký điện tử”, có ý kiến đề nghị bổ sung vào Dự thảo luật những quy định về trình tự, thủ tục thực hiện “chữ ký điện tử”. Theo giải trình của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Hồ Đức Việt, “chữ ký điện tử” trong Dự thảo Luật Giao dịch điện tử được quy định theo nguyên tắc trung lập về công nghệ và theo hướng “mở”, vì công nghệ luôn luôn phát triển. Ông Hồ Đức Việt cho biết: “Hiện nay, đã có nhiều loại công nghệ như công nghệ xác nhận giọng nói, nhận diện ảnh, chữ ký số, số hóa chữ ký tay, dấu vân tay, võng mạc..., và mới đây vào tháng 6/2005, Tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản đã sáng tạo ra công nghệ mạch máu lòng bàn tay để tạo ra chữ ký điện tử với độ an toàn rất cao”. Vì thế, Luật Giao dịch điện tử không thể quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện chữ ký điện tử, bởi ứng với mối loại công nghệ là một trình tự, thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề này, Ban soạn thảo đã chỉnh lý lại Điều 21 của Dự thảo luật về chữ ký điện tử: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử...”.
Xác định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử
Vấn đề còn chưa được thống nhất hiện nay là luật sẽ quy định như thế nào để xác định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thanh Hóa), mục đích lớn nhất của luật này là thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Dự thảo luật quy định về các điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp và tham gia tố tụng. Nhưng theo đại biểu Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) thì việc xác định có đúng là chứng cứ hay không là việc của các điều tra viên, việc của tòa án, luật này chỉ cần khẳng định thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ là đủ. Cũng theo đại biểu Mai Anh thì do chưa có luật để xác nhận tính pháp lý của các thông tin dữ liệu thành ra mặc dù ngành hải quan đã thí điểm thực hiện khai báo điện tử, thông quan điện tử, ngành thuế cũng áp dụng khai báo điện tử, TP.HCM thí điểm đăng ký kinh doanh qua mạng... nhưng vẫn buộc các đương sự phải nộp một bộ hồ sơ văn bản để lưu trữ.
Nhiều Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã nhất trí với Ban soạn thảo về một số giao dịch được loại trừ, không áp dụng Luật Giao dịch điện tử như: thừa kế, kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử, đất đai và bất động sản, thương phiếu và giấy tờ có giá... Theo ông Hồ Đức Việt, hiện nay ở nước ta có một số đạo luật quy định một số giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký bằng tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép. Những trường hợp này cần được loại trừ ra khỏi phạm vi áp dụng của Luật Giao dịch điện tử.
NCLP tổng hợp
Ngày 11/08/2005, Dự thảo Luật Giao dịch điện tử đã được trình Hội nghị Đại biểu Quốc hội chuyên trách xem xét. Đa số các đại biểu đều cho rằng, việc hình thành Khung pháp lý về giao dịch điện tử là cần thiết trong bối cảnh nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Chưa nên quy định về giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước
Một số ý kiến cho rằng chưa nên quy định về giao dịch điện tử giữa các cơ quan Nhà nước với nhau vì e ngại phạm vi điều chỉnh quá rộng. Một số khác đồng ý với đề nghị trên nhưng đề xuất nên quy định về mối quan hệ giao dịch giữa cơ quan Nhà nước với dân. Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường của QH Hồ Đức Việt nhận định, hiện nay tuy còn ở mức độ hạn chế nhưng các cơ quan Nhà nước đã tiến hành những loại hình giao dịch nêu trên trong nhiều lĩnh vực như đối ngoại, thương mại, tài chính, ngân hàng, an ninh, quốc phòng, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, thể thao... Dự thảo luật cũng quy định những giao dịch được loại trừ, không áp dụng luật này gồm: thừa kế, kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử, đất đai và các giao dịch bất động sản khác; thương phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. Lý do, ở nước ta, một số đạo luật có quy định những giao dịch này phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép.
Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện “chữ ký điện tử”
Xung quanh vấn đề được tranh cãi nhiều ở kỳ họp thứ 7 của Quốc hội là “chữ ký điện tử”, có ý kiến đề nghị bổ sung vào Dự thảo luật những quy định về trình tự, thủ tục thực hiện “chữ ký điện tử”. Theo giải trình của Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, Hồ Đức Việt, “chữ ký điện tử” trong Dự thảo Luật Giao dịch điện tử được quy định theo nguyên tắc trung lập về công nghệ và theo hướng “mở”, vì công nghệ luôn luôn phát triển. Ông Hồ Đức Việt cho biết: “Hiện nay, đã có nhiều loại công nghệ như công nghệ xác nhận giọng nói, nhận diện ảnh, chữ ký số, số hóa chữ ký tay, dấu vân tay, võng mạc..., và mới đây vào tháng 6/2005, Tập đoàn Fujitsu của Nhật Bản đã sáng tạo ra công nghệ mạch máu lòng bàn tay để tạo ra chữ ký điện tử với độ an toàn rất cao”. Vì thế, Luật Giao dịch điện tử không thể quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện chữ ký điện tử, bởi ứng với mối loại công nghệ là một trình tự, thủ tục khác nhau. Tuy nhiên, để làm rõ vấn đề này, Ban soạn thảo đã chỉnh lý lại Điều 21 của Dự thảo luật về chữ ký điện tử: “Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử...”.
Xác định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử
Vấn đề còn chưa được thống nhất hiện nay là luật sẽ quy định như thế nào để xác định giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Theo đại biểu Lê Thị Nga (Thanh Hóa), mục đích lớn nhất của luật này là thừa nhận giá trị pháp lý của các giao dịch điện tử. Dự thảo luật quy định về các điều kiện để thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ khi xảy ra tranh chấp và tham gia tố tụng. Nhưng theo đại biểu Nguyễn Đình Lộc (TP.HCM) thì việc xác định có đúng là chứng cứ hay không là việc của các điều tra viên, việc của tòa án, luật này chỉ cần khẳng định thông điệp dữ liệu điện tử có giá trị làm chứng cứ là đủ. Cũng theo đại biểu Mai Anh thì do chưa có luật để xác nhận tính pháp lý của các thông tin dữ liệu thành ra mặc dù ngành hải quan đã thí điểm thực hiện khai báo điện tử, thông quan điện tử, ngành thuế cũng áp dụng khai báo điện tử, TP.HCM thí điểm đăng ký kinh doanh qua mạng... nhưng vẫn buộc các đương sự phải nộp một bộ hồ sơ văn bản để lưu trữ.
Nhiều Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã nhất trí với Ban soạn thảo về một số giao dịch được loại trừ, không áp dụng Luật Giao dịch điện tử như: thừa kế, kết hôn, ly hôn, khai sinh, khai tử, đất đai và bất động sản, thương phiếu và giấy tờ có giá... Theo ông Hồ Đức Việt, hiện nay ở nước ta có một số đạo luật quy định một số giao dịch phải được thể hiện bằng văn bản, có chữ ký bằng tay của các bên, có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép. Những trường hợp này cần được loại trừ ra khỏi phạm vi áp dụng của Luật Giao dịch điện tử.
NCLP tổng hợp