Chống tham nhũng: Phải giải quyết từ cơ chế
Chống tham nhũng: Phải giải quyết từ cơ chế
PV Uỷ viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Mão
- Xin ông cho biết thực trạng tình hình tham nhũng hiện nay và những nguyên nhân cơ bản của nó?
Tham nhũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là việc lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng gây thiệt hại cho xã hội. Đây chính là một hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển kinh tế . Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở những nước đang phát triển với một hệ thống pháp luật còn trong giai đoạn hoàn chỉnh và bổ sung, hiện tượng tham nhũng xảy ra phổ biến hơn. Đối với VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta". Từ đó đến nay, báo chí thường nhắc tới tham nhũng như một quốc nạn của đất nước.
Nguyên nhân của nạn tham nhũng thì có nhiều và những nguyên nhân cơ bản cũng không khác so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một nguyên nhân mà theo tôi là cơ bản - đó là nguyên nhân cơ chế từ tiền lương, hành chính đến tài chính ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước. Tất cả những cái đó vừa gây sức ép phải tham nhũng (như tiền lương không đủ sống) vừa tạo điều kiện cho tham nhũng.
-Vậy theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu để giải quyết "quốc nạn" này?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân cơ bản của tham nhũng là từ cơ chế nên cũng phải có những giải pháp đồng bộ về cơ chế để giải quyết. Tôi đồng ý với nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải làm sao để những người có chức có quyền "không muốn, không thể và không dám" tham nhũng. Để làm được như vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách cơ chế tiền lương sao cho hợp lý hơn để người ta "không muốn" tham nhũng (tất nhiên chỉ là hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn vì sự mong muốn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa). Bên cạnh đó, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng theo hướng các giao dịch tiền lệ lớn nhỏ trong xã hội đều thể hiện qua mạng lưới ngân hàng để khi cần có thể kiểm tra được - đây là những yếu tố quan trọng để "không thể" tham nhũng. Và cũng cần có những hình phạt thích đáng cho tội tham nhũng mà việc chúng ta nâng Pháp lệnh Chống tham nhũng lên thành Luật Phòng chống tham nhũng là một biểu hiện rõ ràng nhất.
- Ông có thể cho một vài nhận xét về dự Luật Phòng chống tham nhũng sắp được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 sắp tới?
Tham nhũng không phải là một vấn đề mới và chúng ta cũng đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về việc phòng chống tệ nạn này. Theo cuốn: "Một số văn bản của nhà nước về phòng, chống tham nhũng" do Ban Nội chính trung ương Đảng Cộng sản VN biên soạn (xuất bản 2005) thì từ năm 1945 đến nay chúng ta đã có 29 văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến phòng chống tham nhũng. Hai văn bản quan trọng và trực tiếp nhất liên quan đến vấn đề này là Pháp lệnh phòng chống tham nhũng năm 1998 và Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, cho đến nay do sự phát triển của thực tế, chúng ta cần phải xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng để có một công cụ pháp lý mạnh hơn đối phó với vấn đề này.
Theo tôi, dự Luật Phòng chống tham nhũng đã được chuẩn bị rất cơ bản và có chất lượng. Qua thảo luật còn có một số vấn đề nổi lên như minh bạch tài sản, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống tham nhũng... Những vấn đề này chắc sẽ được tiếp tục thảo luận tại Quốc hội. Vấn đề quan trọng ở đây là cần giải thích cho nhân dân hiểu chống tham nhũng là một quá trình lâu dài, liên tục chứ không nên kỳ vọng là có luật rồi sẽ giải quyết mọi chuyện. Và giải pháp quan trọng nhất, theo tôi nghĩ vẫn là chúng ta phải cố gắng xây dựng được một nhà nước pháp quyền với những cơ chế đồng bộ để bộ máy nhà nước cũng như nền kinh tế vận hành có hiệu quả, rõ ràng minh bạch. Khi đó sẽ ngày càng có ít cơ hội cho nạn tham nhũng tồn tại và hoành hành.
- Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hương thực hiện - Theo DDDN ngày 12/10/2005
PV Uỷ viên Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Uỷ ban Đối ngoại Vũ Mão
- Xin ông cho biết thực trạng tình hình tham nhũng hiện nay và những nguyên nhân cơ bản của nó?
Tham nhũng có thể hiểu theo nghĩa rộng là việc lợi dụng chức quyền để mưu cầu lợi ích riêng gây thiệt hại cho xã hội. Đây chính là một hiện tượng phổ biến ở tất cả các quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị hay trình độ phát triển kinh tế . Tuy nhiên, có thể thấy rằng ở những nước đang phát triển với một hệ thống pháp luật còn trong giai đoạn hoàn chỉnh và bổ sung, hiện tượng tham nhũng xảy ra phổ biến hơn. Đối với VN, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: "Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe doạ sự sống còn của chế độ ta". Từ đó đến nay, báo chí thường nhắc tới tham nhũng như một quốc nạn của đất nước.
Nguyên nhân của nạn tham nhũng thì có nhiều và những nguyên nhân cơ bản cũng không khác so với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, tôi chỉ muốn nhấn mạnh đến một nguyên nhân mà theo tôi là cơ bản - đó là nguyên nhân cơ chế từ tiền lương, hành chính đến tài chính ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước. Tất cả những cái đó vừa gây sức ép phải tham nhũng (như tiền lương không đủ sống) vừa tạo điều kiện cho tham nhũng.
-Vậy theo ông, đâu là giải pháp hữu hiệu để giải quyết "quốc nạn" này?
Như đã nói ở trên, nguyên nhân cơ bản của tham nhũng là từ cơ chế nên cũng phải có những giải pháp đồng bộ về cơ chế để giải quyết. Tôi đồng ý với nhiều ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cho rằng cần phải làm sao để những người có chức có quyền "không muốn, không thể và không dám" tham nhũng. Để làm được như vậy chúng ta cần đẩy mạnh cải cách cơ chế tiền lương sao cho hợp lý hơn để người ta "không muốn" tham nhũng (tất nhiên chỉ là hạn chế chứ không thể loại bỏ hoàn toàn vì sự mong muốn còn phụ thuộc nhiều yếu tố khác nữa). Bên cạnh đó, cải cách hệ thống tài chính ngân hàng theo hướng các giao dịch tiền lệ lớn nhỏ trong xã hội đều thể hiện qua mạng lưới ngân hàng để khi cần có thể kiểm tra được - đây là những yếu tố quan trọng để "không thể" tham nhũng. Và cũng cần có những hình phạt thích đáng cho tội tham nhũng mà việc chúng ta nâng Pháp lệnh Chống tham nhũng lên thành Luật Phòng chống tham nhũng là một biểu hiện rõ ràng nhất.
- Ông có thể cho một vài nhận xét về dự Luật Phòng chống tham nhũng sắp được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 sắp tới?
Tham nhũng không phải là một vấn đề mới và chúng ta cũng đã có nhiều văn bản pháp luật quy định về việc phòng chống tệ nạn này. Theo cuốn: "Một số văn bản của nhà nước về phòng, chống tham nhũng" do Ban Nội chính trung ương Đảng Cộng sản VN biên soạn (xuất bản 2005) thì từ năm 1945 đến nay chúng ta đã có 29 văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước liên quan đến phòng chống tham nhũng. Hai văn bản quan trọng và trực tiếp nhất liên quan đến vấn đề này là Pháp lệnh phòng chống tham nhũng năm 1998 và Bộ luật Hình sự 1999. Tuy nhiên, cho đến nay do sự phát triển của thực tế, chúng ta cần phải xây dựng Luật Phòng chống tham nhũng để có một công cụ pháp lý mạnh hơn đối phó với vấn đề này.
Theo tôi, dự Luật Phòng chống tham nhũng đã được chuẩn bị rất cơ bản và có chất lượng. Qua thảo luật còn có một số vấn đề nổi lên như minh bạch tài sản, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, việc thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống tham nhũng... Những vấn đề này chắc sẽ được tiếp tục thảo luận tại Quốc hội. Vấn đề quan trọng ở đây là cần giải thích cho nhân dân hiểu chống tham nhũng là một quá trình lâu dài, liên tục chứ không nên kỳ vọng là có luật rồi sẽ giải quyết mọi chuyện. Và giải pháp quan trọng nhất, theo tôi nghĩ vẫn là chúng ta phải cố gắng xây dựng được một nhà nước pháp quyền với những cơ chế đồng bộ để bộ máy nhà nước cũng như nền kinh tế vận hành có hiệu quả, rõ ràng minh bạch. Khi đó sẽ ngày càng có ít cơ hội cho nạn tham nhũng tồn tại và hoành hành.
- Xin cảm ơn ông!
Nguyễn Hương thực hiện - Theo DDDN ngày 12/10/2005