Cần vai trò của “nhạc trưởng”
Quản lý nhà nước về hoạt động xúc tiến Thương mại
CẦN VAI TRÒ CỦA "NHẠC TRƯỞNG"
N.P Báo Pháp luật ngày 02/08/2005
Ngày 22/07/2005, Bộ Thương mại tổ chức “Tọa đàm Dự thảo Nghị định của Chính phủ về hoạt động XTTM” để lấy ý kiến đóng góp từ các Sở Thương mại (phía Bắc), các doanh nghiệp, các chuyên gia luật và báo giới…Dự thảo Nghị định này đưa ra các nhóm quy định chính về ba lĩnh vực:
Thứ nhất, các quy định chi tiết về hành vi khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại theo nguyên tắc minh bạch, công khai, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, thương nhân khác; thứ hai, các quy định cụ thể để quản lý sản phẩm quảng cáo thương mại phù hợp thực tiễn và đúng bản chất của hoạt động quảng cáo thương mại trong mối quan hệ với với Pháp lệnh Quảng cáo hiện hành; thứ ba, các cơ chế quản lý phù hợp theo hướng thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, có tính định hướng nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động XTTM.
Điểm đáng chú ý của Dự thảo này là các tập quán thương mại trong hoạt động XTTM được thể chế hóa trong một văn bản khá chi tiết, cụ thể để các DN, nhất là các DN cung ứng dịch vụ XTTM, thực hiện, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ các DN vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng trước những hành vi lừa dối khách hàng.
Để bảo vệ người tiêu dùng trước hành vi khuyến mại giả dối, Dự thảo quy định thương nhân phải có phương án giải quyết hậu quả và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng tham gia chương trình khuyến mại nếu thương nhân chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn (Khoản 2, Điều 10). Để chống việc khuyếch trương giá trị phần thưởng, Dự thảo quy định chuyển 50% giá trị giả thưởng còn tồn đọng vào ngân sách của địa phương nơi thương nhân thực hiện khuyến mại trong trường hợp hoạt động khuyến mại trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Mục a, Khoản 7, Điều 18). Để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hành vi lợi dụng khuyến mại bán phá giá hàng hóa, Dự thảo quy định, giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
Đối với lĩnh vực hội chợ, triễn lãm, Dự thảo cũng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại. Về cơ bản, thương nhân có quyền chủ động đăng ký kế hoạch tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong và ngoài nước phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng phải phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng phải chịu sự điều phối của Nhà nước. Đặc biệt, Dự thảo đã đưa ra cơ chế hiệp thương giữa các DN có cùng nhu cầu tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Có thể thấy, Dự thảo Nghị định đã bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động XTTM để Nhà nước, mà ở đây là Bộ Thương mại, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này; đưa hoạt động XTTM vào nề nếp, đồng thời khuyến khích và bảo vệ các DN làm ăn chân chính và ngăn ngừa các DN có ý định gian dối, Tuy nhiên, nhiều DN còn băn khoăn về sự chồng chéo giữa Pháp lệnh Thương mại và Luật Thương mại chưa được khắc phục khiến Dự thảo Nghị định này khi đi vào thực tế sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Đỗ Thắng Hải-Cục phó Cục XTTM, thành viên ban soạn thảo Nghị định-cho biết: việc xử lý mối quan hệ giữa Dự thảo Nghị định này với quy định về quảng cáo trong Pháp lệnh Quảng cáo không phải là vấn đề dễ dàng. Các DN, nhất là DN cung ứng dịch vụ quảng cáo, khuyến mại, đã thấy trước một “cửa” sẽ phải vượt qua Nghị định này có hiệu lực-Đó là Sở Thương mại, hoặc cao hơn là Bộ Thương mại. Ông Nguyễn Khắc Luận, Tổng Giám đốc Vinexad, bức xúc: “Theo Nghị định này, để làm được một Pano quảng cáo ngoài trời TP Hà nội chẳng hạn chúng tôi phải có ít nhất 5 giấy phép con: của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính, Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị, Sở Văn hoá Thông tin và sắp tới là Sở Thương mại”. Bức xúc của Ông Luận được nhiều DN chia sẻ. Ông Trần Nguyên Đán-Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam-cũng đề nghị lãnh đạo các Bộ, nhất là Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Thương mại, cần quan tâm đến sự chồng chéo này để giải quyết vướng mắc cho DN. Tuy nhiên, việc sửa Luật hay Pháp lệnh không thuộc thẩm quyền của cấp Bộ mà phải là Quốc hội. Các Bộ nên thống nhất trong quản lý để DN chỉ cần đi một “cửa” là đủ, không nên để DN là nạn nhân trực tiếp của sự chồng chéo vô lý trong quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành.
CẦN VAI TRÒ CỦA "NHẠC TRƯỞNG"
N.P Báo Pháp luật ngày 02/08/2005
Ngày 22/07/2005, Bộ Thương mại tổ chức “Tọa đàm Dự thảo Nghị định của Chính phủ về hoạt động XTTM” để lấy ý kiến đóng góp từ các Sở Thương mại (phía Bắc), các doanh nghiệp, các chuyên gia luật và báo giới…Dự thảo Nghị định này đưa ra các nhóm quy định chính về ba lĩnh vực:
Thứ nhất, các quy định chi tiết về hành vi khuyến mại, quảng cáo thương mại và hội chợ, triển lãm thương mại theo nguyên tắc minh bạch, công khai, bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, thương nhân khác; thứ hai, các quy định cụ thể để quản lý sản phẩm quảng cáo thương mại phù hợp thực tiễn và đúng bản chất của hoạt động quảng cáo thương mại trong mối quan hệ với với Pháp lệnh Quảng cáo hiện hành; thứ ba, các cơ chế quản lý phù hợp theo hướng thông thoáng nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu quản lý, có tính định hướng nhằm tăng hiệu quả của các hoạt động XTTM.
Điểm đáng chú ý của Dự thảo này là các tập quán thương mại trong hoạt động XTTM được thể chế hóa trong một văn bản khá chi tiết, cụ thể để các DN, nhất là các DN cung ứng dịch vụ XTTM, thực hiện, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ các DN vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng trước những hành vi lừa dối khách hàng.
Để bảo vệ người tiêu dùng trước hành vi khuyến mại giả dối, Dự thảo quy định thương nhân phải có phương án giải quyết hậu quả và bảo đảm quyền lợi cho khách hàng tham gia chương trình khuyến mại nếu thương nhân chấm dứt chương trình khuyến mại trước thời hạn (Khoản 2, Điều 10). Để chống việc khuyếch trương giá trị phần thưởng, Dự thảo quy định chuyển 50% giá trị giả thưởng còn tồn đọng vào ngân sách của địa phương nơi thương nhân thực hiện khuyến mại trong trường hợp hoạt động khuyến mại trên địa bàn một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Mục a, Khoản 7, Điều 18). Để bảo vệ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trước hành vi lợi dụng khuyến mại bán phá giá hàng hóa, Dự thảo quy định, giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại.
Đối với lĩnh vực hội chợ, triễn lãm, Dự thảo cũng quy định chi tiết về trình tự, thủ tục tổ chức, tham gia hội chợ, triễn lãm thương mại. Về cơ bản, thương nhân có quyền chủ động đăng ký kế hoạch tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở trong và ngoài nước phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng phải phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của mình nhưng phải chịu sự điều phối của Nhà nước. Đặc biệt, Dự thảo đã đưa ra cơ chế hiệp thương giữa các DN có cùng nhu cầu tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại.
Có thể thấy, Dự thảo Nghị định đã bao quát hầu hết các lĩnh vực hoạt động XTTM để Nhà nước, mà ở đây là Bộ Thương mại, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực này; đưa hoạt động XTTM vào nề nếp, đồng thời khuyến khích và bảo vệ các DN làm ăn chân chính và ngăn ngừa các DN có ý định gian dối, Tuy nhiên, nhiều DN còn băn khoăn về sự chồng chéo giữa Pháp lệnh Thương mại và Luật Thương mại chưa được khắc phục khiến Dự thảo Nghị định này khi đi vào thực tế sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Ông Đỗ Thắng Hải-Cục phó Cục XTTM, thành viên ban soạn thảo Nghị định-cho biết: việc xử lý mối quan hệ giữa Dự thảo Nghị định này với quy định về quảng cáo trong Pháp lệnh Quảng cáo không phải là vấn đề dễ dàng. Các DN, nhất là DN cung ứng dịch vụ quảng cáo, khuyến mại, đã thấy trước một “cửa” sẽ phải vượt qua Nghị định này có hiệu lực-Đó là Sở Thương mại, hoặc cao hơn là Bộ Thương mại. Ông Nguyễn Khắc Luận, Tổng Giám đốc Vinexad, bức xúc: “Theo Nghị định này, để làm được một Pano quảng cáo ngoài trời TP Hà nội chẳng hạn chúng tôi phải có ít nhất 5 giấy phép con: của Sở Xây dựng, Sở Giao thông Công chính, Sở Kiến trúc và Quy hoạch đô thị, Sở Văn hoá Thông tin và sắp tới là Sở Thương mại”. Bức xúc của Ông Luận được nhiều DN chia sẻ. Ông Trần Nguyên Đán-Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam-cũng đề nghị lãnh đạo các Bộ, nhất là Bộ Văn hóa thông tin và Bộ Thương mại, cần quan tâm đến sự chồng chéo này để giải quyết vướng mắc cho DN. Tuy nhiên, việc sửa Luật hay Pháp lệnh không thuộc thẩm quyền của cấp Bộ mà phải là Quốc hội. Các Bộ nên thống nhất trong quản lý để DN chỉ cần đi một “cửa” là đủ, không nên để DN là nạn nhân trực tiếp của sự chồng chéo vô lý trong quản lý nhà nước giữa các Bộ, ngành.