Cần nghiêm khắc hơn với giả mạo kdoanh!
Cần nghiêm khắc hơn với giả mạo kinh doanh!
(VietNamNet - 08/9/2005) - Đó là ý kiến của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM trong Hội thảo về dự thảo luật Doanh nghiệp do Đoàn ĐBQH TP.HCM tổ chức, ngày 8/9.
Theo đó, cần bổ sung một số quy định cấm đăng ký kinh doanh có thời hạn với một số đối tượng sau: Chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc... tùy mức độ vi phạm không được tham gia thành lập và quản lý DN từ một đến ba năm trong trường hợp có hành vi kê khai giả mạo nội dung đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, các đối tượng trên cần bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không được quyền tham gia thành lập và quản lý DN trong thời hạn chưa hoàn tất thủ tục giải thể DN theo quy định.
Cũng liên quan đến cơ chế ràng buộc trách nhiệm DN, đại diện ĐH Luật TP.HCM góp ý: "Các lĩnh vực đặc thù như khám bệnh, thiết kế xây dựng... nhất thiết phải thành lập công ty hợp danh. Nhiều nước khi phát triển ở trình độ chưa cao cũng áp dụng cơ chế này, khi phát triển đến trình độ cao mới mở rộng hình thức.
Đặt giả thiết một công ty TNHH được thuê thiết kế nhà. Sau đó nhà sập do sai sót thiết kế, trong khi công ty TNHH đó không có tài sản gì để bồi thường, như thế rất khó giải quyết, ngay cả khi các thành viên trong công ty có tài sản riêng đủ để bồi thường. Vậy, bên thiết kế nhất thiết phải là công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn".
"Từ đó, phải ràng buộc trách nhiệm trước khách hàng theo quy chế nghề nghiệp, quy chế công ty. Ở nhiều nước, công ty có trách nhiệm vô hạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước khách hàng bằng tài sản của mình" - Đại diện Hội luật gia TP bổ sung.
Còn theo ông Trần Thành Long, Chủ tịch MTTQ TP.HCM: Để khách hàng dễ dàng đòi nợ công ty hợp danh trong điều kiện để xảy ra sự cố, cần áp dụng cơ chế bảo hiểm.
Về cổ phần hóa, theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư, thành viên hội đồng quản trị nhất thiết phải là cổ đông. Nhưng ông Nguyễn Thiềng Đức, Phó Viện trưởng Viện kinh tế TP lại cho rằng : Thành viên hội đồng quản trị có thể là người được thuê, nhưng phải quy định chặt chẽ hoạt động của họ.
Cũng theo ông Đức, không nên quy định các công ty nếu là công ty con thì không được thành lập công ty con. Quy định như vậy là "triệt sản", hạn chế việc đi lên thành tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Và trong luật cần giải thích rõ: mẹ là gì, con là gì, mối quan hệ như thế nào.
"Trong dự luật có nhóm công ty mẹ - con. Tuy nhiên, tổ hợp mẹ - con không có tư cách pháp nhân độc lập. Chỉ có riêng từng công ty có tư cách pháp nhân" - Ông Đức nói.
TS.Phạm Minh Trí, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế và quản lý TP.HCM, cho rằng: "Mô hình công ty mẹ - con, được cấu trúc lại dựa trên quan hệ tài chính. Mô hình này không nên bỏ, nhưng phải sát với thông lệ quốc tế".
* Phạm Cường
(VietNamNet - 08/9/2005) - Đó là ý kiến của Sở Kế hoạch - Đầu tư TP.HCM trong Hội thảo về dự thảo luật Doanh nghiệp do Đoàn ĐBQH TP.HCM tổ chức, ngày 8/9.
Theo đó, cần bổ sung một số quy định cấm đăng ký kinh doanh có thời hạn với một số đối tượng sau: Chủ DN tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch và thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc... tùy mức độ vi phạm không được tham gia thành lập và quản lý DN từ một đến ba năm trong trường hợp có hành vi kê khai giả mạo nội dung đăng ký kinh doanh.
Ngoài ra, các đối tượng trên cần bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không được quyền tham gia thành lập và quản lý DN trong thời hạn chưa hoàn tất thủ tục giải thể DN theo quy định.
Cũng liên quan đến cơ chế ràng buộc trách nhiệm DN, đại diện ĐH Luật TP.HCM góp ý: "Các lĩnh vực đặc thù như khám bệnh, thiết kế xây dựng... nhất thiết phải thành lập công ty hợp danh. Nhiều nước khi phát triển ở trình độ chưa cao cũng áp dụng cơ chế này, khi phát triển đến trình độ cao mới mở rộng hình thức.
Đặt giả thiết một công ty TNHH được thuê thiết kế nhà. Sau đó nhà sập do sai sót thiết kế, trong khi công ty TNHH đó không có tài sản gì để bồi thường, như thế rất khó giải quyết, ngay cả khi các thành viên trong công ty có tài sản riêng đủ để bồi thường. Vậy, bên thiết kế nhất thiết phải là công ty hợp danh có trách nhiệm vô hạn".
"Từ đó, phải ràng buộc trách nhiệm trước khách hàng theo quy chế nghề nghiệp, quy chế công ty. Ở nhiều nước, công ty có trách nhiệm vô hạn phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước khách hàng bằng tài sản của mình" - Đại diện Hội luật gia TP bổ sung.
Còn theo ông Trần Thành Long, Chủ tịch MTTQ TP.HCM: Để khách hàng dễ dàng đòi nợ công ty hợp danh trong điều kiện để xảy ra sự cố, cần áp dụng cơ chế bảo hiểm.
Về cổ phần hóa, theo đại diện Sở Kế hoạch - Đầu tư, thành viên hội đồng quản trị nhất thiết phải là cổ đông. Nhưng ông Nguyễn Thiềng Đức, Phó Viện trưởng Viện kinh tế TP lại cho rằng : Thành viên hội đồng quản trị có thể là người được thuê, nhưng phải quy định chặt chẽ hoạt động của họ.
Cũng theo ông Đức, không nên quy định các công ty nếu là công ty con thì không được thành lập công ty con. Quy định như vậy là "triệt sản", hạn chế việc đi lên thành tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia. Và trong luật cần giải thích rõ: mẹ là gì, con là gì, mối quan hệ như thế nào.
"Trong dự luật có nhóm công ty mẹ - con. Tuy nhiên, tổ hợp mẹ - con không có tư cách pháp nhân độc lập. Chỉ có riêng từng công ty có tư cách pháp nhân" - Ông Đức nói.
TS.Phạm Minh Trí, Chủ tịch Hội khoa học kinh tế và quản lý TP.HCM, cho rằng: "Mô hình công ty mẹ - con, được cấu trúc lại dựa trên quan hệ tài chính. Mô hình này không nên bỏ, nhưng phải sát với thông lệ quốc tế".
* Phạm Cường