Cần có “Hợp đồng Thương mại”- T.S Phạm Liêm Chính

Thứ Sáu 15:50 26-05-2006

Chinh & Associates Attorneys at Law
TS. Phạm Liêm Chính, Luật sư Đoàn Luật sư Hà nội
Trưởng Văn phòng luật sư Chính và Cộng sự


Một vài suy nghĩ về Dự thảo 8 Luật Thương mại (sửa đổi)

Trước hết Dự thảo 8 lần này là một bước tiến dài so với các Dự thảo trước đây.

Tuy vậy, Dự thảo 8 đã đơn giản hóa bằng cách bỏ đi phần quan trọng là Hợp đồng thương mại đã nêu tại Phần II của Dự thảo 3 ngày 2/4/2004, mà chỉ giữ lại một số quy định về mua bán hàng hóa tại Chương II của Dự thảo 8. Đây là một điều đáng tiếc.

Theo tôi, Luật Thương mại của Việt Nam cần thể hiện càng chi tiết bao nhiêu càng tốt bấy nhiêu các quy định về Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung và Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng.

Một Chương hay thậm chí một Phần của Luật Thương mại nên dành cho Hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung trong đó có Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế nói riêng với những quy định cụ thể dựa trên Công ước Viên năm 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế và 108 Nguyên tắc của Hợp đồng Thương mại Quốc tế do Viện Luật ỰNỤDRẶỤT xuất bản tại Roma năm 1994.

Sở dĩ cần thiết phải có 1 Chương về Hợp đồng mua bán như vậy là vì :

Một là: Hợp đồng mua bán là Hợp đồng cơ bản nhất trong Thương mại.

Hai là: Hợp đồng mua bán sẽ hướng dẫn cho các Doanh nghiệp Việt Nam biết một cách chi tiết về quyền và nghĩa vụ của họ trong mua bán hàng hóa nhất là trong mua bán hàng hóa quốc tế. Nó cũng đảm bảo cho các Doanh nghiệp Việt Nam tôn trọng Hợp đồng và tránh vi phạm những nghĩa vụ của mình trong việc thực hiện Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. §ồng thời nó cũng chỉ ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam biết những quyền mà họ được hưởng khi đối tác nước ngoài vi phạm nghĩa vụ của họ trong Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.

Ba là : Chương nói về Hợp đồng Thương mại trong Luật Thương mại sẽ thay thế Pháp lệnh Hợp đồng Kinh tế bấy lâu nay vẫn tồn tại với bao nhiêu bất cập của nó mà vẫn chưa có văn bản nào thay thế cho Pháp lệnh đó.

[i]Bốn là: Trong hệ thống luật pháp của mỗi quốc gia trên thế giới, nhà lập pháp bao giờ cũng phân biệt 2 quan hệ cơ bản là quan hệ dân sự và quan hệ thương mại.
Hợp đồng mua bán giữa thương nhân có những đặc điểm riêng, khác biệt so với Hợp đồng mua bán dân sự thông thường giữa các công dân với nhau. Do đó, cần thiết phải có một Chương về Hợp đồng thương mại trong Luật Thương mại vì tính đặc thù của nó so với Hợp đồng dân sự thông thường.

Năm là: Việt Nam đang ở ngưỡng cửa của việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Do vậy, cần phải có những quy định đầy đủ chỉ ra cho các Doanh nghiệp Việt Nam biết những quyền và nghĩa vụ của họ trong quan hệ thương mại quốc tế đồng thời trang bị cho họ những hiểu biết về quyền của họ khi đối tác nước ngoài vi phạm Hợp đồng Thương mại Quốc tế.

Một Chương về Hợp đồng Thương mại cùng với Chương về Xử lý tranh chấp trong Thương mại và Pháp lệnh Trọng tài Thương mại sẽ hình thành một khung pháp lý cơ bản cho thương mại quốc tế, cho mối quan hệ giữa Doanh nghiệp Việt Nam với Doanh nghiệp nước ngoài, giúp cho Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế và gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTẶ.

Trên đây là ý kiến đóng góp của tôi về Dự thảo 8 Luật Thương mại (sửa đổi) gửi đến Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Ban soạn thảo.

E-mail: chinh-associates@hn.vnn.vn
Website: www.chinh-associates.com.vn
Văn phòng: 45b Giảng Võ
ĐT: (84-4) 7 36 62 31, Fax: (84.4) 7 36 62 32, DĐ: 0913 34 46 30

Các văn bản liên quan