Biên bản Hội thảo lấy ý kiến đóng góp Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư tại Cần Thơ

Thứ Hai 17:57 31-07-2006

BIÊN BẢN HỘI THẢO “ LẤY Ý KIẾN ĐÓNG GÓP DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH THI HÀNH LUẬT ĐẦU TƯ” TẠI CẦN THƠ VÀO NGÀY 26/7/2006
 
            Ngày 26/7/2006, Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam – Chi nhánh tại Cần Thơ đã tổ chức hội thảo “Lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý Nghị định thi hành Luật Đầu tư năm 2005” tại Hội trường lầu 4- Khách sạn Sài Gòn - Cần Thơ, Số 55 Phan Đình Phùng, Quận Ninh Kiều, Thành phố Cần Thơ.

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đến từ Trường Đại Học Cần Thơ, các Sở Ban ngành và doanh nghiệp Đồng Bằng sông Cửu Long cùng tham gia góp ý vào Nghị định.
Luật Đầu tư đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XI ngày 29/11/2005 về hoạt động đầu tư nhằm mục đích kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của nhà đầu tư và khuyến khích và ưu đãi đầu tư. Các hoạt động đầu tư ra nước ngoài trực tiếp cũng như gián tiếp.

Mở đầu hội thảo ông Võ Hùng Dũng – Giám đốc VCCI Cần Thơ phát biểu khai mạc, giới thiệu diễn giả trình bày chính trong hội thảo là Bà Phạm Chi Lan – Thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính Phủ, nguyên Phó Chủ tịch VCCI và có sự tham dự của Luật sư Bùi Quang Nhơn Giám đốc Chi nhánh Trung tâm trọng tài quốc tế tại Việt Nam.
Phần giới thiệu của bà Phạm Chi Lan về dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
            Đầu tháng 7, Ban soạn thảo cũng đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến dự thảo Nghị định tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, do thời gian hạn chế nên Ban Soạn thảo không đưa đi các tỉnh khác ý kiến được. Cần Thơ là trung tâm quan trọng của Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tuy nhiên cũng do thời gian hạn hẹp nên không đến lấy ý kiến được.
Quyết định trì hoãn việc ban hành Nghị định của Ban Sọan thảo là cần phải xem xét lại ý kiến của cơ quan và tiếp nhận ý kiến của ban công tác WTO tham gia. Trong quá trình soạn thảo Luật và Nghị định có nhiều số ý kiến không tán thành của các nhà đầu tư nước ngoài và các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài như: Eurocham của Châu Âu, Auscham của Úc, và vì thế để Luật Đầu tư có thể thực hiện được thì Bộ Kế Hoạch Đầu Tư có trình chính phủ ra chỉ thị tạm thời hướng dẫn cho các cơ quan cấp phép đầu tư ở các địa phương là vẫn cấp phép như trình tự bình thường, không làm cho việc ra Nghị định trễ ảnh hưởng thực hiện Luật hoặc đến quá trình cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư họ đã xin từ lâu trước khi Luật thực hiện. Luật Đầu tư đã thực hiện ngày 1/7 nhưng đến nay đã hơn một tháng vậy thực sự là Nghị định này còn đang ngổn ngang rất nhiều vấn đề, tuy nhiên thà nghị định có thể ban hành trễ chứ không phải là một Nghị định tồi không đáp ứng yêu cầu của Luật Đầu tư và nhất là không đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp. Khi đã ra một Nghị định mới những quy định dở sẽ tốn nhiều thời gian sửa lại và cực kỳ khó khăn, một khi đã ban hành Luật và Nghị định rồi phải mất một năm mà không thể sửa được, ví dụ điển hình trước đây Nghị định về hướng dẫn thực hiện Luật Thuế nhà đầu tư phản ánh rất dữ dội vì nó bác bỏ những quy định Luật Đầu tư trước đó và  mất một năm rưỡi sau mới sửa đổi lại được nhưng chỉ có một điều trong Nghị định thôi. Đối với Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư thì độ rộng và độ phức tạp lớn rất nhiều do đó phải xem xét lại kỹ càng và thà ban hành chậm nhưng mà chắc..
Về phía Ban nghiên cứu Thủ tướng không tham gia vào việc soạn thảo Nghị định chỉ tham gia một phần và tham gia soạn thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật doanh nghiệp. Việc soạn thảo Luật Đầu tư và Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư thì ban soạn thảo chủ yếu là ở Bộ Kế hoạch và Đầu tư và một vài thành viên ở Bộ khác. Nhiệm vụ chính của Ban nghiên cứu thủ tướng chính phủ giúp Chính phủ xem xét lại các dự thảo trước khi ban hành. Về cách nghiên cứu của Ban nghiên cứu Thủ tướng Chính phủ không phải là các thành viên ngồi với nhau xem xét dự thảo Nghị định mà huy động tối đa lấy ý kiến đóng góp của nhiều lực lượng khác chủ yếu là 2 lực lượng:
o       Lực lượng thứ nhất là các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp tham gia đóng góp thông qua VCCI và các hiệp hội khác
o       Thứ hai nữa là các nhà nghiên cứu luật pháp và kinh tế của các nơi họ cùng tham gia ý kiến, làm sao giúp cho chính phủ hiểu được DN trông đợi gì để Luật có thể đi vào cuộc sống được.
Trên tinh thần thì ban nghiên cứu thủ tướng chính phủ có tiến hành dự án khảo sát nhỏ bao gồm nhiều nhóm doanh nghiệp, về phía doanh nghiệp thì là VCCI cách làm của VCCI là đưa dự thảo  lên mạng lấy ý kiến, thứ hai là tổ chức rất nhiều hội thảo và tổ chức những nhóm nghiên cứu mời các hiệp hội doanh nghiệp khác nhau tham gia và đóng góp ý kiến. Riêng VCCI ở Hà Nội nhận được 250 ý kiến đóng góp khác nhau của doanh nghiệp thông qua 12 hiệp hội và 7 hãng luật khác nhau và VCCI đã hoàn thành bảng đóng góp ý kiến cho Ban nghiên cứu thủ tướng Chính phủ. Ngoài VCCI Ban Nghiên cứu còn dựa vào Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính đây cũng  là một kênh rất quan trọng của nhà đầu tư như Hội Công thương Hà Nội, Hội công thương TPHCM, Hội doanh nghiệp trẻ HN và TPHCM và các hãng luật và các nhà nghiên cứu thì nằm rải rác trong các cơ quan khác nhau.
Ý kiến chung là họ nhận thức được:
-         Dự thảo Nghị định này có tầm quan trọng đặc biệt trong việc đưa Luật Đầu tư vào cuộc sống. Chúng ta đã biết Luật Đầu tư được thiết kế như vậy có hòa nhập được vào cuộc sống hay không là ở các Nghị định, các doanh nghiệp thì phải làm việc với Nghị định và thậm chí với thông tư còn hơn là làm việc với  bản thân Luật cho nên không có Nghị định tốt thì Luật không thể thực hiện được tốt.
-       Thứ hai đánh giá cao nỗ lực của cơ quan soạn thảo Nghị định, Nghị định này phức tạp có độ dày và yêu cầu của nó cao hơn so với các Nghị định trước đó. Trước Luật Đầu tư thì có 2 Luật khác nhau còn bây giờ thì chỉ có Luật Đầu chung diện áp dụng rộng hơn nhiều do vậy cũng có khó khăn thêm, cơ quan soạn thảo Nghị định cho đến nay đã ban hành được dự thảo thứ 16 và có các kênh nhỏ khác như 15 có 15A, 15B,… mỗi bảng dự thảo có bảng A bảng B cộng lại là rất nhiều do đó Ban soạn thảo phải làm rất nhiều và tổ chức các cuộc họp đóng góp ý kiến của các doanh nghiệp khắp nơi.
-       Thứ ba là thời điểm thực hiện Luật cũng đã đến nhưng chất lượng của Nghị định còn quan trọng hơn, cho nên không chấp nhận hy sinh chất lượng của Nghị định để đổi lấy tính thời gian đảm bảo của Nghị định thà ban hành Nghị định trễ một chút nhưng đảm bảo có chất lượng tốt.
-    Thứ tư là đưa ra những hướng dẫn cụ thể rõ ràng minh bạch hợp lý đảm bảo tinh thần và các nguyên tắc chính của cả Luật Đầu tư lẫn Luật Doanh nghiệp.Chúng ta có 2 Luật cùng một lúc 2 Luật liên quan rất chặt chẽ với nhau, nếu Luật đầu tư đưa ra những điều trái với Luật Doanh nghiệp thì không thể giúp Luật doanh nghiệp thực hiện tốt được, khi rà soát Luật đầu tư thì phải rà soát những điều tương quan của LDN xem có trái nhau không. Luật Doanh nghiệp có tư tưởng là nhà nước rất ít kiểm soát hậu kiểm là chính còn tiền kiểm ít hơn, khi mà Doanh nghiệp tham gia thị trường đăng ký kinh doanh thủ tục rất đơn giản theo tinh thần là làm đúng theo tinh thần những điều gì mà Luật không cấm. Một khi Doanh nghiệp hình thành rồi thì nhà nước có những kênh để kiểm soát sau thông qua những báo cáo của các cơ quan khác nhau liên quan đến doanh nghiệp như cơ quan thuế, môi trường đất đai. Nhiệm vụ của họ sẽ giám sát đến doanh nghiệp từ ban đầu, vì vậy nhà nước điển hình là các cơ quan đăng ký kinh doanh không nhất thiết phải làm khó DN về việc các trình tự thủ tục hoặc giám sát trước khi doanh nghiệp ra đời. Còn về Luật Đầu tư thì có một tư duy hơi khác là Luật đầu tư có ý kiểm sóat các dự án đầu tư ngay từ lúc ban đầu và điều đó thể hiện ngay trong quá trình làm Luật rất vất vả khi mà yêu cầu tất cả các dự án đầu tư phải đăng ký, trước đây các doanh nghiệp đầu tư trong nước khi nào có liên quan tới đất đai thì mới làm việc với cơ quan địa chính, còn liên quan tới xây dựng làm việc với cơ quan xây dựng, trường hợp bình thường thì các nhà đầu tư cứ làm và thực hiện quy định nộp thuế theo pháp luật. Tuy nhiên Luật đầu tư quy định lần này thì bất kỳ dự án lớn nhỏ nào cũng phải đăng ký với cơ quan Đầu tư kể cả dự án dưới 15 tỷ. Vì vậy có tranh chấp quyết liệt đề nghị với nhà nước không áp dụng đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước dưới 15 tỷ. Khái niệm dự án đầu tư trong Luật là tập hợp những đề xuất về đầu tư thì khi tập hợp những đề xuất  thì đây mới là những ý tưởng tư tưởng cơ bản, thế kiểm soát là kiểm soát cái gì đăng ký thì đăng ký cái gì, thực tế ra đầu tư thì nhiều lĩnh vực khác mới nảy sinh, ví dụ như muốn xem người ta cần bao nhiêu đất sử dụng thì chuyện đó là của cơ quan địa chính, nếu sử dụng bao nhiêu lao động thì có cơ quan lao động kiểm soát, như vậy thì cơ quan đầu tư đâu nhất thiết buộc Doanh nghiệp trình các chứng từ ngay từ đầu. Tại ký họp Quốc hội vừa qua thì Quốc hội chấp nhận và loại bỏ dự án dưới 15 tỷ của các doanh nghiệp đầu tư trong nước là không phải đăng ký với nhà nước, tuy nhiên các dự án trên 15 tỷ thì chiếm tỷ lệ khá nhiều và bao gồm nhiều lĩnh vực do đó phải đảm bảo tính hợp lý nhất là tính minh bạch trong quy trình đăng ký, vì vậy đây là cả một vấn đề lớn bởi vì quy định đăng ký không cẩn thận thì thực tế trở thành một loại giấy phép không phải là đăng ký, nếu quá phức tạp đòi hỏi nhiều thứ  thì trở thành một thứ phép tắt rất là thôi lôi cho doanh nghiệp.
Còn điều cuối cùng chúng tôi có ý kiến chung là do tính phức tạp và độ rộng nên Nghị định này phải được thiết kế rất là thận trọng nắm lấy ý kiến của các nhà đầu tư và đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoạt động đầu tư, chứ không căn cứ trên lý thuyết mong muốn của cơ quan đầu tư mà phải đáp ứng chủ yếu mong muốn của các nhà đầu tư là làm sao cho họ đầu tư được. Luật đầu tư ban hành ra là chủ yếu mong muốn thu hút được nhiều hơn các nhà đầu tư chứ không phải phục vụ nhiều hơn cho các cơ quan nhà nước.
Vấn đề chính cần quan tâm trong quá trình rà soát là nhóm nghiên cứu tập trung vào các cụm vấn đề:
1.    Thứ nhất là rà soát tính phù hợp của dự thảo Nghị định so với Luật đầu tư và so với tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với Luật Đầu tư và LDN. Năm ngoái trước khi đưa ra Luật thì Ban nghiên cứu thủ tướng có về Cần Thơ để trình bày tư tưởng chỉ đạo của thủ tướng đối với 2 Luật mới như thế nào xin ý kiến rộng rãi của các DN ở các nơi và các chuyên gia, sau đó trình Thủ tướng có ý kiến như sau Luật và các Nghị định phải được thiết kế phù hợp với tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng. Trong tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng có 3 khía cạnh cần quan tâm nhất:
- Thứ nhất 2 Luật này đảm bảo tinh thần tự do kinh doanh của người dân như: tự do kinh doanh và tự do đầu tư trong lĩnh vực luật pháp không cấm, tiêu chí cao nhất là phải đạt được những ý trên.
-   Thứ hai là đảm bảo tính bình đẳng không phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế,
-  Thứ ba là phù hợp với các cam kết quốc tế của Việt nam trong quá trình hội nhập đặc biệt là các cam kềt trong quá trình gia nhập WTO. Ngoài ra theo yêu cầu tư tưởng chỉ đạo của Thủ tướng là phải đảm bảo tính minh bạch tính ổn định đối với các quy định cụ thể của các Nghị định.
2.      Thứ hai là rà soát tính phù hợp của dự thảo Nghị định so với LDN, rà soát phù hợp với LDT là điều dĩ nhiên tuy nhiên rà soát đó cũng phải phù hợp với LDN nữa như các lý do đã nêu ở trên, vì vậy khi rà soát thì phải rà soát cả hai vấn đề nhất.
3.      Thứ ba là ba vấn đề cuối rà soát là tập trung rà soát phù hợp với yêu cầu của nhà đầu tư trong đó có yêu cầu rà soát xem quy định về thủ tục có phù hợp với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước không, các quy định về thẩm tra dự án đầu tư có phù hợp hay không? Các quy định về ưu đãi đầu tư, cấm và hạn chế đầu tư các danh mục kèm theo có đạt yêu cầu hay không? Có phù hợp hay không? Đây là những nội dung chính đưa ra để cần rà soát.
Sau khi rà soát thì có những phát hiện chính được nhóm nghiên cứu đưa ra là một loạt các vấn đề, tất nhiên những cái tốt của dự thảo Nghị định thì không cần nói có nhiều ưu điểm và có rất nhiều điểm phù hợp với Luật với 2 Luật, nhưng có hàng loạt điều chưa ổn thì được phát hiện và đưa cho các cơ quan soạn thảo cần xem xét lại:
-         Thứ nhất là một số khái niệm trong Dự thảo chưa đảm bảo tính minh bạch, chính xác chưa tương thích với Luật, có nhiều khái niệm mới đưa ra nếu áp dụng theo khái niệm đó thì không biết cách nào thực hiện được cả, điển hình như định nghĩa thế nào là nhà đầu tư nước ngoài thế nào là đầu tư 100% vốn.
-         Thứ hai là thủ tục đầu tư được quy định trong dự thảo phải chưa đảm bảo tính minh bạch hợp lý, chưa dự liệu được các thủ tục trong các tình huống phát sinh. Nội dung một số hồ sơ biểu mẫu thì phức tạp và chưa rõ ràng, chuyện thủ tục đối với các cơ quan thì có thể nhẹ nhàng hoặc họ nghĩ là nhẹ nhàng nhưng đối với doanh nghiệp thì là đại sự bởi vì như biểu mẫu chẳng hạn quy định DN khai đến 99 mục thì là một điều không tưởng, mấy lần dự án thì mấy lần đề xuất phải khai đến 99 mục khác nhau, nhiều vấn đề người ta chưa suy nghĩ tới trong đầu, khi có một ý định đầu tư thì phải khai ra là một chuyện không hợp lý được. Do đó cần phải làm rõ là quy trình như vậy thì các cơ quan nhà nước phải làm như thế nào, theo một trình tự như thế nào, điều kiện nào để chấp nhận và như thế nào không chấp nhận, những điều đó hoàn toàn là mù mờ không được nêu trong Nghị định, chỉ nặng về những quy định do phía doanh nghiệp mà thôi, còn giữa các cơ quan nhà nước với nhau thì lại thiếu quy định rõ ràng như vậy là rất khó cho doanh nghiệp.
-         Thứ ba là một số quy định không có tính khả thi vì cái khó là do liên quan đến nhiều văn bản khác và nó không phù hợp với điều kiện thực tế thành ra có quy định nhưng không thể nào thực hiện được trong thực tế.
-         Và thứ tư là một lọat các vấn đề khác ví dụ những mẫu đăng ký thì quá phức tạp, đề nghị cấp chứng nhận đầu tư thì đòi hỏi quá nhiều chi tiết, hoặc danh mục ưu đãi thiếu minh bạch và thiếu khoa học trong việc sắp xếp các danh mục.
-         Đi cụ thể hơn thì đối với các khái niệm trong dự thảo có một loạt khái niệm chưa rõ ràng, ví dụ như doanh nghiệp 100% vốn nước ngòai rồi lại có khái niệm DN thực hiệu đầu tư 100% vốn nước ngoài, đây là vấn đề phát sinh thêm trong Nghị định trong Luật thì không có và sự khác nhau của hai khái niệm này không có giải thích định nghĩa, như vậy có lúc này có thể coi là DN 100% hoặc lúc khác là DN thực hiện đầu tư 100% vốn thì làm sao? Người ta sẽ không biết theo đâu mà thực hiện cả hay là DN 100% vốn của nhà đầu tư đã là DN thì 100% vốn của nhà đầu tư rồi thì làm sao có cả khái niệm này vào nữa, và dự án đầu tư nước ngoài dự án đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngòai nhà đầu tư trong nước là rất khó đặc biệt là trong bối cảnh chúng ta có rất nhiều dự án xen kẽ đầu tư nước ngòai và trong đó có phần vốn của trong nước đóng góp nữa, và nhà đầu tư cũng vậy quốc tịch của nhà đầu tư bản thân cá nhân đi đầu tư thì có thể quốc tịch nước này hay nước khác nhưng mà nếu nhà đầu tư nói chung là doanh nghiệp thì quốc tịch của nó không rõ ràng. Tất cả khái niệm mù mờ như thế này không định nghĩa rõ ràng thì sao này rất khó thực hiện trong thực tế, và còn vài điểm chưa chính xác như quy định về nhà đầu tư có quyền sáp nhập mua lại doanh nghiệp thì cái đó không có khái niệm vì đã được quy định trong Luật DN thì chỉ có doanh nghiệp có quyền mua lại sáp nhập thôi, còn nhà đầu tư định nghĩa trong Luật Đầu tư là tổ chức hoặc cá nhân bỏ vốn đầu tư thì được gọi là nhà đầu tư, còn cá nhân chỉ bỏ phần vốn vài phần trăm trong một DN thì làm sao có quyền mua lại sáp nhập doanh nghiệp khác vào được, quyền mua lại sáp nhập đó là quyền của DN đầu tư chứ không phải là của cá nhân nhà đầu tư, quy định như vậy trong Nghị định là không đúng không chính xác. Điểm không tương thích nữa là tiền lương của người lao động do nhà đầu tư và người lao động thỏa thuận một lần nữa khái niệm nhà đầu tư ở đây, đây là một nhầm lẫn vì cá nhân nhà đầu tư không có quyền quy định mức lương mà chỉ có DN với người lao động thỏa thuận với nhau về tiền lương theo quy định của Luật Lao động. Còn về khái niệm  chuyển nhượng dự án cũng vậy đưa vào LDT là không đúng vì đây là vấn để của LDN là chuyển nhượng DN chứ không phải là chuyển nhượng dự án không có chuyển nhượng ý định đầu tư. Về các thủ tục đầu tư trong dự thảo đầu tiên thể hiện thiếu tính minh bạch, thủ tục ưu đãi đầu tư thì các thủ tục quy định về hồ sơ giấy tờ các quan tiếp nhận hồ sơ cơ chế khiếu nại đều quá chung chung không rõ ràng nói chung ưu đãi đầu tư đưa ra như vậy DN muốn theo dự thảo Nghị định này để tiếp cận với ưu đãi thì cực kỳ khó khăn bởi vì không biết cửa nào để gõ, bao nhiệu hồ sơ cần thiết, tiếp cận đến đâu và thời hạn như thế nào, họ hoàn toàn không rõ nếu như không được giải quyết thì sẽ không biết khiếu nại đến đâu như thế nào. Về thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư có điều kiện thì cũng vậy vì theo quy định của Luật các dự án đầu tư có điều kiện hoặc các dự án đầu tư có vốn trên 300 tỷ thì phải có thủ tục thẩm tra nhưng trong dự thảo Nghị định thì không quy định rõ trách nhiệm và quan hệ giữa các cơ quan có trách nhiệm trong việc thẩm tra với cơ quan cấp giấy chứng nhận đầu tư thế nào? Vì vậy căn cứ theo Nghị định này thì DN không biết ai là người cuối cùng, cơ quan nào là người cuối cùng thẩm tra dự án của mình và người có tiếng nói quyết định nhất là dự án của mình có được lọt qua cửa thẩm tra hay không? Hay là DN phải đi gõ rất nhiều cửa khác nhau mà các cơ quan đổ cho nhau và không biết ai là người chịu trách nhiệm cuối cùng , về thủ tục thẩm tra dự án đầu tư thì cũng quy định chưa rõ các cơ quan thẩm tra và các quyền khiếu nại của nhà đầu tư v.v…Điều mù mờ nhất là người ta sẽ không biết chuẩn mực nào các cơ quan tiếp nhận các dự án của mình sau khi thẩm tra là có phù hợp hay không? Phải có tiêu chí thẩm tra như thế nào thẩm tra cái gì, Luật chưa có điều kiện thể hiện chi tiết thì Nghị định phải thể hiện chi tiết. Tiêu chí hợp lý trong dư thảo các thủ tục đầu tư là các dự án có sử dụng vốn nhà nước thì phải có văn bản đồng ý của cơ quan đại diện chủ sở hữu, như thế này dẫn đến tình trạng có thể có dự án đầu tư trong đó cơ quan nhà nước hoặc cổ phần của nhà nước đầu tư vào thì khỏang 20-30% nhưng mà DN và tất cả các chủ khác, những người có vốn khác sẽ xin ý kiến của cơ quan chủ quản trước khi có những thay đổi quyết định quan trọng về việc đầu tư của mình, tất cả những dự án nào có vốn nhà nước thì có cơ quan chủ sở hữu đó đại diện chủ sở hữu mà đưa ra ý kiến đồng ý bằng văn bản, thì như vậy rất bất hợp lý DN đầu tư nào có vốn nhà nước dù chỉ là tỷ lệ nhỏ. Về đầu tư trong một số lĩnh vực ký quỹ và mua bảo hiểm của khách hàng , người ta xin dự án đầu tư còn đang chờ chưa duyệt thì đã biết được nhà nước có chập thuận hay không? mà bây giờ lại ký quỹ trước hay thậm chí là mua bảo hiểm trước cho khách hàng, đối với dự án đầu tư về y tế về giáo dục về du lịch, bảo hiểm một loạt các cái là phải ký quỹ. Như mua bảo hiểm người ta chưa có khách hàng là ai? Việc mua bảo hiểm trước thì không hợp lý, không thể thực hiện được quy định như vậy. Một số thủ tục mới trong Luật không yêu cầu nhưng Nghị định yêu cầu có ví dụ như yêu cầu nhà đầu tư nộp 8-10  bộ hồ sơ là quá nhiều, một cơ quan tiếp nhận dự án duy nhất thì chỉ có đến 2 bộ là cùng còn các phần liên quan thì cho các bộ liên quan họ thẩm định đúng phần đó, tất cả bộ tất cả các cơ quan liên quan mỗi nơi đều ôm một bộ mà xem tất cả thì sẽ rơi vào trường hợp người ta xem những khía cạnh mà không thuộc vào trách nhiệm của người ta, ví dụ như môi trường thì đáng lẽ xác nhận vấn đề môi trường cho DN đã thích đáng chưa còn các việc khác thì cho cơ quan khác làm, các cơ quan đều muốn xem toàn bộ hồ sơ và điều khoán vào những điều không thuộc trách nhiệm của mình, còn những điều đúng trách nhiệm của mình có ý kiến thì lại không có ý kiến dẫn đến tình trạng chồng chéo giữa các ý kiến khác nhau, các cơ quan làm khổ các DN rất nhiều thế nên rút lại các bộ hồ sơ cần thiết mà chuyện các cơ quan nhà nước làm việc với nhau là tự họ phải làm với nhau chứ không bắt nhà đầu tư chuẩn bị nhiều bộ hồ sơ  hoặc phải đi gõ nhiều cửa. Về quy định đích thân thủ tướng phải chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư dự án trong một số trường hợp theo định một liệt kê rất dài hàng chục loại dự án đầu tư mà TTCP phải chấp thuận theo đề nghị của Bộ Kế hoạch đầu tư và các Bộ liên quan. Thủ tướng đâu có thời gian ngồi xem từng dự án một để quyết định có chấp thuận hay không trong trường hợp thủ tướng chấp thuận thì liệu thủ tướng có trách nhiệm được tới cùng hay không? Nhất là thủ tướng đang đề cao trách nhiệm của người đứng đầu nếu ông ký vào chấp thuận sau này có chuyện gì thì ông sẽ phải có trách nhiệm, đề nghị rút bớt quy định này lại không bắt thủ tướng làm quá nhiều việc mà đáng lẻ thuộc trách nhiệm của nhiều Bộ ở đây nhà nước đã có Bộ KHĐT để chịu trách nhiệm trước nhà nước về lĩnh vực đầu tư rồi thì Bộ đó phải gánh trách nhiệm đầu tư thế còn có một số lĩnh vực hạn hẹp cần thiết thì phải xin ý kiến của thủ tướng thôi, không nên để cho Thủ tướng là người đứng ra về mặt pháp lý là người chấp thuận cấp chứng nhận đầu tư nữa. Có một số tình huống phát sinh như khi DN thay đổi vốn, DN VN mua lại dự án đầu tư nước ngòai và ngược lại thì như vậy chưa có quy định và chuyện này chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai chúng ta sẽ thấy, thời gian vừa qua có trường hợp ban đầu là liên doanh sau đó VN mua lại cổ phần của nước ngoài và ngược, trong Nghị định này hình như bỏ quên hoàn toàn không nêu cũng như tỷ lệ thay đổi vốn diễn ra liên tục nhất là bây giờ chúng ta có thị trường chứng khoán có đầu tư tài chính thì các doanh gnhiệp đăng ký trên thị trường chứng khoán vốn của họ thay đổi liên tục chứ không cố định, và thành phần đóng góp vào vốn cũng thay đổi liên tục, có thể bây giờ 30% nước ngoài nhưng ngày mai có thể lên 40% nước ngoài, tất cả thay đổi như thế thì thủ tục như thế nào? phải quy định ra sao? theo quy định của Luật và theo như Nghị định phải báo cáo ví dụ trường hợp như vậy phải báo cáo như thế nào? rất khó cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán hàng ngày hàng giờ báo cáo về thay đổi cơ cấu vốn của mình cũng như việc bỏ vốn của mình. Một phần nữa nội dung của các mẫu biểu chưa rõ ràng và chưa chuẩn hóa được nội dung cũng như hình thức của hồ sơ, từ bảng dự thảo thứ 15 trở đi thì BKHĐT bỏ ra không đưa vào để lấy ý kiến chung nữa các mẫu biểu liên quan nhưng từ dự thảo 14 trở về trước thì có những mẫu biểu này, rà soát những mẫu biểu này thì thật sự giật mình chúng quá phức tạp và các hồ sơ chồng chéo nhau rất nhiều, hình thức cũng khác biệt nhau rất nhiều vì vậy đề nghị nên chuẩn hóa lại, không nên cũng là một nhà đầu tư nhưng nhiều hồ sơ khác nhau như vậy làm phức tạp thêm cho nhà đầu tư. Tính khả thi của Nghị định thì có một số quy định không phù hợp với điều kiện thực tế ví dụ như điều kiện về việc thẩm tra đối với các dự án đầu tư có điều kiện nói chung là các điều kiện kinh doanh ở nước ta được quy định ở hàng trăm văn bản pháp luật khác nhau, các chuyên gia pháp luật còn nói rằng có thể tính chi tiết ra thì là cả ngàn chứ không phải cả trăm văn bản nữa bởi vì những điều kiện cụ thể thì rất nhiều các cơ quan đưa vào hướng dẫn trong hình thức Nghị định hoặc là thông tư hướng dẫn về cách làm kinh doanh các loại, cho nên là nếu thẩm tra đối với các dự án thẩm tra có điều kiện là phải áp dụng vào một hệ thống luật pháp cực kỳ phức tạp cho nên rất khó trong thực tế để thẩm tra được đầy đủ, các điều kiện không cụ thể không rõ ràng  rất là khó thẩm tra xem xét các dự án, yêu cầu về các dự án có điều kiện phải thẩm tra đây là yêu cầu không khả thi trên thực tế có lẽ nên tập trung vào các dự án thuộc về lĩnh vực lớn thôi. Ta hình dung xem như Karaoke bộ VHTT cũng đưa ra nhiều điều kiện cụ thể từ diện tích phòng bao nhiệu? Cửa kính phải cao bao nhiệu? Ăn mặc tiếp viên ra làm sao? Nếu thẩm tra thì sức đâu cơ quan đi kiểm tra tòan bộ cho hết những điều kiện như vậy. Về các tiêu điểm ưu đãi về đầu tư thì khó thực hiện không khả thi là vì quá rộng quá nhiều lĩnh vực ưu đãi nhiều mà rất là chung chung thủ tục lại chưa đủ rõ, có những ưu đãi không phù hợp với cam kết của WTO. VD ưu đãi về thuế như thuế đối với xuất khẩu hoặc giảm thuế cho hàng nhập khẩu, một số lĩnh vực không phù hợp như về ưu đãi về tín dụng có quy phạm rõ ràng gần như là cam kết chúng ta gần như chắc chắn có với WTO, có những ưu đãi thì khó khả thi vì nguồn lực của nhà nước thì rất hạn chế như trong Nghị định nhà nước sẽ hỗ trợ về tín dụng đất đai, tín dụng, hạ tầng nhưng mà nhà nước làm gì có đủ nguồn lực để hỗ trợ nhà đầu tư tất cả các mặt này. Vì vậy chúng tôi đề nghị đối với ưu đãi đầu tư thì hà tiện lại, trong dự thảo Nghị định thì tư tưởng ưu đãi còn rất là tràn lan và cơ quan soạn thảo vẫn cho ưu đãi là công cụ chính để thu hút đầu tư chứ không thấy cái nhà đầu tư cần là một môi trường đầu tư tốt và cái đó là ưu tiên, về ưu đãi đầu tư thì năm ngoái có Viện kinh tế TPHCM làm một nghiên cứu về ưu đãi đầu tư cho thấy 86% các nhà đầu tư nói là họ đầu tư không phải vì ưu đãi cả nhà đầu tư trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài, nói cách khác là cũng lĩnh vực đó không có ưu đãi đầu tư thì vẫn cứ làm bởi vì họ thấy lĩnh vực đó phù hợp với họ và họ có thể làm có hiệu quả được, vì thế họ vào đầu tư dứt khóat không phải vì là ưu đãi. Hơn 86% họ nghĩ như vậy thì việc gì chúng ta phải đưa ra quá nhiều ưu đãi để rồi lấy tiền của ngân sách mà người ta gọi là lấy tiền của người nghèo cho  người giàu. Một số các vấn đề khác như mẫu đăng ký đầu tư và đề nghị chứng nhận đầu tư thì dài và phức tạp quá nó đòi hỏi nhiều văn bản phải chứng minh và nhiều chi tiết không cần thiết như đã nói mẫu có 99 khoản mục cần khai trong đó, nếu có liên quan đến đất đai về thì chắc chắn cơ quan đại chính là người đầu tiên để hỏi cần gì đến cơ quan đầu tư phải hỏi đến và còn rất nhiều các chi tiết khác nữa, còn danh mục cấm đầu tư có điều kiện thì chưa rõ cấm cái gì có điều kiện rất cần phải làm lại những danh mục này.
Vì vậy chúng tôi có các kết luận:
-         Thứ nhất là Nghị định có hai nhược điểm lớn nhất Luật chưa thể hiện được tư duy tạo thuận lợi thông thoáng cho nhà đầu tư về các thủ tục đăng ký thẩm tra tìm hiểu, các thủ tục phức tạp đòi hỏi nhiều ở nhà đầu tư và thiếu các quy định chi tiết minh bạch các vấn đề cần thiết như trình tự và trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, quyền khiếu nại của nhà đầu tư hoặc các vấn đề hậu kiểm ra sao? Tóm lại các cơ quan lo quy định ra những điều mà bắt nhà đầu tư phải làm, và thiếu những điều mà mình phải làm là cái gì mà không phải trình ra cho DN nhà đầu tư biết là các cơ quan nhà nước phải làm gì thực hiện quy định của Luật ,
-         Thứ hai nặng tư duy các ưu đãi về đầu tư ưu đãi hỗ trợ, rất nhiều chế độ ưu đãi đầu tư thiếu tính minh bạch và thiếu tính khả thi
-         Thứ ba là qua nghiên cứu điều các nhà đầu tư quan tâm nhất không phải ưu đãi mà là thủ tục phải đơn giản minh bạch điều kiện thuận lợi, trên tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có quyền quan tâm và mong muốn, Hiệp hội doanh nghiệp cũng đã đóng góp nhiều ý kiến, các nhà nghiên cứu cũng đồng tình rất cao với các nhà đầu tư.
-         Vì vậy điều cuối cùng là yêu cầu ban soạn thảo và Chính phủ cần phải lắng nghe doanh nghiệp, chính nhà đầu tư họ bỏ phiếu cho Nghị định bằng những đồng tiền của họ, Nghị định tốt thì họ sẽ bỏ phiếu nhiều bằng những đồng tiền đầu tư vào còn Nghị định không tốt họ không đầu tư.
Ý kiến của hội thảo:
Bà Lê Thị Nguyệt Châu - Giảng viên Khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ:
1. Về hình thức
Điều 33 bao gồm những quy định về ưu đãi về thuế. Như vậy, cần phải xác định rõ ở đây là những ưu đãi này có khác hơn so với những ưu đãi đã được quy định ở pháp luật thuế. Nếu không khác thì có cần phải hướng dẫn lại hay chỉ dẫn chiếu sang pháp luật thuế? Nếu có khác thì cần phải hướng dẫn rõ ràng và phải làm rõ hiệu lực của pháp luật nào sẽ cao hơn.
Nếu phân tích theo câu chữ thì điều 33 của Luật Đầu tư gồm 4 khoản thì 4 khoản này đều có dẫn chiếu đến pháp luật về thuế có liên quan. Vì vậy, người đọc có thể hiểu đây là sự dẫn chiếu. Tuy nhiên điều 33 có vẻ chưa đủ vì thực tế pháp luật về thuế còn có nhiều ưu đãi hơn[1].
 
Điều 35, 36 Luật Đầu tư lại quy định riêng về việc chuyển lỗ và khấu hao tài sản cố định. Như vậy có thể hiểu là những quy định này có khác so với pháp luật có liên quan?
 
2. Về nội dung
 
Điều 33, 34, 35 bao gồm những quy định chung về ưu đãi về thuế. Trong những điều khoản này, ưu đãi chủ yếu về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế xuất nhập khẩu, vv... Tuy nhiên, khi chi tiết hoá, Dự thảo Nghị định hoặc không quy định rõ hoặc thu hẹp một số ưu đãi, cụ thể như sau:
 
2.1. Điều 33 khoản 2 về thuế thu nhập đối với phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế
 
Luật Đầu tư có quy định: “nhà đầu tư được hưởng ưu đãi về thuế cho phần thu nhập được chia từ hoạt động góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về thuế sau khi tổ chức kinh tế đó đã nộp đủ thuế thu nhập doanh nghiệp”. Tuy nhiên trong Dự thảo Nghị định lại không hề hướng dẫn. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì cần hiện tại pháp luật thuế của nhà nước chưa thật sự rõ ràng và chưa thể hiện sự ưu đãi đầu tư.
 
Một điểm cần lưu ý khi hướng dẫn điều khoản này là cần phân biệt giữa “ưu đãi về thuế” với “giảm tình trạng thuế chồng lên thuế” vì về nguyên tắc, những khoản thu nhập này của nhà đầu tư đã phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp. Những năm gần đây, nhiều nước đã áp dụng những biện pháp để giảm tình trạng thuế chồng thuế. Theo đó, nhà đầu tư là doanh nghiệp thì không phải đóng thuế hoặc được giảm thuế đối với thu nhập từ cổ phần cổ phiếu do liên doanh, liên kết kinh tế. Nhà đầu tư là cá nhân thì được khấu trừ thuế hoặc được miễn giảm thuế. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng xem đây là hình thức ưu đãi. Theo quan điểm của một số quốc gia, những biện pháp này là hiển nhiên vì nhà nước không nên đánh thuế chồng lên thuế.
 
 Hướng dẫn điều này trong Dự thảo Nghị định rất quan trọng và cần làm rõ những điểm sau:
-         Nếu nhà đâu tư là cá nhân thì chính sách thuế sẽ như thế nào? Có nên phân biệt giữa nhà đầu tư là người cư trú tại Việt Nam với người không cư trú ở Việt Nam không?
-         Nếu nhà đầu tư là doanh nghiệp thì chính sách thuế sẽ như thế nào? Có phân biệt giữa góp vốn cổ phần liên doanh, liên kết kinh tế trong nước với góp vốn cổ phần, liên doanh liên kết kinh tế với nước ngoài?
 
2.2. Điều 34 về chuyển lỗ
Phần đầu của điều luật có dẫn chiếu sang luật thuế thu nhập doanh nghiệp thế nhưng lại ghi thêm rằng thời gian chuyển lỗ không quá 5 năm. Thiết nghĩ quy định thêm này là không cần thiết vì luật thuế thu nhập doanh nghiệp đã qui định rồi và khá chi tiết. Điều này không được hướng dẫn trong DTNĐ. Tuy nhiên, nếu có sửa đổi luật thì cần lưu ý đến điểm này.
 
2.3. Điều 35 về khấu hao tài sản cố định.
 
Luật Đầu tư cho phép khấu hao nhanh đối với các dự án đầu tư trong lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi đầu tư và dự án kinh doanh có hiệu quả. Mức khấu hao nhanh là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định. Nếu áp dụng phương pháp phân tích câu chữ thì nếu nhà đầu tư đạt dược những điều kiện nêu ở phần đầu điều 35 thì sẽ được khấu hao nhanh. Như vậy, quy định này khác hơn so với quy định hiện hành trong thuế thu nhập doanh nghiệp (theo Thông tư 28 BTC ngày 22 tháng 12 năm 2003 chỉ cho phép khấu hao nhanh đối với cơ sở kinh doanh áp dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng có hiệu quả kinh tế cao)[2]. Vì vậy, DTNĐ nên làm rõ vấn đề này, tránh trường hợp chênh nhau giữa luật thuế thu nhập doanh nghiệp và luật đầu tư. Đề xuất
1.      Kiểm tra lại khi Quốc Hội ban hành Luật Đầu tư, Quốc Hội có ý định trao cho nhà đầu tư những ưu đãi về thuế mà chưa được quy định trong pháp luật về thuế hay không. Nếu có thì phải hướng dẫn rõ ràng.
2.      Kiểm tra xem Quốc Hôị có ý định tập hợp hết những ưu đãi về thuế vào LĐT và những ưu đãi này phải được thể hiện trong các văn bản hướng dẫn LĐT hay không.
3.      Nếu Quốc Hội không có ý định (1) và (2) thì Quốc Hội nên sửa đổi luật và quy định duy nhất một điều dẫn chiếu sang pháp luật thuế. Cơ quan thuế hay cơ quan quản lý về đầu tư có thể tập hợp, cập nhật hết những ưu đãi về thuế hiện hành và công bố trên website của mình.
Ông Diệp Hoài Minh- Cty tổ chức sự kiện nêu ý kiến:
Luật đầu tư và Luật Thuế thì luật nào có giá trị pháp lý hơn trường hợp có mâu thuẩn thì áp dung luật nào. Thể nhân và pháp nhân chủ thể đầu tư là chưa được qui định rõ. Về vấn đề thuê quản lý thì chi phí trả cho chuyên gia nước ngoài có được ấn định không. Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện ở góc độ nào có qui định đào tạo huấn luyện được hạch toán vào chi phí hợp lý vấn đề này cần quy định rõ ràng hơn vì có liên quan đến cơ quan thuế. Việc dự báo doanh số trong năm đầu tiên để nộp thuế sẽ không kích thích được đầu tư nên xác định hỗ trợ nhà đầu tư trong những năm đầu tiên trong luật thuế. Vấn đề thuê quản lý chưa được qui định rõ ràng mục đích của thuê quản lý là làm lợi cho doanh nghiệp trường hợp quản lý trong liên doanh cố ý làm lỗ dần để chuyển sang 100% vốn nứoc ngoài vấn đề này thực tế đã xảy ra nhưng không quy định trong Nghị định này. Ưu đãi và khuyến khích đầu tư, sử nguồn nhân lực càng sử dụng công nghệ tiên tiến thì sử dụng lao động ít hơn, người lao động đòi hỏi có kỹ thuật cao hơn. Phân biệt lao động trí thức và lao động phổ thông trong một doanh nghiệp quy định trình độ như thế nào được ưu đãi vì như vậy doanh nghiệp sẽ bỏ tiền ra để đào tạo, trả lương…. Việc xác định quy mô doanh nghiệp dựa trên số lượng lao động sẽ không chính xác vì có sự khác biệt giữa lao động phổ thông và lao động tri thức. Ngoài ra còn phải quy định thêm để khuyến khích sử dụng lao động tại địa phương sẽ được ưu đãi.
 
Một số ý kiến về Dự thảo 16 Nghị định quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư của Ông Thạc sĩ Luật học Diệp Thành Nguyên như sau:
 
Thứ nhất, tại khoản 2 Điều 7 của dự thảo Nghị định có nêu lên 2 loại doanh nghiệp là “Doanh nghiệp thực hiện đầu tư 100% vốn nước ngoài” và “doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài”, nếu đây là 2 loại doanh nghiệp khác nhau thì cần phải có thêm quy định tiêu chí để phân biệt hai loại doanh nghiệp này, còn nếu đây chỉ là một thì phải dùng cho thống nhất một khái niệm, nếu không thì khoản này sẽ bị tối nghĩa.
 
Thứ hai, tại khoản 3 của cùng Điều 7 dự thảo nêu lên một loại hình doanh nghiệp là “Doanh nghiệp thực hiện đầu tư 100% vốn nước ngoài có tư cách pháp nhân  theo pháp luật Việt Nam”, theo tôi khái niệm này không chính xác bởi vì theo Luật Doanh nghiệp thì loại hình doanh nghiệp tư nhân là không có tư cách pháp nhân.
 
 Thứ ba, tại khoản 2 Điều 11 của dự thảo Nghị định có quy đinh “Nhà đầu tư nước ngoài không được góp vốn, mua cổ phần vượt quá các cam kết về tỷ lệ mua, hình thức đầu tư và lộ trình quy định trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên”. Như chúng ta biết, tính đến nay nước ta đã ký hơn 40 điều ước quốc tế về đầu tư. Do đó, việc các nhà đầu tư buộc phải biết hết nội dung các điều ước này cũng là điều khó khăn. Vì thế dự thảo Nghị định nên có quy định hướng dẫn chi tiết hơn nhằm tránh những rắc rối cho nhà đầu tư cũng như cơ quan quản lý sau này.
Thứ tư, tại khoản 2 Điều 44 của dự thảo Nghị định có quy đinh “Nhà đầu tư đã đăng ký đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo bằng văn bản với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng dự án đầu tư”, quy định như trên phải hiểu là nhà đầu tư phải thông báo cho cơ quan quản lý Nhà nước về đầu tư bằng văn bản việc tạm dừng đầu tư trong mọi trường hợp; trong khi đó Luật Đầu tư chỉ quy định thủ tục này khi nhà đầu tư cần miễn, giảm tiền thuê đất (khoản 1 Điều 64 Luật Đầu tư quy định “Nhà đầu tư khi tạm ngừng dự án đầu tư phải thông báo với cơ quan nhà nước quản lý đầu tư để được xác nhận làm cơ sở cho việc xem xét miễn, giảm tiền thuê đất trong thời hạn tạm ngừng dự án”). Như thế, sự thuận lợi, thông thoáng cho nhà đầu tư trong dự thảo Nghị định bị bó hẹp hơn so với quy định của Luật Đầu tư là văn bản có giá trị pháp lý cao hơn.
 
Thứ năm, tại khoản 1 Điều 59 dự thảo Nghị định có quy đinh “Các dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tư dưới mười lăm tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện thì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư”.  Trong khi đó, chúng ta không tìm thấy trong dự thảo Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư trong nước, mà chỉ có Phụ lục D Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài. Nên chăng bổ sung thêm Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện áp dung cho nhà đầu tư trong nước, vì có như thế thì quy định tại khoản 1 Điều 59 dự thảo mới có thể thực hiện được.
Thứ sáu, tại Phụ lục C “Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư” của dự thảo liệt kê chung chung, không hợp lý lắm, chẳng hạn như: sản xuất các loại pháo (kể cả pháo hoa?), sản xuất các đồ chơi nguy hiểm (cần phải cụ thể hơn?), buôn bán phụ nữ, trẻ em (buôn bán nam giới? Nên quy định chung buôn bán người là đủ).
LS TS Bùi Quang Nhơn có một số ý kiến như sau:
1.- Vấn đề sử dụng từ “Tư cách pháp nhân”, đây là Quy định tại Điều 84 đến 100 của Bộ Luật Dân sự, Đề nghị thay cụm từ nầy bằng Cụm Từ:” Có tư cách pháp lý kinh doanh thương mại” Hoặc “Có tư cách Thương nhân theo quy định Luật thương mại”  Hoặc “Có tư cách Thương nhân”
2.-  Điều 3, có 3 khoản 1, 2, 3 ghi lại đúng nguyên văn Điều 5 Luật đầu tư. đề nghị trong Nghị định không lập lại
3.- “Điều 8. Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài
            Khoản 3 Dự thảo đã dùng cụm từ "hợp đồng liên doanh" trong khi khoản 4 Điều 3 Dự thảo lại dùng "hợp đồng thành lập doanh nghiệp" nhưng không có trong "giải thích từ ngữ".  Đề nghị bổ sung cho phần giải thích từ ngử cụm từ "hợp đồng liên doanh"
            Trong Điều 78 quy định nội dung Hợp đồng Liên doanh
4.- Điều 9 Hình thức đầu tư theo Hợp đồng hợp tác kinh doanh
            Khoản 1 Điều 9 của Nghị định quy định khái niệm “Hợp đồng hợp tác kinh doanh”             “Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư để tiến hành đầu tư, kinh doanh, trong đó quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi nhà đầu tư mà không thành lập pháp nhân mới”.
            Khoản 16 Điều 3 Luật Đầu tư đã quy định: “
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phẩm mà không thành lập pháp nhân” Đề nghị điều chỉnh cho thống nhất với Luật
            Hợp đồng hợp tác kinh doanh thì Luật quy định là “hình thức đầu tư được ký giữa các nhà đầu tư”, Nghị định lại quy định là “văn bản ký kết giữa các nhà đầu tư”.
5.- Điều 10. Ban điều phối và Văn phòng điều hành thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh
1. Trong quá trình kinh doanh, các Bên hợp doanh có thể thoả thuận thành lập Ban điều phối để thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đề nghị quy định phần: tỷ lệ thành viên Ban điều phối do thoả thuận của hai Bên, trường hợp Hai Bên không thống nhất được tỷ lệ của thành viên Ban điều phối thì phải yêu cầu Trọng tài hoặc Toà án phán quyết
2. Trường hợp hợp đồng hợp tác kinh doanh có Bên nước ngoài thì Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập Văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện Hợp đồng hợp tác kinh doanh. đề nghị bổ sung: Chi phí của Văn phòng điều hành tại Việt Nam do Bên nước ngoài gánh chịu
6.- Điều 12. Đầu tư theo hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài
            Điều 12 quy định về việc đầu tư theo hình thức Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là chưa hợp lý. Cụ thể theo quy định của Điều này, Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài là Công ty được thành lập, tổ chức hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, nhưng lại có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong khi đó việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư là theo quy định của Luật đầu tư. Đề nghị nên quy định lại cho rỏ
7.- Điều 24 Đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Đề nghị nên Quy định rỏ: 
            1/ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng chưa nhập Quốc tịch nước ngoài
            2/ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng đã nhập Quốc tịch nước ngoài
            Quyền và nghĩa vụ của hai nhóm người nầy khác nhau hay giống nhau?
8.- Điều 45. Chấm dứt hoạt động của dự án đầu tư
1. Nhà đầu tư chấm dứt hoạt động trong các trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật Đầu tư.
2. Cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư có quyền quyết định chấm dứt hoạt động của dự án trong trường hợp:
a) Dự án đầu tư không được triển khai hoặc không có khả năng thực hiện theo đúng tiến độ đã được cam kết sau mười hai tháng kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, trừ trường hợp được gia hạn, cho tạm ngừng thực hiện dự án theo quy định tại Điều 44 Nghị định này; b) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật mà theo đó pháp luật quy định phải chấm dứt hoạt động.
3. Trường hợp theo bản án, quyết địnhcủa Toà án, Trọng tài về việc chấm dứt hoạt động dự án do vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư căn cứ vào quyết định, bản án của Toà án, Trọng tài để quyết định chấm dứt hoạt động.
4. Quyết định chấm dứt dự án đầu tư được gửi cho nhà đầu tư và lưu tại cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Đề nghị bổ sung: Cơ quan cấp phép đầu tư, Toà án, Trọng tài khi quyết định chấm dứt đầu tư phải giải quyết về tài sản gắn liền với đất thực hiện dư án đầu tư và các quyền lợi, nghĩa vụ của các nên liên quan và người thứu ba 
9.- Điều 52, Mục h:  Dự án đào tạo cao đẳng có cần thiết phải do Thủ tướng Chính phủ cấp giấy chứng nhận hay không ?. Đề nghị: giao nhiệm vụ cho Bộ Giáo dực và đào tạo10.- Điều 53: Đề nghị về Thẩm quyền chấp thuận cấp giấy chứng nhận đầu tư: chỉ có 2 cấp: 1- Chính phủ cấp giấy chứng nhận cho các dự án mà Bộ KHĐT làm đầu mối trình duyệt. 2- UBND các tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư do sở KHĐT trình duyệt Lý do là:
1-Không thể Bộ KHĐT vừa tham mưu lại vừa làm việc thay Chính phủ để cấp giấy chứng nhận đầu tư.             2-Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cũng không thể cấp giấy chứng nhận đầu tư vì tổ chức này chưa được quy định nhiệm vụ quyền hạn rõ ràng.                      
Ông Ong Phước Hải – Sở Kế hoạch Đầu Tư Hậu Giang: Luật Đầu tư (trong nước và nước ngoài) có dự án mới và dự án mở rộng có ưu đãi khác nhau. Điều 11: khoản 1 đối xử bình đẳng về góp vốn và cổ phần. Điều 36: Xuất khẩu nhập khẩu gia công đã được Luật thương mại đã qui định rõ ràng chi tiết không nên đưa điều khoản này vào. Điều 38: đã có trong Luật đất đai Điều 41. Quy định điều khoản bảo đảm đã có trong điều 11 của Luật Đầu tư. Trong phụ lục B, b2 có hai Huyện Long Mỹ, Vị Thuỷ đề nghị Danh mục địa bàn có điều kiện Kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn phụ lục b1 Châu Thành A, Long Mỹ, Vị Thuỷ và Phụng Hiệp, b2 Thị xã Vị Thanh, thị xã Tân Hiệp vừa tách ra từ tỉnh Cần Thơ điều kiện vật chất còn khó khăn nên bổ sung một số huyện vào danh mục này.
 
Đại biểu BQL KCN Tiền Giang: có góp ý về địa bàn ưu đãi đầu tư nên xem xét lại cho tỉnh Tiền Giang theo dự thảo này thì Tiền Giang không nằm trong danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn của Nghị định hướng dẫn thi hành Luật đầu tư (phụ lục B).
Trong Nghị định 149 quy định chi tiết Luật thuế XNK danh mục địa bàn kinh tế xã hội khó khăn Tp Mỹ Tho danh mục địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm toàn bộ các Thị xã và các Huyện còn lại để khuyến khích đầu tư
Đề nghị rút ngắn thời gian thẩm tra cấp giấy chứng nhận đầu tư theo quy định thuộc thẩm quyền Chính Phủ tổng cộng mất 65 ngày làm việc mới được cấp phép đầu tư; Bộ kế hoạch Đầu tư:38 ngày làm việc,thẩm quyền của UBND tỉnh 43 ngày làm việc; KCN, KCX các tỉnh là 48 ngày làm việc.
Mẫu Giấy Chứng nhận nên quy định ngay trong Nghị định để khi có hiệu lực thì dễ thực hiện
 
Ông Lê Minh Hoàng-BQL KCN Đồng Tháp: Xác định rõ định nghĩa đầu tư mở rộng và đầu tư mới khác nhau ưu đãi đầu tư mới sẽ cao hơn đầu tư mở rộng. Vì sắp tới qui định ưu đãi đầu tư khi cấp phép đầu tư phải ghi rõ ưu đãi đầu tư.
Như vậy sẽ có ý kiến khác nhau của Bộ tài chính và Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài Chính sẽ tận thu và bó hẹp ưu đãi đầu tư mới cuối cùng sẽ xếp vào đầu tư mở rộng. Điều 28 luật đầu tư có ghi rõ ưu đãi đẩu tư trong KCN, KCX nhưng trong Nghị định không có ưu đãi đầu tư trong KCN, KCX chỉ ưu đãi đầu tư kết cấu hạ tầng KCN.
 
Ý kiến của ông Đinh Văn Tâm – BQL các KCX và CN Cần Thơ: Mục d khoản 2 điều 41 Dự thảo Nghị định thì quyền hạn của nhà đàu tư kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN, KCX được định giá cho thuê đất, thuê lại đất và xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật định giá cho thuê hoặc bán nhà xưởng mà không thông qua sự thoả thuận hoặc phê duyệt của một cơ quan nào điều này sẽ dẫn đến việc nâng giá cho thuê lại đất vô tội vạ làm cho các nhà đầu tư chuyển sang đầu tư ở các tỉnh khác, làm giảm khả năng thu hút đầu tư dẫn đến giảm tăng trưởng kinh tế.
 
Ý Kiến đóng góp của Sở Kế Hoạch và Đầu tư Bến Tre:
      Nhìn chung, dự thảo lần này đã khá hoàn chỉnh và rõ ràng hơn các dự thảo Nghị định trước đó rất nhiều. Tuy nhiên vẫn còn một số nội dung chủ yếu cần được xem xét và làm rõ hơn như sau:
1. Về nội dung Dự thảo Nghị định: 1.1. Khoản 2, Điều 18. Đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư:
1. Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư thuộc danh mục lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc ưu đãi đầu tư quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường nếu dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này.
            Như vậy, nếu dự án đầu tư mở rộng quy mô, nâng cao công suất, năng lực kinh doanh, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm ô nhiễm môi trường không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư quy định tại Nghị định này sẽ không được hưởng ưu đãi. Tuy nhiên, theo thông tư số 128/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 22/12/2003 (hướng dẫn thi hành Nghị định 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp), các dự án trên nếu không thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi đầu tư vẫn được miễn thuế 01 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 02 năm tiếp theo. Do đó đề nghị giữ nguyên nội dung khoản 2, điều 32 của Luật Đầu tư.
1.2. Điều 20. Ưu đãi về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu:
Nhà đầu tư nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để thực hiện dự án thuộc Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế-xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Đề nghị sửa lại như sau: “Nhà đầu tư nhập khẩu hàng hoá để tạo tài sản cố định; nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để thực hiện dự án thuộc danh mục lĩnh vực và địa bàn ưu đãi đầu tư ban hành kèm theo Nghị định này được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.”
1.3. Điều 63. Thủ tục thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ ba trăm tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện:
Đề nghị sửa lại: “Thủ tục thẩm tra đầu tư đối với dự án đầu tư nước ngoài”. Nếu giữ như cũ sẽ trùng ý với khoản 1 của điều này.
1.4. Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư:
a. Lĩnh vực môi trường, sinh thái:
11. Xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường, xử lý tái chế chất thải; xử lý nước thải, xử lý chất thải độc hại.
Xử lý tái chế chất thải có bao gồm xử lý rác thải hay không? Đề nghị thêm vào danh mục lĩnh vực xử lý rác thải.
b. Lĩnh vực khác:
16. Sử dụng thường xuyên từ 5.000 lao động trở lên.
Đề nghị thêm vào “có hợp đồng lao động” nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam.
Đối với các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đề nghị các dự án chỉ cần sử dụng từ 1000 lao động trở lên được đưa vào danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư.
1.5. Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư:
Đề nghị đặt các cụm từ sau từ “trừ” trong ngoặc đơn để dễ phân biệt.
Ví dụ:
“5. Trồng lúa, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến, trồng cây dược liệu (trừ nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản); sản xuất giống cây trồng, vật nuôi trừ trừ các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao;” thay bằng “5. Trồng lúa, trồng bông, trồng chè phục vụ công nghiệp chế biến, trồng cây dược liệu (trừ nuôi trồng nông, lâm, thuỷ sản); sản xuất giống cây trồng, vật nuôi (trừ các loại giống mới có chất lượng và có hiệu quả kinh tế cao)”
1.6. Danh mục lĩnh vực cấm đầu tư:
Đề nghị cụ thể hơn vì một số trường hợp còn đề cập khá chung chung. Ví dụ, “sản xuất đồ chơi cho trẻ em” thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư;  “sản xuất đồ chơi nguy hiểm, đồ chơi có hại tới giáo dục nhân cách và sức khỏe của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự an toàn xã hội” thuộc lĩnh vực cấm đầu tư. Như thế cơ sở nào để từ chối cấp giấy chứng nhận đầu tư nếu nhà đầu tư sản xuất súng giả, kiếm giả hay các loại đồ chơi khác?
1.7. Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội  khó khăn:
Theo Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu; toàn bộ các huyện và Thị xã Bến Tre thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Mặt khác, nếu so sánh với các tỉnh Vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bến Tre kém lợi thế hơn rất nhiều về vị trí địa lý nên ngoại trừ thị xã, các huyện khác của tỉnh đều chưa có khả năng phát triển vược bậc. Nếu so với một số nơi khác cũng thuộc địa bàn khuyến khích đầu tư như thị xã Sóc Trăng, thị xã Bạc Liêu, Ngọc Hiển, thị xã Hà Tiên,...Bến Tre càng kém hơn vì đa số là vùng nước mặn (Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú), nước lợ (Mỏ Cày, Giồng Trôm).
Do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư Bến Tre đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét đưa ba huyện biển của Bến Tre là Ba Tri, Bình Đại, Thạnh Phú vào danh mục địa bàn kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và các huyện Mỏ Cày, Chợ Lách, Châu Thành và Giồng Trôm thuộc danh mục địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn.
2. Một số kiến nghị:
         - Bổ sung Biểu mẫu về giấy chứng nhận thành lập chi nhánh và Văn phòng đại diện đối với doanh nghiệp nước ngoài để có thể thực hiện thống nhất trên toàn quốc, vì từ trước đến nay mỗi địa phương đều có những mẫu khác nhau làm nhà đầu tư nước ngoài băn khoăn không hiểu vì sao mỗi nơi mỗi khác.
         - Quy định cụ thể số bộ hồ sơ nhà đầu tư phải nộp khi làm thủ tục đăng ký đầu tư.
          - Theo Dự thảo, Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư nước ngoài. Đề nghị sửa lại “Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện” để có thể phù hợp với các quy định về dự án đầu tư trong nước hoặc thêm một Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện khác để áp dụng cho nhà đầu tư trong nước.
- Theo Điều 42, trường hợp pháp luật, chính sách mới ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp mà nhà đầu tư đã được hưởng trước khi quy định của pháp luật, chính sách mới đó có hiệu lực thì nhà đầu tư được bảo đảm hưởng các ưu đãi như quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được giải quyết bằng một, một số hoặc các biện pháp như: a) Tiếp tục hưởng các quyền và ưu đãi; b) Được khấu trừ thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; được giảm, miễn giảm thuế theo quy định của pháp luật; c) Được điều chỉnh mục tiêu của dự án; d) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.
Đối với các dự án được cấp Giấy phép đầu tư trước ngày 01/7/2006 và được hưởng mức ưu đãi vượt quá khung quy định của Chính phủ (theo các quy định riêng của địa phương) có được tiếp tục hưởng các ưu đãi đầu tư như đã ghi trong giấy phép đầu tư hay không? - Theo Điều 54, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án đầu tư: 1. Dự án được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận cấp Giấy chứng nhận đầu tư quy định tại Điều 53 Nghị định này; 2. Dự án có vốn đầu tư nước ngoài có quy mô từ 800 tỷ đồng trở lên; 3. Dự án thuộc các lĩnh vực khác có quy mô vốn đầu tư từ 1.500 tỷ đồng trở lên.
Như thế nếu dự án đầu tư trong nước không thuộc điều 53 và có quy mô vốn đầu tư dưới 1.500 tỷ VNĐ sẽ thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND cấp tỉnh?
- Đề nghị bỏ điều 93 vì Tổ chức bộ máy của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế không cần thiết phải nêu ra trong Nghị đình này.
Ý kiến đóng góp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Bạc Liêu: Qua nghiên cứu Dự thảo Nghị định Quy định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư, Sở Kế hoạch & Đầu tư Bạc Liêu xin có vài ý kiến với nội dung  như sau:
 
I. Về cơ bản: nhất trí với Dự thảo về nội dung, bố cục và các phụ lục danh mục kèm theo.
II. Đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ một số nội dung để quá trình thực hiện tránh nhầm lẫn giữa Luật Đầu tư nước ngoài và Luật chuyên ngành ở một số lĩnh vực như sau:
1., Tại Khoản 2, Điều 2 Nghị định, phần giải thích từ ngữ: “ Dự án đầu tư mới” gồm: Dự án thực hiện lần đầu hoặc dự án đầu tư tại cơ sở mới độc lập với dự án đang hoạt động:
-  Theo giải thích của Ban soạn thảo như trên là không thực hiện được với các Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, quy định: nhà đầu tư có dự án đầu tư mới ở tỉnh khác với trụ sở chính của doanh nghiệp, hạch toán phụ thuộc thì không được hưởng ưu đãi đầu tư. Đối với nhà đầu tư đang hoạt động kinh doanh, có đăng ký hộ kinh doanh, nay có dự án và thành lập pháp nhân mới; các doanh nghiệp tư nhân; thành viên các công ty (Trách nhiệm hữu hạn, cổ phần, hợp danh) mà người đại diện theo pháp luật hoặc người có số vốn góp cao nhất trong các cơ sở kinh doanh đang hoạt động hoặc đã giải thể nhưng chưa được 12 tháng tính từ thời điểm giải thể cơ sở kinh doanh cũ đến thời điểm thành lập cơ sở kinh doanh mới: không được hưởng ưu đãi đầu tư mới mà hưởng ưu đãi đầu tư mở rộng.
Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu bổ sung, đưa ra những quy định và thuật ngữ dễ áp dụng và thống nhất ở Bộ ngành Trung ương và địa phương.
2., Đối với các dự án xây dựng khu dân cư ở đô thị (thị xã, thị trấn) cho các đối tượng chính sách: sẽ thực hiện cấp phép xây dựng theo Luật Xây dựng hay cấp giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư?
 Đề nghị ban soạn thảo cần làm rõ.
3., Phụ lục A, Danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư:
a) Danh mục lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư: Đề nghị bổ sung cho cụ thể ngành nghề đặc biệt khuyến khích đầu tư tại Khoản 2, Điểm I, Phụ lục A như sau:
- Sản xuất các loại giống thuỷ hải sản (tôm giống các loại, cá giống, nghêu, sò huyết và các loại giống mới).
- Đầu tư xây dựng nhà máy bảo quản chế biến xuất khẩu nông sản, thuỷ sản có quy mô sử dụng thường xuyên từ 500 lao động/ năm.
 
b) Danh mục lĩnh vực khuyến khích đầu tư: Đề nghị bổ sung vào Khoản 31, Điểm II, Phụ lục A như sau:
Phát triển vận tải công cộng bao gồm: ...  phương tiện vận tải hàng hóa từ 50 tấn trở lên.
4., Phụ lục B2, Danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn: Đề nghị bổ sung thêm 2 huyện Phước Long và Đông Hải vào Danh mục.
- Lý do:
+Huyện Hồng Dân cũ được chia tách thành 02 huyện: Hồng Dân và Phước Long vào năm 2000. Do địa bàn vùng sâu vùng xa, hạ tầng kinh tế kém phát triển, là khu căn cứ cách mạng và có nhiều xã nhận dự án từ Chương trình 135, 134. 
+Huyện Đông Hải được chia tách từ huyện Giá Rai vào năm 2002, là một trong những huyện của tỉnh xe ô tô chỉ đến được UBND huyện, còn lại các xã xe ô tô chưa đến được. Đây cũng là khu căn cứ Cách mạng, có đông đồng bào Khmer sinh sống, cuộc sống chưa ổn định, cần sự khuyến khích đầu tư của các thành phần kinh tế nhằm cải thiện đời sống nhân dân trong vùng.
Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp, qua hội thảo đã thu thập được nhiều ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư của các đại biểu tham dự, mong rằng các ý kiến đóng góp trên sẽ góp phần hoàn thiện hơn Nghị định và tạo ra những thông thoáng hơn về mặt pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong nước cũng như nước ngoài.
 
 
 

[1] Ví dụ như trong Luật thuế Giá trị gia tăng (GTGT) phần quy định các đối tượng không thuộc diện chịu thuế GTGT.
 

[2] Tuy nhiên, nếu so ở tầm Nghị định, thì DTNĐ và Nghị định 164 là tương đồng vì cả hai đều quy định “mức khấu hao nhanh là hai lần mức khấu hao theo chế độ khấu hao tài sản cố định”

Các văn bản liên quan