Bà Đặng Thị Bình An – Công ty TNHH Tư vấn Thuế C&A: Ý kiến tham gia góp ý sửa đổi NĐ 123 và 124/2008/NĐ-CP

Thứ Năm 10:30 10-03-2011

Về ý kiến tham gia đề nghị sửa đổi Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 8/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT và Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Công ty chúng tôi có ý kiến như sau:

1.      Về kiến nghị chung:
1.1 Hiện nay trong luật thuế GTGT và Luật thuế TNDN và các hướng dẫn


nghị định thi hành đều không có định nghĩa từ ngữ sử dụng nên trong quá trình thực hiện giữa doanh nghiệp, tòa án và cơ quan quản lý đều thấy không rõ ràng và không thống nhất. Ví dụ: Đối tượng không chịu thuế GTGT: sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi chỉ qua chế biến thông thường của tổ chức cá nhận tự sản xuất, đánh bắt không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT. Và nghị định quy định sơ chế thông thường là: sản phẩm mới được làm sạch, phơi sấy khô, bóc vỏ,tách hạt,cắt lát ướp muối bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác ( Khoản 1 Điều 3- Nghị định 123 )
Hoặc tài nguyên khoáng sản chưa được chế biến thành sản phẩm khác thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT ( khoản 12 Điều 3 NĐ 123 );

Hoặc Dạy học dạy nghề theo quy định của pháp luật ( khoản 13 điều 5 Luật thuế GTGT – Nghị định không hướng dẫn - Thông tư 129/2008 lại hướng dẫn: Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp . Như vậy các doanh nghiệp có hoạt động đào tạo CEO; thuế, kế toán có thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hay không? Cần phải được làm rõ)
           

1.2. Việc sửa chính sách thuế và sửa thủ tục quản lý thuế không đồng bộ dẫn đến việc thực hiện không thống nhất gây phiền hà cho doanh nghiệp ( ví dụ Luật thuế TNCN quy định cá nhân không cư trú phải khai và nộp thuế TNCN đối với thu nhập phát sinh tại VN nhưng trong các van bản hướng dẫn Luật quản lý thuế không quy định mẫu kê khai, địa điểm nộp thuế..)

Vì vậy : đệ nghị khi chính sách thuế được sửa đổi thì các quy định về thủ tục cũng được sửa đổi cho phù hợp.
2.      Về nội dung sửa đổi Nghị định số 123 và Nghị định 124.
2.1 Về nghị định số 123/2008.


-  Bổ sung sản phẩm chế biến từ rác không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT vào điều 3 để khuyến khích người sử dụng.


- Khoản 8 Điều 3: Đề nghị bổ sung: Máy bay. Dàn khoan, tàu thủy thuộc loại trong nước chưa sản xuất được nhập khẩu tạo tài sản của doanh nghiệp hoặc cho thuê thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT vì Khoản 8 Điều 3 của nghị định nhập tạo tài sản cố định; Thuê của nước ngoài để sử dụng và cho thuê không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT thì DN trong nước nhập khẩu về để cho thuê cũng phải thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
           

- Bổ sung vào khoản 2 Điều 6 phần giải thích các dịch vụ khoa học công nghệ theo quy định của Luật khoa học công nghệ được áp dụng thuế suất 5%. Có một số trường hợp phân định ngành để áp dụng thuế suất trong thực tế rất khó ví dụ: Nạo vét kênh mương ao hồ áp dụng thuế suất: 5%; Hoạt động xây dựng: 10%. Hoạt động nạo vét luồng lạch sông, biển là hoạt động dịch vụ hay hoạt động xây dựng cơ bản để áp dụng thuế nhà thầu nước ngoài cho phù hợp với luật.
- Tại Điều 9 khoản b của Nghị định có quy định:TSCĐ là ôtô từ 9 chỗ ngồi trở xuống có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần giá trị vượt trên 1,6 tỷ.


Quy định điểm này không phù hợp với Điều 12 của luật thuế GTGT và không phù hợp với thực tế hiện nay, không công bằng với các doanh nghiệp mua máy bay sử dụng cho đội ngũ giám đốc hoặc chuyên viên cao cấp.

Điều 9 của Nghị định cũng nên sắp xếp lại cho hợp lý hơn ( phần được khấu trừ và không được khấu trừ nên đưa về một chỗ).

- Tại khoản 2b – Điều 9 : Phần đến thời điểm thanh toán không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng không được khấu trừ. Trong hướng dẫn của Bộ Tài chính đã hướng dẫn: sau đó nếu có chứng từ thanh toán lại được đưa vào khấu trừ, vì vậy đề nghị bổ sung vào Nghị định để đảm bảo tính pháp lý, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp.

- Tại khoản 3 Điều 10: Đề nghị hướng dẫn rõ như sau: Cơ sở kinh doanh đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư cơ sở sản xuất mới thành lập tại địa bàn tính thành phố khác nơi đóng trụ sở chính đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đăng ký kinh doanh, chưa đăng ký thuế, nếu có thuế GTGT đầu vào từ 200 tr đồng trở lên được cơ quan thuế nơi đóng trụ sở chính hoàn thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải kê khai lập hồ sơ hoàn thuế riêng. Đối với dự án đã có mã số thuế thực hiện hoàn thuế tại cơ quan thuế địa phương ( cục) nơi xây dựng dự án.
           

Hiện nay, quy định hoàn thuế trong giai đoạn đầu tư không rõ nên các doanh nghiệp rất khó khăn trong việc xin hoàn thuế GTGT trong giai đoạn đầu tư.
           

Một vấn đề cũng cần lưu ý: quy định đầu tư dự án thuế GTGT đầu vào từ 200tr trở lên sẽ được hoàn thuế, nhưng đối với thuế GTGT phải nộp ở khâu nhập khẩu phải 20 tỷ trở lên được hoàn nhanh trong thời hạn 03 ngày khi nộp. Đề nghị giảm mức 20 tỷ để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. 
           

2.2 Về Nghị định số 124/2008.
           

- Đề nghị bỏ điểm E khoản 2 Điều 3 của Nghị định vì: Hoàn nhập các khoản dự phòng và trích trước không chi hết nên đưa vào giảm phí tương ứng không nên đưa vào thu nhập khác sẽ phản ánh đúng các khoản chi phí phát sinh trong kỳ; Trách trường hợp báo cáo thuế xử lý khác với báo cáo tài chính (Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của BTC).

- Điểm d Khoản 3 Điều 6 NĐ số 124/2008/NĐ-CP đề nghị sửa phần chi phí để xác nhận thu nhập từ chuyển nhượng vốn vì: giá mua phần vốn được chuyển nhượng không phản ánh hết giá trị của phần vốn được chuyển nhượng trong trường hợp dùng lãi sau thuế bổ sung vốn góp…

- Khoản 1- Điều 9 cần quy định rõ đối với điều kiện: khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiện nay, một số DN có nhu cầu tâm linh, phong thủy DN mua cây cảnh, linh vật, xây điện thờ tại DN…các chi phí này được xác định có hay không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh ?.
 

- Phần d khoản 2 Điều 9: Phần trích khấu hao TSCD của otoo vượt 1,6 cần xem lại cho phù hợp.

- Quy định tại điểm l khoản 2 Điều 9: đề nghị loại trừ khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ có nguồn gốc ngoại tệ với lý do: Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có khoản vay bằng ngoại tệ nếu chênh lệch đánh giá lại khoản nợ  không được đưa vào chi phí sẽ gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi đến thời hạn trả.

- Đề nghị bổ sung thu nhập từ hoạt động chuyển nhương dự án, chuyển nhượng quyền thực hiện dự án, chuyển nhượng quyền mua nhà, đất. Vì hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng thu nhập từ khoản này là thu nhập có nguồn gốc từ bất động sản nên phải đưa vào thu nhập bất động sản, theo chúng tôi khi doanh nghiệp có thu nhập từ các hoạt động trên họ chưa có quyền sử dụng đất hoặc chưa được thuế đất, vì vậy khoản thu nhập này là khoản thu nhập khác của DN không phải khoản thu nhập từ kinh doanh bất động sản.

 

Trên đây là một số ý kiến tham gia của công ty chúng tôi về sửa nghị định 123/2008 và Nghị định số 124/2008 gửi quý phòng để nghiên cứu, tổng hợp.

Xin trân trọng cám ơn.

 

Các văn bản liên quan