Bà Nguyễn Thị Cúc – Hội tư vấn thuế Việt Nam: Tham gia ý kiến sửa NĐ 123; 124

Thứ Năm 10:34 10-03-2011


Hội tư vấn thuế có ý kiến như sau:


Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 18/2011/TT-BTC ngày 10/02/2011 sửa đổi, bổ sung thông tư 130/2008/TT-BTC về hướng dẫn thuế TNDN; Một số vướng mắc về thuế TNDN đã được gải quyết trong thông tư này. Tuy nhiên một số điểm cần xem xét để đưa lên sửa Nghị định. Hội Tham gia một số nội dung cụ thể như sau:


1. Nghị định 123/2008/NĐ-CP:
1.1. Giá tính thuế GTGT đối với hoạt động kinh doanh bất động sản


Khoản 3 điều 4 Nghị định qui định: “3. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, giá tính thuế là giá chuyển nhượng bất động sản trừ (-) giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng. Trường hợp giá đất thực tế tại thời điểm chuyển nhượng thấp hơn giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định thì giá đất được trừ tính theo do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại thời chuyển nhượng bất động sản.
Trường hợp xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là số tiền thu được theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng.”


 Trong thực tế, nếu lấy theo giá đất của UBND TP quy định thì không phù hợp với giá đất đã có cơ sở hạ tầng nên Bộ Tài chính đã có văn bản cho phép xác định giá đất được trừ theo Hợp đồng chuyển nhượng  và người chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của việc kê khai... hướng dẫn này đã phù hợp hơn với thực tế nhưng việc xác định giá đất, nhà.. trong căn hộ chung cư... là  rất khó, vì vậy cần có quy định rõ hơn trong Nghị định để phù hợp với thực tế và đảm bảo tính pháp quy. Ngoài ra, trường hợp người chuyển nhượng  kê khai giá đất cao hơn giá thị trường làm giảm số thuế GTGT phải nộp (giá đất cao thì giá cơ sở hạ tầng chịu thuế sẽ giảm tương ứng) thì chưa có qui định về xử lý trong trường hợp này.  Hiện hành  việc xác định giá nhà, đất riêng trong từng hợp đồng, đặc biệt là ở các khu nhà cao tầng, chung cư rất khó khăn, ngược lại đưa giá nhà, công trình trên đất theo mức trần cao để tính thuế  thì có thể  tính khả thi cao hơn, vì vậy khi  nghiên cứu có thể xác định theo hướng quy định giá trị công trình trên đất để tính thuế GTGT trực tiếp, thay vì áp dụng phương pháp trừ giá đất.


1.2. Khấu trừ thuế:
1.2.1. Điểm 1.b điều 9 Nghị định qui định:


“...Tài sản cố định là ôtô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống (trừ ôtô sử dụng cho vào kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách, kinh doanh du lịch, khách sạn) có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế giá trị gia tăng đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng sẽ không được khấu trừ.” Giá trị 1,6 tỷ chưa ghi cụ thể là giá đã có thuế hay chưa có thuế GTGT. Hiện Tổng cục thuế  đã hướng dẫn 1.6 tỷ là không bao gồm thuế GTGT. Vậy đề nghị bổ sung nội dung này vào nghị định để thuận tiện và đơn giản trong tính toán. Vì nếu không bao gồm thuế GTGT thì thuế GTGT được khấu trừ là 160 triệu đồng. Nhưng nếu bao gồm cả thuế GTGT thì thuế GTGT được khấu trừ chỉ là là 145 triệu đồng.


1.2.2. Điểm 2.b điều 9 Nghị định qui định: về điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào:
“b) Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ trường hợp tổng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng.
Đối với hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị trên 20 triệu đồng, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hoá, dịch vụ, hoá đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hoá, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng nếu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì không được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào, cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đầu vào đã khấu trừ.”


Như vậy, đến thời điểm thanh toán mà chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì DN phải khai điều chỉnh giảm, sau đó có chứng từ thanh toán lại khai thuế GTGT đầu vào; có trường hợp gần đến thời điểm thanh toán, DN biết chưa thanh toán được họ lại ký phụ lục Hợp đồng  gia hạn thời gian thanh toán...


   Đề nghị nghiên cứu, giảm thủ tục điều chỉnh cho doanh nghiệp theo hướng được điều chỉnh vào tờ khai  thuế GTGT tháng 12:


“... việc điều chỉnh giảm số thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ của hàng hóa dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng và được phép khai  bổ sung khi có chứng từ thanh toán của các cơ sở kinh doanh chưa thực hiện điều chỉnh trong năm được thực hiện điều chỉnh vào tờ khai tháng 12 hàng năm nhưng phải điều chỉnh trước khi cơ quan thuế công bố quyệt định thanh tra, kiểm tra”.


Ngoài ra, giá trị 20 triệu đồng đề nghị cũng nói rõ là giá chưa có thuế GTGT.


1.2.3. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca ...


Thông tư 129/2008/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 123/2008-NĐ-CP đã cụ thể: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá, dịch vụ hình thành tài sản cố định của doanh nghiệp như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp được khấu trừ toàn bộ.”


Tuy nhiên, trong nhà ăn, nhà nghỉ ... còn trang bị các tài sản khác như điều hoà, quạt điện... Vậy đề nghị nghiên cứu cho phép khấu trừ thuế GTGT  đầu vào đối với các máy móc thiết bị ... trang bị nhà ăn giữa ca, nhà nghỉ giữa ca.


1.2.4. Khấu trừ thuế GTGT đầu vào của khoản tiền thuê nhà đối với chuyên gia nước ngoài.


Công văn 518/TCT-CS ngày 14/2/2011 đã hướng dẫn quyết toán thuế 2010:
d) Trường hợp các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với doanh nghiệp tại Việt Nam thì khoản tiền thuê nhà do doanh nghiệp tại Việt Nam chi trả là thu nhập mà người lao động được hưởng và phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN theo quy định, doanh nghiệp tại Việt Nam không được khấu trừ, hoàn thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này.


Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do doanh nghiệp tại Việt Nam chi trả được khấu trừ, hoàn thuế GTGT theo quy định.


Như vậy, việc qui định: “giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và doanh nghiệp tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam” là khó thực hiện, họ cũng chỉ có hợp đồng lao động. Đề nghị nghiên cứu sửa đổi  cho khấu trừ thuế  đối với cả hai đối tượng.


  2. Nghị định 124/2008/NĐ-CP
2.1. Về đăng ký định mức tiêu hao nguyên vật liệu:


Nghị định 124 không hướng dẫn quy định về ĐM tiêu hao nguyên vật liệu...theo tieettees e, Điều 9 của Luật; Thông tư 130 hướng dẫn “ Mức tiêu hao hợp lý nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất kinh doanh do DN tự xây dựng. Mức tiêu hao hợp lý được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đi vào sản xuất theo mức tiêu hao được xây dựng. Trường hợp doanh nghiệp trong thời gian sản xuất kinh doanh có điều chỉnh bổ sung mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá thì doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp....”.
 
Thực hiện quy định trên doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình thực thi. Đặc biệt đối với DN có nhiều loại sản phẩm khác nhau và thường xuyên thay đổi theo yêu cầu của khách hàng và thị trường như hàng mộc: bàn ghế, giường tủ, kệ, thủ công mỹ nghệ từ gỗ, mây, tre, gốm sứ... ; sản phẩm ăn uống... Việc đăng ký mức tiêu hao rất khó thực hiện. Ngoài ra đối với các sản phẩm còn có thành phần nguyên liệu thuộc công thức bí mật của DN. Do việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu và quản lí việc sử dụng nguyên vật liệu là thuộc phạm vi quản lí của doanh nghiệp.  Để phù hợp với tình hình thực tế và  xử lý vướng mắc của DN, Thông tư 18/2011/TT-BTC  đẫ có sửa đổi bổ sung: Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hoá sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại doanh nghiệp đồng thời xuất trình đầy đủ với cơ quan thuế khi cơ quan thuế yêu cầu.


Riêng định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp thì doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trong thời hạn 3 tháng kể từ khi bắt đầu đ i vào sản xuất, kinh doanh. Danh mục định mức chính của những sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp do doanh nghiệp quyết định.


 Để đẩm bảo tính pháp quy, đề nghị cân nhắc đưa vào nghị định sửa đổi thêm nội dung này.
 
2.2 . Việc trích KHTSCĐ   doanh nghiệp  và một số tài sản như nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà vệ sinh, bể nước phục vụ cho người lao động làm việc trong khu vực sản xuất, kinh doanh và nhà ở, trạm y tế cho người lao động làm việc trong các khu công nghiệp


Tương tự như việc Khấu trừ thuế GTGT phần trên; Nghị định 124 không hướng dẫn chi tiết về KHTSCĐ, tuy nhiên khoản chi phí này có nhiều nội dung cần hướng dẫn  và đã được Bộ tài chính sửa đổi bổ sung tại TT số 18, tuy nhiên một số trang thiết bị sử  dụng tại nhà ăn, nhà nghỉ miễn phí chưa qua định được trích  KH  nên nhiều DN còn băn khoăn, đề nghị bổ sung nội dung này.

 

2.3. Khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính:


Thông tư 18/2011/TT-BTC sửa đổi khoản này cho phép khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ có liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động SX, kinh doanh chính thì được bù trừ. Qui định như sau:


”- Trong năm tính thuế Doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì được xác định như sau :


+ Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.


+ Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính  được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản  nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ nếu còn lãi chênh lệch tỷ giá thì tính vào thu nhập khác, nếu lỗ chênh lệch tỷ giá thì tính vào chi phí sản xuất kinh doanh khi xác định thu nhập chịu thuế.


Trường hợp chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ tính vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để doanh nghiệp không bị lỗ nhưng phải đảm bảo phần chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ đến hạn phải trả trong năm đó. ”


Tuy nhiên  đối với các đơn vị kinh doanh khai  khoáng , dầu khí ... thì thu nhập từ  hoạt đồng sản xuất kinh doanh chịu thuế suất cao hơn thu nhập khác , DN muốn được áp dụng TS TS cơ bản 25% ... Do vậy nên nghiên cứu đưa nội dung hướng dẫn chênh lệch tỷ giá thêm  vào Nghị định.


  2.3. Chuyển lỗ:


  Luật thuế TNDN và Điều 7 Nghị định 124  quy đinh: “ Doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ.”


Như vậy có thể hiểu theo 2 cách :


a. Thời gian 5 năm được tính liên tục từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Doanh nghiệp có lỗ được chủ động chuyển số lỗ sang các năm sau, nhưng không quá 5 năm .
b. Thời gian 5 năm được tính liên tục từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. DN phải chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp theo.
Do Luật không quy định phải chuyển lỗ liên tục, mặt khác gần đây Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế đã có nhiều sửa đổi nhằm tạo quyền chủ động cho DN; do vậy Hội tư vấn đề nghị  hướng dẫn cụ thể tại Nghị định chấp thuận cho chuyển lỗ theo phương án: cho DN chủ động lựa chọn chuyển lỗ trong 5 năm để đảm bảo quyền lợi cho những DN có ưu đãi về thuế TNDN trong cùng thời gian chuyển lỗ.
 
2.4. Quy định về một số thu nhập khác
 
 Bộ tài chính  đã có Thông tư số  18/2011/TT-BTC, hướng dẫn nhiều nội dung sửa đổi bổ sung thông tư 130/2008/TT-BTC, phù hợp với tình hình thực tế, giải quyết nhiều vướng mắc, bất cập của doanh nghiệp, như : thu nhập từ lãi tiền,lãi đi vay, thu nhập từ phế liệu phể phẩm... Để nâng cao tính pháp quy, đề nghị  nghiên cứ bổ sungcasc nội dung này vào Nghi định.
 
Trên đây là một số ý kiến tham gia của Hội tư vấn thuế, kính chuyển Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam tổng hợphoàn thiện,  nhằm   nâng cao tính khả thi, hiệu quả  của các văn bản pháp quy hướng dẫn thực hiện về thuế./.

 

Các văn bản liên quan