Góp ý của Đại biểu Quốc hội Trần Văn Kiệt – Vĩnh Long

Thứ Năm 11:43 10-06-2010

Kính thưa Quốc hội,

Tôi phát biểu sau và thống nhất với nhiều ý kiến của các đại biểu đã phát biểu. Tôi xin phát biểu mấy ý như sau:

Ý thứ nhất, thực trạng tình hình ô nhiễm môi trường Việt Nam hiện nay tôi cho là nghiêm trọng, nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Trong báo chí cũng la, cử tri cả nước cũng bất bình, nhưng 5 nhóm đưa vào dự thảo chưa phải hết, hình như nhiều lĩnh vực gây ô nhiễm môi trường còn lớn hơn. Như nhiều đại biểu phát biểu là cả những chất nổ để khai thác cũng gây ô nhiếm rất lớn, nhưng chúng ta cũng chưa đưa vào trong luật.

Với tình hình trên đứng về góc độ Quốc hội hoặc nhân dân thì đương nhiên người ta cũng muốn cần có giải pháp gì để có chế tài khắc phục thực trạng này. Mọi người ai cũng muốn chứ không phải riêng Quốc hội mà cử tri, toàn xã hội cũng mong muốn. Luật thuế bảo vệ môi trường tôi cho rằng đây là một chính sách thuế. Theo Báo cáo giải trình thì nguồn thu cũng không lớn, cao lắm thì trên dưới 50 nghìn tỷ. Nó là một chính sách thu thì đương nhiên nó sẽ có nguồn thu, nếu có nguồn thu thì mới thu đạt chỉ tiêu. Do đó, thuế môi trường này có đồng thuận với thực trạng hiện nay không? Nếu chúng ta thu, nuôi dưỡng nguồn thu thì vô tình chung ta đồng thuận với ô nhiễm môi trường hiện nay. Do đó tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét vấn đề này. Đương nhiên ta muốn có một giải pháp gì tối ưu để giảm ô nhiễm môi trường, nhưng mà thuế là một chính sách thu mà thu phải có nguồn thu, nhưng thu là đồng nghĩa với ô nhiễm môi trường hiện nay. Do đó tôi đề nghị Quốc hội nên xem xét vấn đề này.

Theo tôi, bây giờ nước ta thì nhiều, 5 nhóm mặt hàng đã ghi trong luật tôi đề nghị Quốc hội nên những loại hàng hóa nào gây ô nhiễm mà có thay thế được thì chúng ta cố gắng triệt tiêu. Còn nhóm mặt hàng nào mà không có điều kiện thay thế được thì bây giờ bằng công nghệ mới chúng ta làm cho giảm đi ô nhiễm thì cũng hay, điều đó là điều mong muốn vì có những mặt hàng chúng ta không triệt tiêu được mà phải cần giảm công nghệ mới của Việt Nam, có giảm được không? Nếu làm được thì chúng ta làm chứ không phải chúng ta lấy nguồn thu này, mà nguồn thu gián thu là nguyên tắc thuế, gián thu để nuôi dưỡng bộ máy và xây dựng cơ sở hạ tầng chứ không phải gián thu để trị ô nhiễm môi trường. Do đó tôi đề nghị đại biểu nên xem xét vấn đề này. Đó là ý thứ nhất.

Ý thứ hai, thuế môi trường tôi cho đây là một sắc thuế đánh vào sản phẩm và nếu không khéo thì chúng ta thuế chồng lên thuế, Luật chồng lên Luật thì ta xem xét, bởi vì Luật về bảo vệ môi trường cũng có ghi, rồi theo tờ trình cũng quy định xả thải mức độ nào thì phí, ô nhiễm mức độ nào thì thuế thì chúng ta có hay là thuế chồng thuế, Luật chồng Luật không? Nếu vậy thì đúng là chúng ta lặp đi, lặp lại thì nó không hay. Do đó theo tôi phí môi trường, thuế môi trường nếu có điều kiện thì cân nhắc mức phí lên mà không thực tế, anh làm ô nhiễm thu phí anh cao, căn cứ Luật bảo vệ môi trường thì xử lý anh, cần phải ban hành ra một sắc luật. Do đó, tôi đề nghị nên xem xét.

Vấn đề cuối cùng, nếu luật này được Quốc hội thông qua thì tôi đề nghị chúng ta nên xem xét lại lợi và bất lợi. Lợi đương nhiên Nhà nước đã thu vào ngân sách một khoản tiền, tôi không biết bé hay to, nhưng cái bất lợi chúng ta thận trọng đo lường, bây giờ đương nhiên thuế gián thu thì ai chịu, người dân chịu, nông dân chịu, nông thôn chịu, người nghèo chịu, toàn xã hội chịu, ai sử dụng phải chịu.

Ở xã hội chúng ta cũng còn số nghèo, cận nghèo đời sống vô cùng khó khăn, Nhà nước hàng năm phải chi vài chục ngàn tỷ thì nếu thu thế này được bao nhiêu đó thì không hay lắm. Do đó, tôi đề nghị nên xem xét.

Vấn đề thứ hai, về giá cả, đương nhiên sắc thuế này ra đời thì nhiều lĩnh vực giá cả tăng vọt mà tỷ giá hàng tiêu dùng của Việt Nam Chính phủ kiềm chế tới, kiềm chế lui không được, nhưng nếu chúng ta đồng thuận với vấn đề này thì vô tình chúng ta đưa chỉ số hàng tiêu dùng năm 2010 khi luật có hiệu lực sẽ tăng cao.

Xin phải biểu mấy ý kiến như vậy, xin cảm ơn Quốc hội.

Các văn bản liên quan