Góp ý của ông Phạm Bắc Bình – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Bình Vinh

Thứ Sáu 15:47 13-08-2010

Một số ý kiến đóng góp cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12/6/2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh và kinh doanh có điều kiện tại Đà Nẵng ngày 6/8/2010.

 

          Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực vận tải, tôi xin được có ý kiến đóng góp đối với một số vướng mắc trong lĩnh vực hoạt động của tôi.

 

1.Theo Nghị định 91/NĐ-CP ngày 21/10/2009 của Chính phủ đã quy định: từ tháng 07/2011, tất cả các xe ô tô phải lắp ráp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) trên xe.

Chúng tôi đã theo dõi vấn đề này 2-3 năm, thật sự không phải đơn giản để lắp một hộp đen như thế. Hiện tại tôi được biết có một số doanh nghiệp đã cung cấp dịch vụ này tuy nhiên vẫn còn rất nhỏ lẻ và quản lý cái đó như thế nào. Về thiết bị giám sát hành trình trên xe thì cơ sở hạ tầng của mình đã đủ chưa. Công ty tôi hiện đã sử dụng được vài năm nên tôi có biết rằng nếu không có đường truyền ADSL băng thông rộng thì tín hiệu sẽ không được kết nối tốt và như vậy thì đối với những địa phươngảơ nông thôn, ở đó vẫn có những đơn vị kinh doanh, có xe nhưng hạ tầng công nghệ thông tin chưa đầy đủ thì như vậy tới tháng 07/2011, người ta phải đóng xe hoặc phải dời xe đến những công ty ở những địa phương có hạ tầng công nghệ thông tin tốt để đăng ký hay sao? Ngoài ra, còn thiếu việc ban hành các các cơ chế thực thi Nghị định này . Việc đưa ra quá nhiều yêu cầu đối với ngành vận tải ô tô hàng hóa như trên đã phần nào làm cho hoạt động kinh doanh vận tải ô tô trở thành một ngành kinh doanh có điều kiện.

2. Vấn đề thứ hai tôi muốn đề cập đến là khi đưa ra nghị định hoặc thực hiện một Thông tư thì ngay lập tức vấn đề thực hiện Luật đó như thế nào, thông tư đó như thế nào để nó đến được với các doanh nghiệp chứ không phải chỉ soạn thảo ra, đưa ra mà tôi xin được lấy ví dụ như việc yêu cầu Giấy phép lái xe FC đối với tài xế lái ce vận chuyển container. Việc thực hiện các quy định về giấy phép lái xe FC hiện đã được dời đi dời lại vài lần mà vẫn chưa khả thi và hiện tại dù đã thực thi nhưng vẫn còn gặp rất nhiều vướng măc, chưa đi vào ổn định.

3. Vấn đề tiếp theo có thể nói là khi luật đã được đưa ra để hạn chế ngành Taxi nhưng nếu ngành Taxi là một ngành mà luật không cấm và đây là ngành kinh doanh có điều kiện nhưng lại không cần phải được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh nhưng ngược lại ngành này phải được cấp giấy phép vận tải thì theo tôi đó cũng là một điều kiện bởi vì những người nào có tất cả các điều kiện này thì mới được cấp giấy phép vận tải. Theo tôi nếu ngành dịch vụ vận tải ô tô mà chúng ta quy định là phải có giấy phép ngành thì như vậy nó đã trở thành ngành kinh doanh có điều kiện mà phải đầy đủ điều kiện như vậy tôi mới cấp phép. Giấy phép kinh doanh dịch vụ vận tải Taxi bị chi phối bởi UNBD Tỉnh và địa phương. Địa phương nói rằng tôi điều tiết, tôi chưa cho ra thì tôi không biết là cấm có thể là tạm thời nhưng vấn đề đó kéo dài mấy năm trời. Đề nghị: nếu vấn đề gì pháp luật đã đưa ra thì việc thực thi Nghị định hoặc Luật phải được phát huy tối đa chứ không nên tới bất kỳ địa phương nào thì mỗi nơi có mỗi trở ngại.

4. Trong phụ lục I- có hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhằm mục đích kiếm lời bị cấm nhưng nếu có tổ chức nào đó hoạt động kinh doanh môi giới kết hôn có yếu tố nước ngoài nhưng  không nhằm mục đích kiếm lời thì có được hoạt động hay là không. Bởi vì theo tôi biết có một số nước mà chúng ta xuất khẩu lao động là chúng ta giải quyết việc làm cho người lao động để thu ngoại tế.  Đây là một trong những vấn đề xã hội, theo tôi nên chuyển danh mục này từ danh mục ngành nghề cấm kinh doanh sang ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì sẽ có hiệu quả tốt cho xã hội hơn.

5. Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép cũng được đưa vào danh mục cấm kinh doanh. Trên thực tế một bộ phận kể cả lãnh đạo chúng ta cũng cầu đến một số nguời có khả năng chữa bệnh ngoại cảm, bằng các phương pháp nhân điện, bằng các phương thuốc gia truyền … họ không có một chứng chỉ nào cả, thậm chí họ là công nhân, người lao động bình thường nhưng lại có một khả năng siêu nhiên như hiện nay là thì lại cho là vi phạm pháp luật do không có giấy phép hành nghề, không đủ điều kiện hành nghề. Trong trường hợp đó, tôi đề nghị các cơ quan thẩm quyền nên tạo điều kiện đánh giá một cách khoa học và cấp phép để họ có thể hành nghề nhằm phục vụ sức khoẻ cộng đồng.

6. Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam; Phân bón quá hạn sử dụng; Phân bón giả, Phân bón bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ; Phân bón không có nhãn hàng hoá và nhãn hiệu không đúng với đăng ký được nêu ở số thứ tự 14, phụ lục I . Theo tôi nội dung này là không cần thiết phải đưa vào vì nếu hai lý do sau.

Thứ nhất là nếu doanh nghiệp nào kinh doanh, sản xuất phân bón sẽ phải tìm hiểu quy định về những phân bón tại Nghị định số 113/2002/NĐ-CP và hiểu rõ những phân bón nào được phép kinh doanh, sản xuất, sử dụng tại Việt Nam và loại phân bón nào không được phép nên không cần đưa vào danh mục cấm là Phân bón không có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh và sử dụng tại Việt Nam nên không cần phải đưa nội dung này vào dự thảo.

Thứ hai là nội dung Phân bón quá hạn sử dụng; Phân bón giả, Phân bón bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ; Phân bón không có nhãn hàng hoá và nhãn hiệu không đúng với đăng ký là không cần thiết vì không những phân bón mà bất cứ loại hàng hóa nào quá hạn sử dụng, hàng giả, hàng bị đình chỉ sản xuất, đình chỉ tiêu thụ, không có nhãn hàng hóa và nhãn hiệu không đúng với đăng ký thì đều bị cấm. Nếu để nội dung này vào trong Dự thảo thì đôi khi lại tạo ra những thắc mắc là Nghị định chỉ cấm đối với sản phẩm phân bón vậy còn những sản phầm khác không được nêu trong Nghị định có bị cấm hay không. Theo tôi thì không nên loại bỏ nội dung ở số thứ tự 14, phụ lục I.

 

Phạm Bắc Bình

Chủ tịch HĐQT – Công ty CP Bình Vinh

Các văn bản liên quan