Góp ý của Luật sư Lê Nga – Công ty luật Thiên Cơ

Thứ Ba 14:55 10-08-2010

GÓP Ý DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH SỬA ĐỔI NGHỊ ĐỊNH 59/2007/NĐ-CP

Luật sư Lê Nga – Công ty luật Thiên Cơ

Dù chỉ mang tính chất liệt kê nhưng việc sửa đổi Nghị định 59/2006/NĐ-CP là cần thiết. Tuy nhiên, tiếc rằng Dự thảo sửa đổi lần này vẫn sa đà vào liệt kê chi tiết, mà thông thường liệt kê thì thường không đầy đủ. Mặt khác, có thể gây hiểu nhầm do liệt kê chưa chính xác, chứ chưa mang lại cái nhìn mang tính tổng thể và dự báo. Do đó, nếu không tìm hiểu cụ thể tất cả các ngành nghề cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, người ta dễ nhầm tưởng rằng chỉ có các ngành nghề được liệt kê trong này mới thuộc diện đó, còn các ngành nghề không được liệt kê thì vẫn có thể kinh doanh bình thường.

Sau đây là một vài ý kiến cụ thể:

I. PHỤ LỤC 1: HÀNG HÓA DỊCH VỤ CẤM KINH DOANH

1. Tại PL này, tôi thấy cần quan tâm hai cụm từ được dùng để mô tả tính chất của hai ngành nghề cấm kinh doanh là “nhập lậu” và “chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép”.

Trên thực tế, chúng ta thấy rằng bất cứ hàng hóa nào nhập lậu cũng là hàng hóa cần phải cấm kinh doanh. Bất cứ  hàng hóa dịch vụ nào chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép đều là hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh. Do đó, dùng một từ mô tả tính chất chung để cấm kinh doanh hai ngành nghề cụ thể (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác và Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh) là không chính xác và dễ gây hiểu nhầm rằng ngoài hai hàng hóa dịch vụ có tính chất như trên, các hàng hóa dịch vụ khác “nhập lậu”, “chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép” sẽ vẫn được phép kinh doanh.

Vì vậy, theo tôi, nên bỏ hai ngành nghề “thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu” và “Hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép” khỏi PL1. (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác cũng đã được liệt kê tại PL2 và dịch vụ y tế; dịch vụ y, dược cổ truyền ở PL 3).

2. “Hoạt động quảng cáo các hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh” và “Hoạt động quảng cáo đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi” nên gộp lại thành “Hoạt động quảng cáo các hàng hoá, dịch vụ thuộc Danh mục hàng hoá, dịch vụ cấm kinh doanh và hoạt động quảng cáo đối với hàng hóa, dịch vụ cấm quảng cáo”. Như vậy sẽ bổ sung được việc cấm quảng cáo tất cả hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh và tất cả các hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo chứ không chỉ cấm quảng cáo đối với các sản phẩm thay thế sữa mẹ dành cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

 

II. PHỤ LỤC 2: HÀNG HÓA DỊCH VỤ HẠN CHẾ KINH DOANH

Dư luận vẫn đã có nhiều ý kiến khác nhau về việc”không thể không quản lý được thì cấm hoặc hạn chế”. Ý kiến cá nhân, tôi vẫn cho rằng việc quy định các hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh là cần thiết. Nhưng các ngành nghề hạn chế kinh doanh thì nên xem xét rút ngắn dần theo hướng chuyển sang PL3- kinh doanh có điều kiện. Về bản chất là như nhau, chúng ta muốn hạn chế thì cứ quy định phải đáp ứng thật nhiều  điều kiện theo yêu cầu mới được kinh doanh, nhưng về hình thức thì hợp lý và tương thích với các quy định “được kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm” hơn.

Do đó, tôi đề nghị chuyển các hàng hóa dịch vụ sau sang PL3:

1

Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác

Nghị định số 119/2007/NĐ-CP

Bộ Công Thương

2

Rượu các loại

Nghị định số 40/2008/NĐ-CP

Bộ Công Thương

3

Dịch vụ  karaoke, vũ trường, xoa bóp (massage, tẩm quất)

Nghị định số 11/2006/NĐ-CP; Nghị định số 72/2009/NĐ-CP

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch,  Bộ Công an

4

Dịch vụ tổ chức luyện tập, thi đấu các môn thể thao mạo hiểm

Luật Thể dục Thể thao; Nghị định số 112/2007/NĐ-CP

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

 

III. PHỤ LỤC 3: HÀNG HÓA DỊCH VỤ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

1. PL3 gồm hai mục khác với cơ cấu của hai PL trước: hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện cần cấp Giấy chứng nhận  đủ điều kiện kinh doanh và hàng hóa dịch vụ kinh doanh có điều kiện không cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh. Theo tôi, sự phân chia thế này là chưa chính xác nếu căn cứ vào nội dung của các mục được phân chia.  Chẳng hạn: các dịch vụ về pháp lý, các dịch vụ hoạt động xây dựng được quy định trong Luật Xây dựng, dịch vụ kế toán, kiếm toán… là ngành nghề kinh doanh có điều kiện (phải có chứng chỉ hành nghề khi xin Giấy phép hoạt động/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) nhưng sau khi được cấp không cần phải làm thêm bất cứ thủ tục xin giấy phép con nào nữa mà đã có thể hoạt động bình thường.

Do đó, cơ cấu của PL3 nên bỏ phần chia thành hai mục như dự thảo, mà phân thành hai mục hàng hóa và dịch vụ như PL1 và PL2, còn điều kiện thế nào, có cần cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hay không thì nên để văn bản pháp luật chuyên ngành điều chỉnh.

2. Ngoài ra, nên bổ sung các ngành nghề kinh doanh có điều kiện đã hoặc chuẩn bị được pháp luật điều chỉnh nhưng dự thảo chưa liệt kê:

1

Bất động sản

Luật KD Bất động sản

 

2

Bán hàng đa cấp

Nghị định 110/2005/NĐ-CP

BTM

3

Giáo dục

Luật giáo dục

 

4

Thực phẩm chức năng

Thông tư 08/2004/TT-BYT

BYT

5

Dịch vụ công chứng

Luật Công chứng

 

6

In hóa đơn VAT

Nghị định 51/2010/NĐ-CP

 

7

Games online

 

 

8

Giải phẫu thẩm mỹ

 

 

 

Nhìn vào số lượng ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong dự thảo đã thấy có sự vượt trội so với NĐ 59/2006/NĐ-CP (101 so với 92, đó là chưa kể các ngành nghề đã quy định mà dự thảo chưa liệt kê như ở trên và các ngành nghề khác mà tôi chưa thống kê được). Điều đó cho thấy rằng dù chúng ta đã cố gắng tạo hành lang pháp lý thông thoáng và nâng cao chức năng quản lý của Nhà nước hơn là cấm, hạn chế hoặc “giấy phép con” nhưng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện dường như vẫn ngày càng được quy định nhiều hơn. Tuy nhiên, việc sửa đổi nội hàm của nghị định này lại không do chính nó quyết định mà do các văn bản pháp luật chuyên ngành.

Các văn bản liên quan