Mars Food góp ý chi tiết dự thảo Luật An toàn thực phẩm

Thứ Hai 10:17 21-09-2009

Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

1. Quy định về giấy chứng nhận đối với thực phẩm đã qua chế biến

Khoản 1- Điều 17 của Nghị định 163[1]

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh và đại diện công ty, hãng nước ngoài khi đưa sản phẩm thực phẩm vào lưu thông tiêu thụ trên thị trường Việt Nam phải công bố tiêu chuẩn sản phẩm. Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm có giá trị trong 03 năm kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Khoản 2- Điều 28 của Pháp lệnh[2] Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có nguy cơ cao phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

Đim b, Khoản 2- Điều 9

Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến phải được chứng nhận hợp quy và đăng ký lưu hành trước khi lưu thông trên thị trường.

Đim b, Khoản 2- Điều 9

Sản phẩm thực phẩm đã qua chế biến trước khi lưu thông trên thị trường phải được chứng nhận hợp quy đối với tiêu chuẩn sản phẩm

Khoản 1- Điều 17 trong Nghị định 163 quy định về Giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm trước khi phân phối sản phảm tại VN (áp dụng đối với thực phẩm nhập khẩu và sản xuất trong nước)

Yêu cầu phải có chứng nhận đối với việc công bố tiêu chuẩn sản phẩm) trước khi lưu thông sản phẩm là quy định đang được áp dụng đối với thực phảm.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên bỏ quy định về việc “đăng ký” trong Điểm b, Khoản 2-Điều 9 để tránh lặp lại hai lần cùng một nội dung của yêu cầu. Hơn nữa, điều này có thể ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của ngành công nghiệp thực phẩm VN và có thể gây ra những khó khăn không cần thiết cho việc quản lý của nhà nước và cho doanh nghiệp

2. Quảng cáo thực phẩm

Khoản 2-Điều 4 Nghị định số 24[3]

Thông tin quảng cáo về hàng hoá, dịch vụ sinh lời phải phản ánh trung thực, chính

xác, đúng với quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì,

xuất xứ, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, thời hạn bảo hành

Điểm e, Khoản 1- Mục II Thông tư hướng dẫn hoạt động quảng cáo[4]

Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải đảm bảo các thông tin và điều kiện sau:

- Đúng chất lượng, vệ sinh an toàn cho người sử dụng như đã công bố hoặc đã đăng ký chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Tác dụng;

- Hướng dẫn sử dụng và bảo quản (đối với thực phẩm cần phải có sự hướng dẫn sử dụng và bảo quản);

- Tên, địa chỉ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm, phụ gia thực phẩm;

- Đối với việc quảng cáo các sản phẩm thay thế sữa mẹ thực hiện theo pháp luật về kinh doanh và sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ.

Khoản 4- Điều 17 Nghị định số 24

[…] quảng cáo thực phẩm phải thông báo đầy

đủ nội dung sản phẩm quảng cáo với Bộ y tế hoặc Sở Y tế nếu được Bộ Y tế uỷ quyền.

Trong trường hợp không đồng ý với sản phẩm quảng cáo, Bộ y tế hoặc Sở Y tế phải thong

báo bằng văn bản cho người quảng cáo và người kinh doanh dịch vụ quảng cáo.

Điều 31: Nội dung quảng cáo thực phẩm

Nội dung quảng cáo thực phẩm phải thể hiện được các thông tin sau:

1. Tên gọi và công dụng của sản phẩm

2. Thành phần chính của sản phẩm và hàm lượng

3. Tên, địa chỉ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản (đối với thực phẩm cần phải có sự hướng dẫn sử dụng và bảo quản);

5. Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có)

Điều 32. Thông báo quảng cáo thực phẩm

1. Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo nội dung quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận nội dung quảng cáo.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo, kiểm tra và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm.

Điều 31/ 32 Thông báo quảng cáo thực phẩm

1.Trước khi quảng cáo, tổ chức, cá nhân có sản phẩm quảng cáo phải gửi hồ sơ thông báo nội dung quảng cáo đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về y tế.

Nội dung quảng cáo thực phẩm bao gồm:

1. Tên gọi và công dụng của sản phẩm

2. Thành phần chính của sản phẩm và hàm lượng

3. Tên, địa chỉ của nhà sản xuất, kinh doanh thực phẩm

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản (đối với thực phẩm cần phải có sự hướng dẫn sử dụng và bảo quản);

5. Những cảnh báo khi sử dụng sản phẩm (nếu có)

2.Cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra và xác nhận nội dung quảng cáo.

3.Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể thẩm quyền, hồ sơ, trình tự, thủ tục thông báo, kiểm tra và xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm trong thời hạn 10 ngày sau khi nhận được văn bản chính thức

4.Trong trường hợp Bộ Y tế hoặc cơ quan y tế địa phương không gửi văn bản trả lời, tổ chức thực hiện quản cáo được phép thực hiện hoạt động quảng cáo theo nội dung đã thông báo.

Điều 31 cần phải có Nội dung quảng cáo thực phẩm để thông báo quảng cáo thực phẩm . Vì vậy, theo lô gic thì nội dung Điều 31 nên ở trong Điều 32 để có thể thông tin tốt hơn về quy trình thông báo quảng cáo.

Do đó, chúng tôi đề nghị nên chuyển Điều 31 sang Điều 32 và bổ sung một phần phụ trong khoản 1 Điều 32. Điều này cho phép cơ quan chức năng có thể kiểm tra tính xác thực của nội dung quảng cáo.

Ngoài ra, nên áp dụng thời hạn 10 ngày trong dự thảo.




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

3. Thu hồi thực phẩm

Điều 26 trong Pháp lệnh

Thực phẩm nhập khẩu không đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu hủy hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải chịu mọi chi phí cho việc xử lý thực phẩm mà mình nhập khẩu không đạt yêu cầu.

Khoản 3- Điều 10 trong Nghị định 163

Trường hợp hàng thực phẩm không đạt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm nhập khẩu có thể bị thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc tái xuất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cơ quan kiểm tra quyết định xử lý theo quy định của pháp luật.the

Khoản 2- Điều 17 trong Nghị định 163

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm có đăng ký kinh doanh phải thực hiện việc công bố tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm có trách nhiệm:

b) Thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ sở mình và có trách nhiệm thu hồi, tái chế, chuyển mục đích sử dụng, tiêu huỷ hoặc tái xuất sản phẩm thực phẩm do cơ sở mình sản xuất, kinh doanh không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn.

Điều 50 Thu hồi thực phẩm

1. Các sản phẩm là đối tượng thu hồi:





a) Sản phẩm hết hạn sử dụng,

b) Sản phẩm không đạt các yêu cầu kỹ thuật đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc quy định bắt buộc áp dụng;





c) Sản phẩm công nghệ mới chưa được phép lưu hành;

d) Sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản;











e) Sản phẩm quảng cáo sai quy định của pháp luật;





f) Sản phẩm có liên quan tự sinh ra hoặc cố tình thêm vào trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm bị cấm sử dụng;





g) Sản phẩm nhập khẩu không qua kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm và chưa được cấp chứng nhận lưu hành tự do đã đưa vào lưu thông, sử dụng.





h) Sản phẩm đã nhập khẩu bị cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu, nước khác, hoặc các tổ chức quốc tế thông báo có ô nhiễm vi sinh vật, hoá chất gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người.

2. Hình thức thu hồi:

a) Thu hồi tự nguyện do doanh nghiệp tự phát hiện, thu hồi sản phẩm không phù hợp;









b) Thu hồi bắt buộc: Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp thu hồi đối với các sản phẩm đã xác định vi phạm hoặc nghi ngờ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng, cộng đồng.

Khoản 6:

b) Trong trường hợp khẩn cấp hoặc có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng, cơ quan quản lý nhà nước trực tiếp tổ chức thu hồi sản phẩm;



d) Báo cáo kết quả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 51. Xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn

1. Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:

a) Tái chế

b) Chuyển mục đích sử dụng

c) Tiêu hủy

d) Khắc phục lỗi ghi nhãn sai

đ) Tái xuất

e) Tịch thu

3. Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý đối với thực phẩm không bảo đảm an toàn.

Điều 50 Thu hồi và thu gom thực phẩm

Trong trường hợp sản phẩm thực phẩm không đáp ứng quy định về an toàn vệ sinh thực phẩm, sản phẩm sẽ bị thu hồi nhằm phòng ngừa và hạn chế nguy cơ sử dụng thực phẩm không an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng

Các sản phẩm là đối tượng thu hồi bao gồm:

a) Bỏ

b) Sản phẩm không đạt các yêu cầu kỹ thuật, các quy định bắt buộc áp dụng và ảnh hưởng tới vấn đề an toàn thực phẩm

c) Bỏ

d) Sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản gây mất an toàn khi sử dụng;

e) Bỏ

f) Không thay đổi

g) Không thay đổi

h)Không thay đổi

2. Hình thức thu hồi:

a) Thu hồi tự nguyện: doanh nghiệp thực hiện thu hồi sản phẩm trong trường hợp quy định tại Khoản 1 của Điều này;

b) Thu hồi bắt buộc: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành lệnh thu hồi thực phẩm trong trường hợp doanh nghiệp không tự nguyện thu hồi thực phẩm theo quy định tại Khoản 1 của Điều này;

b) Bỏ

d) Báo cáo kết quả với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trừ trường hợp quy định tại Khoản 7 của Điều này

Thêm:

Điều 7. Thu gom thực phẩm

Doanh nghiệp thực hiện việc thu gom thực phẩm khỏi thị trường trong trường hợp:

a)Thực phẩm bị lỗi về chất lượng hoặc bị ghi nhãn sai nhưng không gây ảnh hưởng tới an toàn thực phẩm; hoặc

b) Hoạt động thu gom thực phẩm là biện pháp phòng ngừa để kiểm tra về an toàn thực phẩm.

Trong trường hợp kiểm tra cho thấy thực phẩm không an toàn cho việc sử dụng, cần phải thu hồi sản phẩm thực phẩm đó.

Điều 51. Xử lý đối với thực phẩm bị thu hồi

1. Các hình thức xử lý thực phẩm bị thu hồi bao gồm:

[…]

3. Chính phủ quy định cụ thể việc xử lý đối với thực phẩm bị thu hồi.

Chúng tôi đề nghị nên sửa đổi phần mở đầu của điều khoản do sản phâm thực phẩm có thể bị thu hồi dựa trên nguyên tắc phòng ngừa và hạn chế nguy cơ sử dụng thực phẩm không an toàn.

Chỉ nên đưa vào danh mục thu hồi những đối tượng có liên hệ trực tiếp tới vấn đề an toàn thực phẩm.

Đối với những đối tượng được liệt kê trong danh mục, nên đưa thêm những ví dụ có liên hệ trực tiếp tới vấn đề an toàn thực phẩm

Chúng tôi đề nghị nên thu hẹp phạm vi điều chỉnh và quy định loại thực phẩm nào là đối tượng thu hồi

Theo quy định luật hiện hành, các sản phẩm hết hạn đều không được phép sử dụng. Ngoài ra, những sản phẩm vượt quá thời hạn bảo quản tốt nhất (“the best before date”) thường không ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, sản phẩm hết hạn không phải là đối tượng tiêu biểu do đó nên đưa ra khỏi danh mục thu hồi.

Nên bỏ cụm từ “đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền” do đây đã là quy định ban đầu. Những sản phẩm không thực hiện việc đăng ký sẽ không được phép lưu thông trên thị trường.

Nên bỏ khoản mục này vì những sản phẩm áp dụng công nghệ mới chưa được phép sẽ không được lưu thông trên thị trường.

Nên thêm cụm từ “gây mất an toàn khi sử dụng” vì trong một số trường hợp sản phẩm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, bảo quản không ảnh hưởng tới quá trình sử dụng

Nên bỏ khoản mục này vì hoạt động quảng cáo không có liên hệ với việc đánh giá mức độ an toàn của sản phẩm.

Nội dung trong Điểm a nên được quy định rõ hơn tính chất tự nguyện trong hoạt động thu hồi tự nguyện và hoạt động này không thuộc đối tượng điều chỉnh của Điểm d, Khoản 6- Điều 50 của dự thảo về chế độ báo cáo.

Nên bổ sung thêm quy định về việc thông báo trước cho doanh nghiệp về thu hồi sản phẩm

Nên bỏ điểm này vì quy định về thẩm quyền quyết định việc thu hồi bắt buộc (như trong đề nghị sửa đổi ở trên) và một số hình thức xử phạt hành chính như cưỡng chế thu hồi (Khoản 5-Điều 50 của dự thảo) đã cung cấp đủ điều kiện để chính phủ có thể ứng phó trong trường hợp “khẩn cấp” hoặc “có nguy cơ nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng”

Chúng tôi đề nghị trong văn bản hướng dẫn thi hành chi tiết Luật ATTP nên quy định về việc báo cáo áp dụng riêng cho việc thu hồi thực phẩm.

Chúng tôi đề nghị nên thêm một điều khoản về “thu gom thực phẩm” do doanh nghiệp tự nguyện thực hiện. Doanh nghiệp có thể thực hiện hiệu quả và kịp thời hơn nếu áp dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm và tránh gây ra những quan ngại không cần thiết trong công chúng.

Nên thay cụm từ “không bảo đảm an toàn” thành “bị thu hồi” để phù hợp với Điều 50. Ngoài ra, trong một số trường hợp việc thu hồi thực phẩm không phải do nguyên nhân thực phẩm không đảm bảo an toàn sử dụng.




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

4. Nhập khẩu thực phẩm

Điều 6 trong Nghị định 163

Thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải bảo đảm các điều kiện sau:

1. Đã được cấp giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm theo quy định tại Điều 19 của Nghị định này.

2. Có giấy xác nhận đã kiểm tra đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Đối với nguyên liệu thực phẩm và phụ gia thực phẩm, thời hạn sử dụng ít nhất phải còn trên hai phần ba thời gian sử dụng ghi trên nhãn kể từ thời điểm lô hàng được nhập khẩu vào Việt Nam.

Điểm d, Khoản 2-Điều 18 trong Nghị định 163

Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale) hoặc giấy chứng nhận y tế (Health Certificate) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ đối với phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến.

Điều 35. Điều kiện an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

1.Thực phẩm, phụ gia thực phẩm và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau:





a)Phải được chứng nhận hợp quy theo quy định của quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và đăng ký lưu hành;











b) Phải có Giấy chứng nhận về an toàn đối với quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tổ chức hợp pháp của nước xuất khẩu cấp;









c) Phải qua kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu và được cấp giấy xác nhận đạt yêu cầu nhập khẩu của cơ quan kiểm tra được chỉ định theo quy định của pháp luật.





2. Trường hợp thực phẩm, phụ gia thực phẩm, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt nam mà chưa có quy chuẩn kỹ thuật tương ứng về an toàn, người nhập khẩu có trách nhiệm chứng minh thực phẩm đó an toàn đối với con người theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

Điều 35. Điều kiện an toàn đối với thực phẩm nhập khẩu

1.Thực phẩm, phụ gia thực phẩm và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhập khẩu phải tuân thủ các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm được quy định tại Luật này và phải đáp ứng các điều kiện sau:

a/ Phải có giấy chứng nhận công bố tiêu chuẩn sản phẩm tuân thủ các quy chuẩn kỹ thuật áp dụng cho việc lưu thông sản phẩm

b) Phải có Giấy chứng nhận về an toàn đối với quá trình sản xuất do tổ chức hợp pháp của nước xuất khẩu cấp









c) Không thay đổi









2. Trường hợp thực phẩm, phụ gia thực phẩm và bao bì tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm lần đầu nhập khẩu vào Việt nam mà chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm, người nhập khẩu báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền các tài liệu chứng minh an toàn thực phẩm, bao gồm giấy cho phép sử dụng sản phẩm tại các quốc gia khác, xác nhận các tiêu chuẩn thực phẩm được quốc tế công nhận, phương thức kiểm nghiệm và các tài liệu khác chứng minh mức độ an toàn của thực phẩm



Chúng tôi đề nghị nên bỏ cụm từ “đăng ký lưu hành” vì trên thực tế doanh nghiệp đã đáp ứng được tiêu chí này. Ngoài ra nên bổ sung một phần phụ lục về mẫu giấy chứng nhận

Chúng tôi đề nghị nên bỏ cụm từ “kinh doanh thực phẩm” vì quá trình này ít liên quan tới nội dung quy định. Ngoài ra cũng nên bổ sung một phần phụ lục về mẫu giấy chứng nhận

Nên bổ sung một phần phụ lục về mẫu giấy chứng nhận

Nên thay “quy chuẩn” bằng “tiêu chuẩn” và bỏ phần “có trách nhiệm chứng minh...” vì nếu không có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hay hướng dẫn của cơ quan quản lý thì nhà nhập khẩu rất khó chứng minh được độ an toàn thực phẩm. Do vậy, chúng tôi đề nghị thay vào đó, nhà nhập khâu nên cung cấp những tài liệu liên quan đề chứng minh an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, chúng tôi đề xuất cơ quan quản lý nên tham khảo tài liệu CODEX và các tiêu chuẩn thực phẩm được công nhận trên thế giới đề xây dựng quy định hướng dẫn thực hiện trong trường hợp chưa có tiêu chuẩn áp dụng cho việc kinh doanh sản phẩm được nhập khẩu lần đầu vào VN..




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

5. Kinh doanh và bảo quản thực phẩm

Khoản 1- Điều 18 trong Pháp lệnh Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải áp dụng phương pháp bảo quản thực phẩm thích hợp để bảo đảm thực phẩm không bị hư hỏng, biến chất, giữ được chất lượng, mùi vị và không làm tăng thêm các chất ô nhiễm vào thực phẩm.

Khoản 2, 3- Điều 22: Điều kiện đối với kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn

2. Kiểm tra thường xuyên thực phẩm đang bảo quản và loại bỏ kịp thời các sản phẩm bị hỏng hay quá hạn sử dụng;

















3. Có thông tin về tên sản phẩm thực phẩm, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, tên nhà sản xuất, địa điểm lưu kho và địa chỉ liên lạc.

Điều 15. Điều kiện đối với bảo quản thực phẩm

1.Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

a) Diện tích đủ rộng để bảo quản từng loại thực phẩm riêng biệt , có thể thực hiện kỹ thuật xếp dỡ an toàn và chính xác;

b) Ngăn ngừa được ảnh hưởng của nhiệt độ, độ ẩm, côn trùng, động vật, bụi bẩn, mùi lạ và các tác động xấu của môi trường, bảo đảm đủ ánh sáng, có thiết bị chuyên dụng điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm và các điều kiện khí hậu khác, thiết bị thông gió và các điều kiện bảo quản đặc biệt khác theo yêu cầu của từng loại thực phẩm;

c) Nơi bảo quản và phương tiện bảo quản phải được vệ sinh thường xuyên trong quá trình bảo quản;

2. Mỗi loại thực phẩm phải tuân thủ phương pháp bảo quản phù hợp với tính chất của từng loại thực phẩm và quy định của nhà sản xuất trong thời gian bảo quản.

2. Kiểm tra thường xuyên thực phẩm đang bảo quản và loại bỏ kịp thời các sản phẩm bị hỏng hay quá hạn sử dụng;

3. Không thay đổi

Dự thảo yêu cầu việc kiểm tra thường xuyên thực phẩm đang bảo quản nhưng chưa có quy định cụ thể về hoạt động này. Ví dụ như quy định báo cáo bằng văn bản chính thức đối với hoạt động kiểm tra và quy định về hình thức của văn bản.

Vì vậy, chúng tôi đề nghị cơ quản quản lý nên quy định rõ hơn nội dung điều khoản này.




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

6. Định nghĩa: Thực phẩm biến đổi gen

Mục 14- Điều 3 trong Pháp lệnh

Thực phẩm có gen đã bị biến đổi là thực phẩm có nguồn gốc từ sinh vật có gen đã bị biến đổi do sử dụng công nghệ gen. Gen là một đoạn trên phân tử nhiễm sắc thể có vai trò xác định tính di truyền của sinh vật.

Điều 23 trong Pháp lệnh

Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nhập khẩu, xuất khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, vi chất dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, thực phẩm có nguy cơ cao, thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ, thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm do mình nhập khẩu, xuất khẩu; khi nhập khẩu phải tuân theo quy định của pháp luật Việt Nam; khi xuất khẩu phải tuân theo quy định của Pháp lệnh này và quy định của pháp luật nước nhập khẩu.

Mục 16- Điều 2:

Thực phẩm sử dụng công nghệ gen (gọi tắt là thực phẩm biến đổi gen) là những sản phẩm có một hoặc nhiều thành phần đã bị biến đổi do công nghệ gen nhưng không bao gồm các chất đã được quy định là phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến;

Mục 16- Điều 2:

Thực phẩm sử dụng công nghệ gen (gọi tắt là thực phẩm biến đổi gen) là những sản phẩm xuất hiện một hoặc nhiều thành phần đã bị biến đổi do công nghệ gen nhưng không bao gồm các chất đã được quy định là phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến;

.

Nên thêm cụm từ “xuất hiện” để biểu thị rõ vết biến đổi gen

Ngoài ra, chúng tôi đề nghị cơ quan quản lý nên áp dụng các phương pháp xét nghiệm đã được quốc tế công nhận để xác định vết biến đổi gen.




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

7. Ghi nhãn thực phẩm

Khoản 3- Điều 35 của Pháp lệnh

Nhãn thực phẩm phải có các nội dung cơ bản sau đây:

a) Tên thực phẩm;

b) Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất thực phẩm;

c) Định lượng của thực phẩm;

d) Thành phần cấu tạo của thực phẩm;

đ) Chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của thực phẩm;

e) Ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản thực phẩm;

g) Hướng dẫn bảo quản, hướng dẫn sử dụng thực phẩm;

h) Xuất xứ của thực phẩm.

Điều 20 của Pháp lệnh:

1. Thực phẩm có gen đã bị biến đổi hoặc nguyên liệu thực phẩm có gen đã bị biến đổi phải ghi trên nhãn bằng tiếng Việt là "thực phẩm có gen đã bị biến đổi".



Điều 33. Ghi nhãn đối với thực phẩm sản xuất trong nước

1. Thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bao gói sẵn phải được ghi nhãn.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, việc ghi nhãn thực phẩm phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Không được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào về thực phẩm có công hiệu thay thế thuốc chữa bệnh.







b) Phải thể hiện sản phẩm được chứng nhận an toàn bằng dấu hợp chuẩn hoặc dấu hợp quy.

















c) Đối với phụ gia thực phẩm, trên nhãn phải ghi rõ cụm từ "Phụ gia thực phẩm" và các thông tin về phạm vi sử dụng, liều lượng sử dụng và cách sử dụng.

3. Tổ chức, cá nhân sản xuất thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến bao gói sẵn tại Việt Nam phải thực hiện việc ghi nhãn thực phẩm trước khi sản phẩm được lưu thông trên thị trường.

Điều 34. Ghi nhãn đối với thực phẩm nhập khẩu

1. Thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam phải được ghi nhãn theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa.

2. Ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen được nhập khẩu để lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam còn phải ghi rõ trên nhãn dòng chữ bằng tiếng Việt "Thực phẩm đã qua chiếu xạ", "Thực phẩm biến đổi gen", "Biến đổi gen" bên cạnh tên thành phần có gen bị biến đổi và ký hiệu quốc tế của loại thực phẩm đó.





3. Bộ trưởng Bộ Y tế quy định cụ thể việc ghi nhãn hàng hóa quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 33. Ghi nhãn đối với thực phẩm sản xuất trong nước

1.Thực phẩm và phụ gia thực phẩm bao gói sẵn phải được ghi nhãn.

b) Bỏ

c) Cần quy định rõ

3. Cần quy định rõ

1.Không thay đổi

2.Ngoài việc thực hiện các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, thực phẩm đã qua chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc nguyên liệu thực phẩm biến đổi gen được nhập khẩu để lưu thông trên lãnh thổ Việt Nam còn phải khi rõ trên nhãn dòng chữ bằng tiếng Việt "Thực phẩm đã qua chiếu xạ", "Thực phẩm biến đổi gen", "Biến đổi gen" bên cạnh tên thành phần có gen bị biến đổi. Ký hiệu quốc tế của thực phẩm đã qua chiếu xạ sẽ được công bố.

Việc ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen áp dụng đối với thực phẩm có chứa hơn 5% thành phần bị biến đổi gen trong thành phẩm.



Chất hỗ trợ chế biến được đưa vào quá trình sản xuất chỉ với mục đích sản xuất sản phẩm.

Chất này có thể không để lại vết trong thành phẩm. Trên thực tế các nước thường không bắt buộc ghi nhãn đối với chất hỗ trợ chế biến. Vì vậy, chúng tôi đề nghị nên bỏ chất hỗ trợ chế biến khỏi Khoản 1.

Cần xác định rõ nên áp dụng dấu hiệu nào để thể hiện sản phẩm được chứng nhận an toàn. Quy định chung này sẽ gây ra những cách hiểu khác nhau và ảnh hướng đến chi phí đóng gói.

Trong trường hợp chưa có đủ thông tin cụ thể để đưa vào nội dung điều khoản, chúng tôi đề nghị nên bỏ điểm này khỏi dự thảo.

Cần làm rõ đây là quy định áp dụng cho việc ghi nhãn đối với phụ gia thực phẩm đã bao gói sẵn hay ghi nhãn với phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói sẵn?

Trong trường hợp ghi nhãn đối với phụ gia thực phẩm được sử dụng trong các sản phẩm đóng gói sẵn thì không cần thiêt phải ghi thông tin về phạm vi , liều lượng và phương thức sử dụng trên nhãn

Hướng dẫn ghi nhãn của CODEX quy định việc khai báo các chất phụ gia trên nhãn sản phẩm; nhưng không yêu cầu ghi thông tin về phạm vi sử dụng, liều lượng và phương pháp sử dụng vì như vậy sẽ có quá nhiều thông tin trên nhãn. Vi vậy nên xem xét bỏ điểm này.

Chúng tôi cho rằng “ký hiệu quốc tế của loại thực phẩm đó” được hiểu là ký hiệu quốc tế của thực phẩm qua chiếu xạ. Hiện nay chưa có ký hiệu quốc tế áp dụng cho thực phẩm biến đổi gen. Ngoài ra, hiện nay chưa có quốc gia Châu Á quy định ghi nhãn đối với thành phần trong thực phẩm biến đổi gen.

Yêu cầu ghi nhãn đối với thực phẩm biến đổi gen nên dựa vào vết biến đổi gen của thực phẩm trong sản phẩm cuối cùng.

Các quốc gia trên thế giới đều sử dụng cách xác định dựa trên vết biến đổi gen. Cụ thể là nếu vết biến đổi gen trong thành phẩm ít hơn một ngưỡng nhất định (thường là 5%) thì sản phẩm không phải ghi nhãn biến đổi gen.




Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

8. Thực phẩm đặc biệt



Khoản 2- Điều 5 của Dự thảo quy định về thực phẩm biến đổi gen

Trước khi được đưa vào lưu thông và kinh doanh trên thị trường, thực phẩm biến đổi gen phải đảm bảo những yêu cầu sau: có giấy chứng nhận an toàn đối với thành phần biến đổi gen do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp.

Điểm h, Khoản 2.1- Điều 3 của Nghị định số 42[5]

Riêng đối với thực phẩm chiếu xạ, thực phẩm biến đổi gen hoặc trong thành phần có chứa nguyên liệu có nguồn gốc biến đổi gen, chiếu xạ trong hồ sơ công bố phải có bản sao Giấy chứng nhận của nước xuất khẩu cho phép sử dụng với cùng mục đích trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó và thuyết minh quy trình sản xuất.

Điều 12.Thực phẩm đặc biệt



1. Phải tuân thủ theo quy định tại Điều 7 Luật này;

2. Thực phẩm chức năng:

a) Phải có tài liệu chứng minh về tác dụng của thành phần tạo nên chức năng đã công bố;

b) Đối với thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường lần phải có báo cáo thử nghiệm lâm sàng về công dụng của sản phẩm;

Bộ Y tế quy định về thử nghiệm lâm sàng và chỉ định các đơn vị được tiến hành thử nghiệm lâm sàng;



c) Đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu, phải có giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước sản xuất hoặc nước cho phép lưu hành có nội dung xác nhận công dụng của sản phẩm ghi trên nhãn;



3. Thực phẩm biến đổi gen:



a)Phải có giấy chứng nhận an toàn sinh học do cơ quan có thẩm quyền cấp đối với thành phần có gen bị biến đổi;











b)Thực phẩm biến đổi gen nhập khẩu phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do của cơ quan có nhà nước có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp;































4. Thực phẩm bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ

a) Chỉ những thực phẩm thuộc danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ mới được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ theo đúng liều chiếu xạ quy định. Bộ Y tế quy định danh mục nhóm thực phẩm được phép chiếu xạ, liều chiếu xạ cho từng nhóm thực phẩm và ghi nhãn hàng hoá thực phẩm được bảo quản bằng phương pháp chiếu xạ.



b) Bỏ

a) Phải có giấy chứng nhận an toàn sinh học do cơ quan có thẩm quyền trong nước hoặc quốc tế cấp đối với thành phần đã qua biến đổi gen;

b) Đối với thực phẩm biến đổi gen được nhập khẩu, phải có giấy chứng nhận tự do lưu thông do cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc cơ quan quốc tế có thẩm quyền cấp

Thực phẩm chứa thành phần biến đổi gen trên mức 5% của thành phẩm; chứa ADN và protein đã qua biến đổi gen, phải ghi rõ trên nhãn nội dung “chứa thành phần biến đổi gen” hoặc nội dung tương tự

Thành phần đã qua biến đổi gen có chứa ADN và protein biến đổi gen ở mức lớn hơn 10g trên mỗi kg trọng lượng (1% trọng lượng). (lớn hơn mức ngẫu nhiên).

Nên bổ sung phần định nghĩa về thực phẩm chức năng.

Nên bỏ điểm này vì doanh nghiệp là đối tượng phải gửi báo cáo thử nghiệm lâm sàng cho BYT.

Việc BYT tổ chức tiến hành tất cả các xét nghiệm lâm sàng có thể gây ra tình trạng quá tải về khối lượng công việc. Vì vậy nên bỏ nội dung này khỏi dự thảo.

Hiện nay giấy chứng nhận an toàn sinh học do một số cơ quan quôc tế cấp đã được công nhận ở nhiều nước vá có thể được công nhận ở Việt Nam.

Có thể bổ sung trong dự thảo quy định về việc doanh nghiệp có thể yêu cầu BYT xác nhận đối với giấy chứng nhận được cấp bởi các cơ quan quản lý quốc tế.


Luật hiện hành

Dự thảo Luật ATTP

Ý kiến sửa đổi dự thảo

Giải trình ý kiến

9. Nguyên tắc đánh giá nguy cơ

Không có

Điều 4. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

1. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện và phải bảo đảm an toàn cho người sử dụng;

2. An toàn thực phẩm được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và các tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

3. Kiểm soát an toàn thực phẩm được thực hiện dựa trên nguyên tắc phân tích nguy cơ trong suốt chuỗi thực phẩm từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông trên thị trường đến tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu.

Điều 4. Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

1. Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện và phải bảo đảm an toàn thực phẩm cho người sử dụng;

2. An toàn thực phẩm được quản lý trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng và các quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và các tiêu chuẩn do người sản xuất công bố áp dụng;

3. Kiểm soát an toàn thực phẩm được thực hiện dựa trên nguyên tắc khoa học về phân tích nguy cơ trong suốt chuỗi thực phẩm từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, lưu thông trên thị trường đến tiêu dùng, nhập khẩu, xuất khẩu.

Quản lý an toàn thực phẩm nên dựa trên nguyên tắc khoa học về đánh giá nguy cơ





[1] Nghị định 163/2004/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (“Nghị định thực hiện”) được đăng trên trang web: http://www.business.gov.vn/assets/d7a0fca0845a4098bec23efdf229ac15.pdf

[2] Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm (“Pháp lệnh”) được đăng trên trang web: http://www.business.gov.vn/assets/b402ea2484814b359b99c0358a6b1b67.pdf

[3] Nghị định 24/2003/ND-CP ngày 13/3/2003 quy định chi tiết việc thực hiện Pháp lệnh về quảng cáo (“Nghị định 24”) được đăng trên trang web: http://vbqppl4.moj.gov.vn/law/en/2001_to_2010/2003/200303/200303130004_en/lawdocument_view

[4]Thông tư 01/2004/TTLT/BVHTT-BYT hướng dẫn về hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực y tế (“Thông tư hướng dẫn hoạt động quảng cáo”) được đăng trên trăng web: http://vbqppl.moj.gov.vn/law/vi/2001_to_2010/2004/200401/200401120008

[5] Quyết định số 42/2005/QĐ-BYT về việc ban hành "Quy chế về công bố tiêu chuẩn sản phẩm thực phẩm" được đăng trên trang web: http://faolex.fao.org/docs/pdf/vie63647.pdf.

Các văn bản liên quan