Góp ý của Đại biểu Quốc hội Lê Quốc Dung – Thái Bình

Thứ Ba 09:19 17-11-2009

Kính thưa Quốc hội,

Tôi cơ bản nhất trí với bản dự thảo và Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế về sửa đổi Luật ngân hàng Nhà nước kỳ này. Tôi thấy luật này rất quan trọng bởi vì nó tác động không chỉ nền kinh tế mà nó có tác động đến từng người dân, từng doanh nghiệp. Trong những năm qua chúng ta thấy mỗi khi có sự biến động về giá trị đồng tiền như năm 2008 nền kinh tế của chúng ta chao đảo, thiếu ổn định và nó tác động đến tất cả các hoạt động của xã hội, vì vậy chúng tôi cho rằng luật này cần phải được thiết kế xây dựng một cách chi tiết và chặt chẽ. Tôi đồng tình với mô hình và địa vị pháp lý của ngân hàng Nhà nước dự thảo trong kỳ này với hai chức năng: một là vừa là thành viên của Chính phủ, hai là vừa là ngân hàng Trung ương bởi vì nền kinh tế của chúng ta đang là thời kỳ chuyển đổi cho nên còn nhiều vấn đề chúng ta phải xử lý để đi đến sang một nền kinh tế thị trường nó ổn định vững chắc thì lúc đó chúng ta mới có thể đưa ngân hàng Nhà nước sang mô hình là ngân hàng Trung ương độc lập. Do đó thời kỳ quá độ chúng ta phải làm theo hai chức năng này. Nhưng chúng tôi thấy rằng vì mô hình địa vị pháp lý nó lưỡng tính, vừa là thành viên Chính phủ làm quản lý Nhà nước, vừa là ngân hàng mang tính chất thương mại cho nên chúng tôi thấy rằng mô hình này cần phải được thiết kế một cách rất chặt chẽ về giữa quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm và chế tài, chế định như thế nào để nó không xảy ra những bất trắc, trục trặc đặc biệt là phải khắc phục được những tồn tại thiếu sót, hạn chế mà ngành kinh tế của chúng ta hiện nay đang gánh chịu. Trong đó những tồn tại chúng tôi cho rằng như là vấn đề lạm phát của chúng ta chưa ổn định, lên lên, xuống xuống làm cho nền kinh tế chao đảo. Hay là những vấn đề về phát hành tiền hay là vấn đề duy trì tỷ giá.

Tôi chỉ đơn cử vấn đề phát hành tiền xu thôi nhưng đến nay vấn đề sử dụng tiền xu không có ý nghĩa gì trong nền kinh tế bây giờ, người ta không dùng nữa. Điều đó muốn rằng chỉ một chi tiết đấy thôi cũng là những vấn đề chi phí và tác dụng đến xã hội, đến người dân như thế nào. Ở đây chúng tôi còn băn khoăn rất lớn về giữa phân định 3 thẩm quyền.

Thứ nhất, là thẩm quyền của Quốc hội, thứ hai là thẩm quyền của Chính phủ, thứ ba là thẩm quyền của Ngân hàng Nhà nước và chế định này như thế nào.

Về thẩm quyền của Quốc hội, tôi cho rằng không thể dự thảo theo hướng Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát định hướng trong từng thời kỳ, vấn đề đó rất chung chung. Chúng tôi không đồng tình cứ để tình trạng lạm phát CPI lên xuống như vừa qua. Chúng tôi đề nghị phải thiết kế Quốc hội quyết định có lộ trình về chỉ tiêu lạm phát trong khung thời gian dài hạn và trung hạn, trên cơ sở dài hạn, trung hạn ấy Quốc hội phải quyết định từng năm. Vì vậy, nếu Quốc hội quyết định từng năm mà không hướng tới chúng ta theo kiểu nào, theo khung nào 7% hay 6% hay 8% thì chúng ta không có định hướng bước đi. Như vậy mỗi khi lên chúng ta đuổi theo quyết lên, khi xuống lại đuổi theo quyết xuống, như thế quyết định của chúng ta không có tác dụng giữ lại ổn định cho xã hội, cho nền kinh tế. Cho nên Quốc hội phải quyết định có lộ trình, trên lộ trình ấy phải quyết định hàng năm, đã quyết định rồi thì không có điều chỉnh. Chính phủ không thực hiện được thì sau này chúng ta xem xét trách nhiệm, cách làm của Chính phủ như thế nào để xảy ra tình trạng như vậy, lúc đó chúng ta mới giữ được nền kinh tế ổn định.

Tôi đồng tình phải có chỉ tiêu lạm phát nhất định nhưng duy trì chỉ tiêu lạm phát ở mức độ chúng ta tạo điều kiện lợi thế để thúc đẩy xuất khẩu chứ không phải chúng ta lạm phát để phát triển tăng trưởng thì không có ý nghĩa gì cả. Tôi đề nghị thẩm quyền Quốc hội cho rõ ràng mạch lạc.

Thẩm quyền của Chính phủ trong này chưa rõ ràng, còn chung chung. Khoản 2, Điều 5 có nói "Chính phủ quyết định chỉ tiêu hàng năm" tôi cho là không phù hợp mà cần Chính phủ xây dựng các kế hoạch biện pháp để thực hiện việc mà Quốc hội đã quyết định còn trong này có một số việc trong các Điều 11, Điều 21, Điều 24, Điều 28, 34, 35, 37 có nói một số việc là Chính phủ quy định và phải trình Chính phủ nhưng nó là việc không quan trọng lắm. Ví dụ như về cơ chế tuyển dụng, về thiết kế in đúc tiền, về mẫu lưu tiền lưu niệm, về phần bảo lãnh vay, việc đó không quan trọng cần phải Chính phủ. Còn một số dự trữ ngoại hối, biện pháp hạn chế giao dịch ngoại hối, định mức ngoại tệ thì chúng tôi thấy việc đó cần phải Chính phủ. Cho nên chúng tôi đề nghị phần này phải hoạch định riêng ra một chương, mục, chuyên nói về thẩm quyền của Chính phủ cho rõ ràng để nói rằng Chính phủ thực hiện mục tiêu mà Quốc hội đã quyết chứ không phải tùy hứng được.

 Thứ ba, thẩm quyền của ngân hàng chúng tôi thấy rất lớn, từ Điều 6, Điều 9 cho đến Điều 44 đều nói về thẩm quyền, quyền hạn của ngân hàng từ vấn đề lãi suất cho vay cho đến bảo lãnh, cho đến tái cấp vốn cho đến can thiệp vào các ngân hàng, cho đến phát hành tiền, cho đến ngoại hối v.v.... rất lớn. Chúng tôi đồng tình hướng này đi để chúng ta dần từng bước đưa ngân hàng trung ương đi đến độc lập trong thời gian sau, nhưng chúng tôi rất băn khoăn về chế tài, chế định vì sao? Ngân hàng Nhà nước đóng vai chức năng Nhà nước thì là thành viên của Chính phủ theo chỉ đạo của Chính phủ, nhưng đóng vai là ngân hàng trung ương thì ngân hàng là thống đốc, là chế độ thủ trưởng, chế độ thủ trưởng nhưng thủ trưởng lại quyết định Hội đồng tư vấn, Hội đồng tư vấn chẳng có ý nghĩa gì bởi vì chỉ có ý nghĩa với thống đốc thôi không có ý nghĩa gì về chế tài, chế định, bởi vì thống đốc quyết định thành viên thì không ai có thể nói khác đi được. Cho nên chúng tôi cho rằng để cho cân đối thì Quốc hội nên tiến một bước để đi dần đến Ngân hàng trung ương sau này sẽ ổn định tốt hơn và dần lên bước ổn định thì Quốc hội có một chế tài quyết định Hội đồng tiền tệ quốc gia và nên quyết định bổ nhiệm một số thành viên có tính chất độc lập tương đối, để có thể có tranh luận, khác ý kiến với Thống đốc nhưng Thống đốc quyết định Thống đốc chịu trách nhiệm, nhưng tôi có quyền báo cáo với Quốc hội rằng tình hình ấy, chính sách ấy chưa đúng, quyết định ấy chưa đúng để dần dần sau này chúng ta đi đến một Hội đồng tương đối khách quan.

Ở các nước khi Ngân hàng Trung ương độc lập thì các thành viên này do thượng viện bổ nhiệm một phần, Thủ tướng một phần và do Hội đồng tiền tệ quốc gia bổ nhiệm một phần và họ làm việc theo chế độ bỏ phiếu. Vậy chúng ta tham khảo một phần để chúng ta đi đến một bước, từng bước sau này chúng ta có giao quyền cho Thống đốc, khi tương đối ổn định, tương đối độc lập thì chúng ta phải có chế tài, nếu không chúng ta rất lo ngại là khi sơ suất quyết định không đúng, ảnh hưởng đến nền kinh tế luôn. Chúng tôi xin có một số ý kiến như vậy, xin hết.

 

Các văn bản liên quan