Trích ý kiến của ĐBQH Lương Phan Cừ – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội

Thứ Năm 09:55 31-08-2006
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo Quốc hội.
Kính thưa các đồng chí.
Quan điểm của tôi tương đồng với quan điểm của anh Nguyễn Đình Lộc. Ở đây chúng ta xây dựng Luật Cư trú là chúng ta thể chế điều của Hiến pháp về quyền tự do cư trú. Vấn đề ở trong luật này chúng ta thể hiện nó như thế nào? Tất nhiên là cư trú của chúng ta phải theo quy định pháp luật, nhưng trong đạo luật của chúng ta thể hiện thế nào được quyền tự do cư trú của người công dân. Tôi cho rằng, con người sinh ra phải có nơi cư trú, không có ai không có nơi cú trú, vấn đề là cư trú ở đâu? Chúng ta không thể bỏ một công dân của nước Việt Nam là không có chỗ cư trú. Quan điểm của tôi về vấn đề thứ nhất.
Thứ hai, chúng ta phải quản lý cư trú chuyện đó là chuyện nước nào cũng làm, mà chúng ta phải làm để chúng ta đảm bảo an ninh, trật tự, đảm bảo các quyền khác và chúng ta đảm bảo sự phát triển, nhưng ở đây chúng tôi cho rằng, phương thức của chúng ta quản lý như thế nào để đảm bảo cho người dân vẫn đảm bảo được quyền tự do cư trú như Hiến pháp đã quy định cho người công dân. Đồng thời chúng ta vẫn đảm bảo sự phát triển của xã hội và quản lý được người công dân. Hiện nay chúng tôi thấy một cái rất khó của chúng ta ở đây và nhiều đại biểu tranh luận rất sôi nổi vấn đề này. Tôi cho rằng đó là vấn đề khó, đây là cả một tư duy của chúng ta quản lý ở thời hành chính bao cấp, chúng ta áp dụng vào bây giờ. Cho nên, sổ hộ khẩu nó đeo đẳng chúng ta, đeo đẳng người công dân cho nên bây giờ chúng ta động đến cái gì cũng là sổ hộ khẩu. Cho nên nó mới dẫn đến chuyện cản trở quyền tự do cư trú của công dân.
Thưa các đồng chí, chúng tôi nói một điều tại sao thời pháp thuộc một ông là tỉnh trưởng ở miền núi nhưng con cái người ta vẫn học ở thành phố tại sao người ta vẫn học được. Đồng chí nào được điều động lên thành phố mà bảo con cái các đồng chí ở hộ khẩu kia không cho học ở thành phố, không đăng ký học thành phố. Như thế các đồng chí có chịu không, cái đó tại chúng ta quy định ra thì làm sao chúng ta có thể điều động cán bộ một cách thoải mái được. Đây tôi chỉ nói một điều kiện thôi, tại sao như vậy? Ở đây chúng tôi cho rằng đây là đổi mới tư duy của chúng ta, ở đây liên quan đến chỗ anh Phan Trung Lý phát biểu, tôi cũng thể hiện quan điểm chúng ta đã nói tự do cư trú và cư trú theo chỗ có chỗ ở hợp pháp, tôi đi thuê nhà, chủ nhà đã cho tôi thuê tức tôi ở hợp pháp. Chúng ta lại bắt hộ khẩu làm gì, tại sao chúng ta gắn bởi vì quan điểm của chúng ta là chúng ta gắn giữa quyền sở hữu và quyền hộ khẩu, quyền cư trú chúng ta gắn vào nhau cho nên chúng ta phải xin ông cho nhập vào hộ khẩu của tôi hay không cho nhập vào hộ khẩu của tôi. Hợp đồng thuê nhà, hợp đồng cho mượn nhà cái đó là hợp pháp, chứ còn cái gì không hợp pháp. Vấn đề của chúng ta là chúng ta bảo vệ quyền sở hữu hay chúng ta bảo vệ quyền cư trú, chúng ta lại đòi hỏi cho nhập sổ hộ khẩu của anh nữa, cái đó không được.
Vấn đề thứ hai, tôi cũng đồng ý một quan điểm là chúng ta cũng có thể quản lý hộ khẩu bằng hộ khẩu gia đình, nhưng không có nghĩa như trong dự thảo này.
Thưa các đồng chí, nếu quy định hộ khẩu như trong này, chúng tôi đảm bảo rằng vấn đề tiêu cực, vấn đề nhũng nhiễu vẫn còn tiếp tục. Bởi vì sao? Bởi vì thưa các đồng chí quyền đó là hoàn toàn tự do, có thể một gia đình người ta 2 - 3 hộ khẩu, tuỳ, bởi vì lâu nay chúng ta gắn hộ khẩu với quản lý khác, trước đây chúng ta gắn với sổ gạo, gắn với tem phiếu, gắn với hàng loạt các vấn đề khác, thưa các đồng chí là không được.
Báo cáo đồng chí Chủ tịch và các đồng chí rằng trong y tế chia cắt theo hành chính, cho nên một bệnh viện ở ngay bên cạnh đây, thì người dân ở địa phương đó phải chạy 40 - 50 km mới đi chữa bệnh được, không hợp lý chút nào, chúng ta không thay đổi tư duy này, mặc dù chúng ta biết rằng bây giờ chúng ta thay đổi cả một tư duy quản lý nó có nhiều vấn đề khác gắn hộ khẩu này được, nó khó, cho nên chúng ta mới hạn chế vào thành phố. Tại sao chúng ta không nghĩ chúng ta lại phát triển thành phố, tại sao chúng ta không nghĩ làm sao có tiền để chúng ta phát triển bệnh viện và trường học ở nơi đấy để cho dân đảm bảo thì chúng ta lại cứ nghĩ rằng làm sao chúng ta hạn chế rồi mà nó vẫn cứ vào, càng tiêu cực.
Quan điểm của tôi thấy rằng đúng là vấn đề này nó rất khó và chúng tôi thấy trong này vẫn thể hiện tư tưởng bao cấp. Thưa các đồng chí bao cấp là bao cấp thông qua hộ khẩu, nhưng tôi thấy vấn đề này tư duy quản lý xã hội chúng ta không thay đổi thì chúng ta cũng không làm được.
Thưa các đồng chí.
Nếu ở thành phố cái giá của chúng ta như thế này thì ai chẳng chạy về thành phố, bởi vì chúng ta bao cấp cho thành phố, cho nên dẫn đến chuyện đó thôi. Cho nên, đây là một vấn đề rất là khó.
Vấn đề thứ hai tôi xin phát biểu, trong này các đồng chí có đưa chữ "lưu trú", theo tôi chỉ nên 2 cái thôi.
Một là thường trú và tạm trú. Chúng ta đưa cái tạm trú dài hạn và tạm trú thường trú ở đây thì giải quyết vấn đề gì. Vấn đề mục tiêu thường trú của chúng ta là để làm gì, vấn đề thứ hai là mục tiêu tạm trú làm gì, có phải mục tiêu thường trú của chúng ta là người công dân đó phải làm tất cả nghĩa vụ đối với Nhà nước, đối với xã hội này,ví dụ là nghĩa vụ quân sự, ví dụ nghĩa vụ thuế.v.v....thì chúng ta quản lý theo thường trú. Tất nhiên là có vấn đề đảm bảo an ninh, trật tự. Đồng thời tạm trú mục tiêu của chúng ta là an ninh nhiều hơn, vấn đề làm thế nào để người dân người ta đến với anh, người ta sinh ra là người ta phải có nơi thường trú, người ta đến đâu người ta phải đăng ký với anh, chứ không phải bây giờ chúng ta cứ phải có điều kiện này, điều kiện kia, nó quá chặt chẽ mà người dân không đến với anh. Cuối cùng, chúng ta cũng chằng quản lý được.
Thưa các đồng chí công nhân từ miền Trung, từ miền Bắc vào miền Nam, các khu công nghiệp cũng không được đăng ký cái gì cả, quyền lợi người ta không được hưởng, người ta vẫn đóng nghĩa vụ như người khác, vấn đề đó chúng tôi phát biểu như vậy.
Cái này nó liên quan đến ý kiến anh Lộc phát biểu, chúng tôi thấy trong những Điều 15, 16, 17, 18, 19, thưa các đồng chí, tôi cho rằng đây là vấn đề cần đề nghị Ban soạn thảo nên nghiên cứu lại.
Thưa các đồng chí, cái này là điều kiện chúng ta đã cư trú cho nên chúng ta có điều kiện là chỗ ở hợp pháp, vấn đề nó liên quan đến chỗ ở hợp pháp, chúng ta lại có điều kiện vợ chồng, điều kiện nơi quân đội, điều kiện nơi con chưa thành niên.v.v....như thế này tôi cho nó lại càng phức tạp, nó không giải quyết được vấn đề gì. Tôi thấy những vấn đề đó cũng không được. Vấn đề thứ tư, điều kiện đăng ký thì tôi thấy cũng còn băn khoăn, khi đăng ký thường trú chúng ta phải có điều kiện là giấy chứng nhận chuyển hộ khẩu. Thưa các đồng chí, đây cũng là một vấn đề tiêu cực rất ghê gớm và hạn chế quyền cư trú của người dân. Tại sao bây giờ trong thế giới tin học, quản lý đã hiện đại hơn, khi đăng ký chúng ta có sự giao lưu, khi đã đăng ký ở đây thì lập tức chỗ kia là thôi, tại sao người dân đến với anh, chính chỗ này là đã hành người dân rất nhiều chuyện cắt không cắt, tôi cho anh thì anh mới được đi, tôi cho anh có giấy thì tôi mới đến chỗ kia được. Không được, tôi đến với anh là tôi làm nghĩa vụ người công dân, tôi trình với anh tôi đến đây sống cư trú, tôi cư trú hợp pháp. Tại sao mình cứ có những điều kiện như thế, không được. Nếu chúng ta làm như vậy thì chuyện quản lý người dân càng phức tạp, mà càng phức tạp thì xã hội chúng ta càng rối ren hơn.

Các văn bản liên quan