Trích ý kiến của ĐBQH Lê Thị Nga – Tỉnh Thanh Hoá

Thứ Năm 09:26 31-08-2006


Chúng tôi thấy rằng theo quy định của pháp luật hiện hành, chúng ta phải khẳng định cứ trú là quyền của công dân, còn quản lý cư trú là nghĩa vụ của Nhà nước mà chúng tôi cũng xin nhấn mạnh rằng việc quản lý cư trú là quyền của công dân, còn quản lý cư trú là nghĩa vụ của Nhà nước, chúng tôi cũng xin nhấn mạnh việc quản lý cư trú là nhiệm vụ tất yếu của Nhà nước.
Từ trước đến nay, tất cả các đại biểu Quốc hội cũng như qua ý kiến của nhân dân, chúng tôi cũng thấy rằng cũng không ai phản đối việc Nhà nước phải quản lý cư trú cả, không ai nói rằng Nhà nước phải bỏ quản lý cư trú đi cả. Vấn đề đặt ra ở đây là chúng ta phải bàn bạc một cách công khai và chính xác để quyết định một cách chính xác hình thức quản lý cư trú trong giai đoạn hiện nay và những năm tới sẽ quản lý theo hình thức như thế nào? Tôi nghĩ cái này nên bàn bạc rất kỹ.

Chúng tôi thấy rằng dự luật mới cũng có điều chỉnh một số thủ tục trình tự, nhưng tư duy trong dự luật này về quản lý cư trú vẫn là quản lý theo sổ hộ khẩu. Tôi thấy điều đó là một điều hết sức cân nhắc và chúng tôi rất băn khoăn về việc này. Chúng ta có đưa ra Điều 5 về nguyên tắc của đăng ký cư trú, tiêu chí thứ nhất là đơn giản, tiêu chí thứ hai là thuận tiện, thứ ba là hiệu quả, thứ tư là kịp thời, thứ năm là chính xác, thứ sáu là không gây phiền hà. Chúng tôi thấy nguyên tắc quy định tại Điều 5, 6 tiêu chí này rất là đúng, có lẽ tiêu chí này mà luật thông qua thì dân rất đồng tình ủng hộ. Nhưng để đáp ứng nguyên tắc này mà dự luật vẫn quy định về trình tự thủ tục quản lý theo tư duy "sổ hộ khẩu" thì chưa đáp ứng được nguyên tắc mà chúng ta đề ra ở Điều 5.

Chúng tôi có điều kiện được nghe nhiều dư luận từ nhiều luồng khác nhau ở trong xã hội và cũng có ý kiến của nhiều đại biểu từ kỳ họp trước, chúng tôi thấy quản lý hộ khẩu theo như thời gian vừa qua và nếu chúng ta tư duy tiếp tục quản lý hộ khẩu thì sẽ có nhiều những cái rất bất cập. Nếu như có Luật trưng cầu ý dân rồi và chúng ta thử hỏi ý dân về việc có đồng ý tiếp tục quản lý cư trú theo cách quản lý hộ khẩu cho những năm hiện nay và cho hàng chục năm tiếp theo thì liệu dân có đồng ý không. Để cho chúng tôi có những câu trả lời khá chính xác và chúng ta cũng phải đặt câu hỏi quản lý như vậy có phù hợp với giai đoạn hiện nay và với hội nhập quốc tế hiện nay không.

Chúng tôi thấy rằng chúng ta thử đặt vấn đề ở một cá nhân hiện nay thì chúng ta có bao nhiêu giấy tờ phải mang theo trong người để đảm bảo sự đi lại và xuất trình khi cần thiết. Chúng tôi cũng xem thông tin ở một số nước thì thấy người ta quản lý cũng rất đơn giản, với nhiều thông số khác nhau và theo hướng thẻ điện tử. Chúng tôi nghĩ rằng nhiều thông tin về nhân thân, về cá nhân, về bằng lái xe, về mã số tài khoản v.v... Thậm chí ông A là đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, ngay đại biểu Quốc hội chúng ta, mỗi người trong một Ủy ban nào đó thì cũng có hai thẻ. Một thẻ là thẻ đại biểu và hai là thẻ thành viên của một Ủy ban nào đó, cộng với bằng lái xe, bảo hiểm trách nhiệm của xe máy v.v... cũng đã có rất nhiều những cái kèm theo.

Cho nên chúng tôi nghĩ chúng ta cũng phải suy nghĩ xem tại sao nước ngoài người ta quản lý hàng trăm năm về thẻ như vậy liệu chúng ta có thể học tập được không. Chúng tôi vẫn giữ quan điểm như đã từng phát biểu tại kỳ họp Quốc hội, là chúng tôi đề nghị thay đổi hình thức quản lý hộ khẩu là quản lý bằng thẻ cư trú điện tử. Chúng tôi cũng đã nghe một số báo đài cũng có đề cập, nghe đâu như Thành phố Hà Nội từng có lần gần đây đề nghị thay đổi hình thức quản lý này.

Một vấn đề nữa chúng tôi nghĩ rằng liệu việc này có thực hiện được không, có lẽ theo quan điểm của tôi, nếu như thực hiện thay đổi quản lý này thì theo lộ trình. Và lộ trình này chúng ta cũng thực hiện rất nhiều thứ rồi và việc này không nhất thiết phải làm một lần mà nên chuyển giao dần dần theo phương pháp cuốn chiếu, như thể là chúng ta đổi tiền polyme. Và những người đã có sổ hộ khẩu, sổ tạm trú còn hiệu lực nếu chưa có nhu cầu thì chúng ta giữ nguyên, còn những người đăng ký mới, đăng ký lại mà phải thực hiện thì thực hiện theo thẻ mới. Và nên quy định lộ trình này đến năm 2010 sẽ thực hiện được toàn bộ, giống như chúng ta thực hiện một số lộ trình khác. Chúng tôi tha thiết đề nghị theo phương pháp như vậy và không phải là làm một lần, chúng tôi tin rằng với phương tiện quản lý hiện nay chúng ta nếu quyết tâm vẫn có thể làm được.

Một vấn đề nữa nếu như với luật này, với kỳ vọng của rất nhiều người dân về thay đổi phương pháp quản lý, mà nếu Quốc hội chúng ta vẫn tiếp tục quản lý theo tư duy "sổ hộ khẩu", chúng tôi cũng đề nghị nên giải trình một cách thuyết phục ý kiến của đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước. Chúng tôi nhớ đại biểu Quốc hội tại kỳ họp trước cũng có đề nghị Quốc hội, Ban soạn thảo và đặc biệt cơ quan soạn thảo của Chính phủ giải trình rằng trong các phương án, thứ nhất là giữ sổ hộ khẩu, thứ hai là nhập lại thành một thẻ công dân hoặc thành một sổ cư trú. Thì phương án nào là có lợi ở chỗ nào, ưu điểm chỗ nào, nhược điểm chỗ nào? Để cho người dân và để cho các đại biểu họ có ý kiến cũng thuyết phục được đại biểu, để sau khi Quốc hội có quyết theo phương án "sổ hộ khẩu" thì các đại biểu cũng thấy rằng ý kiến mình có thể có những chỗ chưa hợp lý, cảm thấy cũng thỏa mãn với quyết của Quốc hội. Vì vậy chúng tôi tha thiết đề nghị Ban soạn thảo cũng nên giải trình kỹ lại về những phương án ưu điểm, nhược điểm của việc thay đổi theo phương án thẻ công dân.

Các văn bản liên quan