Trích ý kiến của ĐBQH Lê Văn Cuông – Tỉnh Thanh Hoá

Thứ Năm 09:29 17-08-2006

Kính thưa Quốc hội,
Tôi xin phép được tham gia một số điều trong dự án Luật:
Thứ nhất, về tên Luật theo suy nghĩ của tôi, tôi thấy rằng nước ta không phải là nước nhỏ và là nước có truyền thống hào hùng và con người thông minh, xinh đẹp cần cù.
Tuy là nước nghèo vì phải qua chiến tranh, vì cơ chế, nhưng đang từng giàu lên từng ngày càng ngày càng có nhiều người nước ngoài ca ngợi Việt Nam và đến với Việt Nam. Cho nên, hiện tại chúng ta xuất khẩu lao động ra nước ngoài là cần thiết, nhưng không phải bằng bất cứ giá nào và đặc biệt không được đem người lao động ra nước ngoài để thiếu trách nhiệm. Do đó, tôi thấy mục đích ngoài kinh tế, ngoài vấn đề nâng cao tay nghề thì phải quảng bá về hình ảnh và con người Việt Nam ra nước ngoài. Cho nên, người Việt Nam ra nước ngoài phải đàng hoàng, ngẩng cao đầu chứ không được bán rẻ danh dự và nhân phẩm mà hiện nay có nhiều các trường hợp chúng tôi thấy dư luận chưa đồng tình, thấy người Việt Nam ra nước ngoài đang bị đối xử chưa tốt. Trước mắt có thể xuất khẩu lao động phổ thông hoặc một số ngành nghề chúng ta thấy chưa hay lắm. Nhưng lâu dài thì phải xuất khẩu chuyên gia và xuất khẩu lao động có tay nghề cao. Cho nên tôi thấy băn khoăn nếu như tên luật là Luật xuất khẩu lao động thì tôi chưa yên tâm. Xuất khẩu thì người ta thường dùng cho hàng hóa qua biên giới thôi, hàng hóa xuất đi là không có trở về, nhưng con người lao động ta ra nước ngoài là quay trở về. Có chăng ta dùng từ là xuất khẩu sức lao động thôi chứ không phải là xuất khẩu lao động. Nếu dùng như anh Hương nói là đưa thì tôi thấy cũng nên xem xét nhưng Luật về người lao động làm việc ở nước ngoài thì có thể dễ chịu hơn. Có những người ta không đưa ra nhưng trong dự án luật cũng điều chỉnh, tức là tự họ ra làm bên đó. Mặc dù chúng ta đã quen dùng nhưng bây giờ chúng ta cũng phải xem xét lại, nói bên ngoài thì cũng được, nhưng vào luật quốc tế thì dùng từ nào cho mang tính danh dự của Việt Nam một chút nữa, mặc dù chúng ta nghèo nhưng chúng ta không chịu hèn, chúng ta không chịu bán rẻ sức lao động hay thế này thế khác.
Thứ hai, về điều kiện cấp phép ở Điều 9 có thể cũng không hạn chế về số lượng nhưng phải chặt chẽ về các điều kiện, đơn vị đủ điều kiện thì mới cấp phép và cho phép. Không thể có kiểu chỉ lập lên một doanh nghiệp để rồi lừa đảo hay tăng lợi nhuận mà không có trách nhiệm đến cuối cùng. Cho nên đây là một vấn đề chiến lược kinh tế nhưng cũng là chiến lược con người nên phải đáp ứng các yêu cầu. Tôi đề nghị bổ sung ở Khoản 2 của điều này là các xí nghiệp phải đáp ứng được các yêu cầu chuẩn bị cho người lao động ra nước ngoài về ngoại ngữ, về tay nghề, về phong tục tập quán của nước sở tại rất cẩn thận thì mới được đưa sang. Không phải cho sang nhanh, càng nhanh ngày nào càng hiệu quả ngày đó thì khi sang nước ngoài người lao động phải chịu hậu quả thì không được. Như vậy về mặt số lượng thì có nhưng về mặt chất lượng thì không có, phải có các giải pháp quản lý cho thật chặt chẽ các đơn vị này và phải được tăng cường.
Điều 5 về chính sách của Nhà nước, tôi đề nghị bổ sung một khoản là phải khuyến khích hỗ trợ các cơ sở dạy nghề kỹ thuật cao cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Hiện nay chưa có nhiều cơ sở đào tạo nghề để đi xuất khẩu. Ở đây Khoản 5 khuyến khích doanh nghiệp, tổ chức đưa được nhiều người có trình độ chuyên môn, nhưng có được thì phải có cơ sở đào tạo. Cho nên trước hết phải hỗ trợ khuyến khích cơ sở tập trung cho đào tạo kỹ thuật cao cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì chúng ta phải có quan tâm đến vấn đề đó.
Điều 63 về dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động ở đây có quy định xí nghiệp được dạy nghề. Tôi cho là không dùng chữ "được"mà phải có trách nhiệm dạy nghề, ngoại ngữ cho người lao động.
Còn điều về quyền và trách nhiệm của các cơ quan đại diện ngoại giao ở nước ngoài, tôi thấy cái này rất cần thiết. Bởi vì quản lý Nhà nước thông qua ở trong nước thì cũng phải thông qua ở nước ngoài, ở nước ngoài là cơ quan đại diện. Cho nên bổ sung vào điều này tôi thấy đúng. Nhưng ở đây không phải chỉ có trách nhiệm mà tôi thấy cần có quyền, quyền của cơ quan này. Ra nước ngoài mới thấy các cơ quan đại diện họ phải làm tất cả vì người Việt Nam mình ở đó, nhưng kinh phí và các điều kiện rất khó khăn. Cho nên như anh Tráng A Pao nói tôi thấy rất đúng là phải giao nhiệm vụ cho cơ quan này, vì không còn ai đại diện Nhà nước ở đó ngoài các cơ quan này đối với người lao động. Nhưng phải tạo cho người ta quyền, không phải chỉ trách nhiệm không. Quyền ở đây là quyền được hợp đồng với các xí nghiệp chuyển người lao động ra để người ta tìm hiểu thị trường, tạo điều kiện. Còn bây giờ anh cứ thu tiền mà anh không trích ra mà bắt người ta làm không có kinh phí thì bắt làm sao được. Cho nên anh muốn hưởng lợi đó thì anh phải có tiền đó.
Thứ hai, các cộng đồng người Việt Nam ở bên đó có thể người ta ủng hộ vào quỹ của vấn đề này để giải quyết những trường hợp rủi ro là những người hoạn nạn không có điều kiện về nước thì cơ quan này phải tạo điều kiện có vé cho người ta về nước chứ ở bên đó như thế nào. Cho nên ngoài vấn đề phải có quyền về hoạt động và phải có một quỹ để hoạt động trên lĩnh vực này, chứ không lấy điều kiện nào để thực hiện trách nhiệm trong luật này quy định. Điểm nữa, tôi thống nhất có điều cấm, nhưng bây giờ cũng nên có một điều là những lĩnh vực hạn chế đưa người lao động đi, nhất là đưa người đi làm osin, nhất là trẻ tuổi đi làm nên hạn chế và đi làm phổ thông, vì ta định hướng những việc đó hạn chế dần đi, nên khuyến khích có một ngành nghề nên đi khi tay nghề cao, kỹ thuật cao, thị trường có thu nhập cao. Tôi thấy như thế nó phù hợp hơn, tôi có một số ý kiến tham gia như vậy

Các văn bản liên quan