Góp ý của Bà Huỳnh Hồng Mai – Cần Thơ

Thứ Tư 14:31 15-08-2007


GÓP Ý DỰ THẢO VỀ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN

 
Huỳnh Hồng Mai

 Thống nhất về việc cần thiết phải ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách, điều tiết thu nhập cá nhân và thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong xã hội, ngoài ra đây còn là trách nhiệm và nghĩa vụ của mọi người công dân đóng góp cho đất nước.

Tuy nhiên, để tăng cường tính khả thi của Luật, một số điều khoản trong Dự thảo Luật cần được qui định rõ ràng, cụ thể hơn, đảm bảo Luật được hiểu chính xác, không bị lợi dụng, như là:

Khoản 6, điều 5 về thu nhập không chịu thuế, Dự Luật qui định thu nhập từ hoạt động chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở trong trường hợp người chuyển nhượng chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất rất khó quản lý mà nên thay bằng qui định là trong trường hợpchuyển nhượng để ở mà không vì mục tiêu kinh doanh và thu nhập không chịu thuế từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân đã có quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở từ 5 năm trở lên sẽ dễ gây tình trạng một số nhà đầu tư ghim đất trong thời gian 5 năm trở lên để tránh thuế và làm cho thị trường bất động sản đóng băng.

Điều 15, về hoạt động chuyển nhượng bất động sản: nên trừ thêm chi phí lãi vay ngân hàng trong thu nhập chịu thuế trong trường hợp người có thu nhập chịu thuế chứng minh được là họ đã vay ngân hàng để đầu tư tài sản này.

Về khoản giảm trừ gia cảnh, điều 18: Mục a, phần giảm trừ đối với cá nhân đối tượng nộp thuế nên là 10 triệu đồng/tháng thay vì là 4 triệu đồng/ tháng như dự thảo. Mục b, phần giảm trừ đối với người phụ thuộc  nên là 5 triệu đồng x 50% tương đương 2,5 triệu đồng/ người/ tháng. Mục c, nguyên tắc tính phần giảm trừ đối với người phụ thuộc nên tính theo số lượng người phụ thuộc hợp pháp thực tế như dự thảo đã xác định ở Điều 3, chứ không nên khống chế tối đa là 10 triệu đồng /tháng như dự thảo.

Điều 20, biểu thuế lũy tiến từng phần: về bậc thuế, nên chia thành 6 bậc có khoảng cách doãn ra hơn và số chẵn dễ nhớ hơn, thay vì 7 bậc như dự thảo. Cụ thể:

         Bậc 1              Thu nhập từ 120 triệu đồng/năm                              Thuế suất 5 %

         Bậc 2              Thu nhập trên 120-240 triệu đồng/năm                                  10 %

         Bậc 3              Trên 240-300 triệu đồng/năm                                                 15 %

         Bậc 4              Trên 300-600 triệu đồng/năm                                                 20 %

         Bậc 5              Trên 600-900 triệu đồng/năm                                                 25 %

         Bậc 6              Trên 900 triệu đồng/năm                                                         30 %

Mức khởi điểm thu nhập tính thuế nên từ 10 triệu đồng/người/tháng thay vì 5 triệu đồng như dự thảo do dự luật thuế đến 2008 mới có hiệu lực, mặt khác căn cứ đề án cải cách tiền lương của Chính phủ đến năm 2010 thu nhập bình quân của người lao động là 10 triệu đồng/người/tháng; và đồng thời cũng đảm bảo cho người dân có tích lũy cho phát triển sản xuất kinh doanh, chăm lo sức khoẻ và phục vụ đào tạo cho con em trong gia đình theo nhu cầu ngày càng tăng cao.

Về biểu thuế toàn phần, thu nhập từ các loại thu nhập chịu thuế mục 1, 2, 3,4,5,6 nên tính khởi điểm từ mức 50 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập, thay vì tính theo dự thảo hiện nay là 10 triệu đồng/lần phát sinh thu nhập là quá thấp.

Các văn bản liên quan