Góp ý của Ths Dương Kim Thế Nguyên – Khoa Luật – ĐH Cần Thơ

Thứ Tư 14:30 15-08-2007


 Góp ý Dự thảo Luật thuế thu nhập cá nhân


Ths. Dương Kim Thế Nguyên
Khoa Luật - Đại học Cần Thơ
 
            Việc Quốc hội dự kiến ban hành Luật Thuế thu nhập cá nhân thay thế cho Pháp lệnh Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao và lấy ý kiến nhân dân trước khi ban hành luật cho thấy sự nhận thức của quốc hội về tính quan trọng và tầm ảnh hưởng của luật này sau khi ban hành.

            Thực vậy, sau khi quốc hội đưa dự luật để lấy ý kiến nhân dân, trong thời gian qua, đã và đang có rất nhiều ý kiến trái chiều nhau được đưa ra đối với dự luật đã chứng tỏ mối quan tâm của nhiều tầng lớp và đối tượng về dự luật này. Bản thân chúng tôi, sau khi nghiên cứu dự thảo luật cũng xin được có một số ý kiến nhằm góp ý để ban soạn thảo xem xét nhằm hoàn thiện dự thảo trước khi trình Quốc hội thông qua.
 
1. Về quy định thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế.

            Việc quy định theo hướng liệt kê tại điều 4 và điều 5 của dự thảo các thu nhập chịu thuế và thu nhập không chịu thuế theo chúng tôi là mang tính bao quát và chưa có cách nhìn phát triển. Trong thực tế nhiều văn bản luật cho thấy các quy định theo hướng liệt kê sẽ làm cho các quy định mang tình cứng nhắc. một khi có những nội dung mới không được liệt kê sẽ làm các có đối tượng áp dụng gặp túng túng, khó khăn. Như vậy nên lựa chọn các quy định theo cách loại trừ, hoặc là chỉ liệt kê những thu nhập chịu thuế và như vậy nhưng thu nhập khác là thu nhập không chịu thuế, hoặc là chỉ quy định thu nhập không chịu thuế còn những thu nhập khác là thu nhập chịu thuế. Theo nguyên tắc có lợi cho người dân tôi cho rằng cần quy định theo hướng thứ nhất tức là chỉ quy định những thu nhập nào phải chịu thuế còn không cần quy định nào là thu nhập không chịu thế. Như vậy dự thảo luật cần bỏ quy định tại điều 5 là hợp lý.

2. Về căn cứ tình thuế

            a. Theo dự thảo, căn cứ tính thuế thu nhập là thu nhập chịu thuế sau khi giảm trừ gia cảnh nhân với thuế suất. Tuy nhiên, khi xác định kỳ tính thuế thì dự thuế lại chia thành 3 loại theo quy định tại điều 8 Dự thảo. Như vậy rõ ràng dự luật đánh thuế khi phát sinh thu nhập chứ không theo tổng thu nhập. Ví dụ một cá nhân thực hiện nhiều hoạt động đầu tư vốn khác nhau, có những hoạt động đầu tư có lãi nhưng có những hoạt động đầu tư bị lỗ. Theo cách tính của dự thảo thì số thuế phải nộp sẽ cao vì chỉ đánh trên đầu tư có lãi mã không giảm trừ cho đầu tư bị lỗ. Điều này gây bất lợi cho người nộp thuế và có tính chất tận thu thuế, không đảm bảo công bắng giữa những người nộp thuế. Vì vậy nên đánh thuế trên tổng thu nhập thì suốt trong ký tính thuế họ có thể sang sẻ các hoạt động có lãi cho hoạt động lỗ để hạn chế được thuế thu nhập phải nộp. Vì vậy, theo ý kiến chúng tôi thì ký tính thuế chỉ giữ thống nhất theo quy định tại khoản 1 và áp dụng cho mọi khoản thu nhập.

            b. Đối với mức giảm trừ gia cảnh và số người phụ thuộc để được giảm trừ gia cảnh. Chúng tôi đáng giá cao điểm tiến bộ của dự thảo là đưa thêm quy định về miễn trừ gia cảnh. Tuy nhiên cách quy định về miễn trừ gia cảnh là một con số tuyệt đối theo Luật không mang tính ổn định lâu dài cho một văn bản luật vì liệu đến năm 2009 hoặc những năm sau đó sự lạm phát và tăng trưởng kinh tế thì mức này liệu có phù hợp nữa hay không. Nếu không phù hợp lại phải sửa luật hay sao. Vì thế nên xác định theo một số tương đối nào có. Chúng tôi có biết một số ý kiến đề xuất nên tính theo tỷ lệ so với lương tối thiểu vì lương tối thiểu cũng đã có tính đến yếu tố trượt giá. Ví dụ đề xuất mức giảm trừ đối với cá nhân người nộp thuế là 10 lần mức lương tối thiểu, đối với người phụ thuộc là 4 lần mức lương tối thiểu chẳn hạn. Quy định theo cách này thì khi lương tối thiểu thay đổi sẽ dẫn đến mức giảm trừ cũng thay đổi theo.

            Về số người phụ thuộc để giảm trừ chúng tôi cho rằng không nên không chế mức tối đa là 10 triệu cho một đối tượng như dự thảo bởi lẽ thực tế ở Việc Nam mô hình gia đình lớn, nhiều thế hệ, có nhiều người cần nuôi dưỡng, phụ thuộc vẫn còn phổ biến. Về mặt xã hội và truyền thống thì mô hình đại gia đình vẫn đóng vai trò quan trong trong việc giáo dục và hình thành nhân cách con người. Nên khuyến khích sự thương yêu sang sẽ trong công đồng thông qua một quy định như thế này của luật thuế.

3. Về cơ chế hành thu

            Thực tiễn thi hành pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao cho thấy dường như cơ quan thuế chỉ có thể thu thuế ở những người mà họ có thể kiểm soát được thu nhập của họ. Trong thực tế có nhiều đối tượng ta thừa biết là họ có thu nhập chắc chắn là không thấp nhưng không thể kiểm soát vì thế  đã lọt khỏi đối tượng bị thu thuế. Điều này rõ ràng ảnh hưởng đến sự công bằng của luật thuế. Trong một nền kinh tế tiền mặt như Việt Nam hiện nay, việc đảm bảo thu đúng, thu đủ thuế thu nhập cần có sự nỗ lực từ phía nhà nước trong việc khuyến khích, thậm chí bắt buộc không dùng tiền mặt trong thanh toán.
 
            Trên đây là một số góp ý của chúng tôi.

Các văn bản liên quan