Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Văn Phát – Tỉnh Thanh Hoá

Thứ Tư 10:19 25-10-2006

Kính thưa Quốc hội,

Về cơ bản tôi thấy Luật Dạy nghề đã đáp ứng được yêu cầu và đã sửa đổi rất nhiều những nội dung liên quan đến góp ý của kỳ họp trước của các vị đại biểu Quốc hội và cũng như các thông tin liên quan đến góp ý của đại biểu chuyên trách. Tôi xin được tham gia một số nội dung cụ thể như sau:

Thứ nhất, tôi thấy trong hệ thống giáo dục của nước ta từ giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Vì thế cho nên tôi thấy rằng ngoài Luật Giáo dục ra thì sau này chúng ta cũng cần phải có những luật quy định rất chi tiết và cụ thể để điều chỉnh các hoạt động của các loại hình giáo dục của nước ta hiện nay trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chính vì thế tôi nghĩ rằng việc ban hành Luật Dạy nghề rất phù hợp, cũng cần thiết để làm sao chúng ta có những điều cụ thể, chi tiết để điều chỉnh hoạt động dạy nghề của chúng ta.

Vấn đề thứ hai, dạy nghề theo tôi nghĩ chủ yếu đào tạo theo hướng lao động chân tay phục vụ cho các nhà máy, công xưởng và trực tiếp cho sản xuất. Còn giáo dục theo hướng chuyên nghiệp là đào tạo theo hướng lao động trí óc. Vì thế cho nên ở đây có sự khác biệt, cần có sự phân biệt khác biệt giữa dạy nghề và giáo dục theo hình thức chuyên nghiệp.

Như vậy, rõ ràng việc ban hành Luật Dạy nghề cũng hết sức cần thiết, chính điều này quy định liên quan đến quản lý Nhà nước về giáo dục dạy nghề. Hiện nay, qua quá trình lịch sử chúng tôi thấy quản lý Nhà nước về giáo dục dạy nghề qua rất nhiều giai đoạn khác nhau và mỗi giai đoạn khác nhau thì quản lý Nhà nước cũng có những ưu điểm, những nhược điểm khác nhau. Tuy nhiên, theo tôi nghĩ trong điều kiện hiện nay không nhất thiết phải thay đổi cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề mà khi Chính phủ thấy cần thiết thì Chính phủ trình Quốc hội. Tôi thấy việc này cũng có tiền lệ từ trước là nhiều lĩnh vực quản lý khi có sự thay đổi về cơ quan quản lý thì Chính phủ cũng trình và Quốc hội cũng điều chỉnh lại luật. Đấy là ý thứ nhất.

Đi vào những vấn đề cụ thể, tôi xin được tham gia một số ý như sau:

Thứ nhất là ở Điều 7 về chính sách Nhà nước về phát triển dạy nghề, ở Khoản 1 chúng ta thấy trong điều kiện hiện nay để giảm tải học sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng cũng như các trường Trung học chuyên nghiệp, ngay cả ở học sinh phổ thông thì việc mở rộng và phát triển hệ thống giáo dục dạy nghề của chúng ta mà càng mạnh thì có thể làm được sự giảm tải này. Nhưng chúng tôi thấy rằng từ khi có Luật Giáo dục đến nay, việc giảm tải nó cũng chưa được nhiều, rõ ràng đây là một trong những chính sách lớn mà chúng ta cần thiết phải đặt ra những chủ trương, những phương hướng bằng việc phát triển các hệ thống, các trường nghề để chúng ta phân luồng và giảm tải các học sinh đi vào các trường trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp. Vì thế, cho nên mục số 1 ở Khoản 1 chúng tôi đề nghị không nên chỉ để ở mức độ góp phần mà phải coi đây là một chủ trương, một phương thức để chúng ta giảm tải, chúng ta phân luồng học sinh phổ thông từ phổ thông trung học, đến phổ thông trung học cơ sở.

Vấn đề thứ hai, trong nội dung của chính sách, mặc dù trong chính sách Điều 108, 109 của Luật Giáo dục cũng đã quy định về chính sách phát triển các hệ thống giáo dục của chúng ta, trong đó có liên quan đến việc hợp tác quốc tế. Chúng tôi nghĩ rằng trong Luật Dạy nghề cần thiết phải quy định ở Khoản 4 một nội dung liên quan đến việc Nhà nước khuyến khích người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài đầu tư và thành lập các cơ sở nghề. Trên các cơ sở đó, cần phải quy định các lĩnh vực được ưu đãi, có làm như vậy chúng ta mới khắc phục được tình trạng kém phát triển của hệ thống các trường nghề hiện nay, chúng ta đang mong muốn làm sao để thành lập các trường nghề, mà trường phải đạt những chuẩn quốc tế, chứ nếu chúng ta lại đào tạo nghề ở trình độ như hiện nay thì chắc chắn là chúng ta đào tạo ra các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay không dễ gì tiếp thu lao động của chúng ta được. Vì thế cần phải có chính sách rất mạnh để tăng cường đầu tư cũng như phối hợp của các tổ chức, cá nhân nước ngoài và thành lập trường nghề. Đó là ý thứ nhất.

Ý thứ hai, liên thông trong đào tạo ở Điều 8, tôi nghĩ việc liên thông trong đào tạo không phải chỉ trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp, mà cần phải mở rộng ở các hệ thống đào tạo khác. Chính vì thế cho nên tôi nghĩ rằng ở Khoản 4, Điều 8 là việc quy định cho Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước về dạy nghề Trung ương, thực chất là Bộ Lao động thương binh và xã hội để quy định việc liên thông cao đẳng nghề với trình độ đại học cùng ngành đào tạo. Đây là một hướng tốt, mà tôi nghĩ không chỉ nên quy định từ cao đẳng nghề, nên quy định cả từ trung cấp nghề. Có như vậy, chúng ta mới có điều kiện để chúng ta mở được con đường phát triển về đào tạo nghề, tạo cho người đi học nghề cũng thấy một tương lai lâu dài, cho người ta có thể chuyển từ đào tạo nghề sang đào tạo chuyên nghiệp như hiện nay. Tôi đề nghị cần phải mở rộng thêm chương trình không chỉ đối với các cao đẳng mà cả trung cấp cũng phải được mở rộng thêm.

Điều 15, quy định về các cơ sở nghề trình độ sơ cấp, tôi nghĩ rằng trung tâm đào tạo nghề là đúng rồi. Nhưng các trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề thì tôi nghĩ bản thân thành lập các cơ sở đào tạo này ra để đào tạo nghề thì không lý do gì lại còn quy định người ta phải đăng ký dạy nghề trình độ sơ cấp. Tôi nghĩ người ta đã đào tạo được trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề rồi thì sơ cấp nghề dứt khoát người ta đào tạo được không cần phải đăng ký, chỉ có một việc liên quan đến khi anh cần có mở đào tạo ngành nào thì anh xin giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước theo từng lĩnh vực cụ thể thôi, chứ không bắt buộc phải đăng ký một cách nó cứng trong luật như thế thì nó sẽ rất khó. Bởi thậm chí tôi nghĩ rằng trong quá trình đào tạo có thể năm nay người ta đào tạo, nhưng sang năm người ta không đào tạo nữa và tiếp sau nữa cũng không cần đào tạo, nó cũng có tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể. Nhưng quy định đối với các cơ sở giáo dục khác và cơ sở giáo dục đại học cần phải quy định, bởi vì bản chất của các cơ sở khác và cơ sở giáo dục đại học chủ yếu đào tạo theo hướng giáo dục đại học và theo các hướng khác thì khi chuyển sang đào tạo theo hướng nghề nghiệp thì cần phải có quy định. Đó là ý thứ hai tôi muốn nêu.
Thứ ba, Điều 22, đối với cơ sở dạy nghề trung cấp, ở đây cũng có vấn đề liên quan đến trường cao đẳng nghề phải đăng ký đào tạo trình độ trung cấp. Theo tôi nghĩ cũng không cần thiết phải ghi cụm từ này, cơ sở dạy nghề trung cấp có trường trung cấp nghề và trường cao đẳng nghề, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục đại học được đăng ký đào tạo trình độ trung cấp. Các cơ sở giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp cần phải đăng ký là đúng, nhưng cao đẳng nghề mà phải đăng ký để dạy trung cấp nghề là không cần thiết. Nếu đăng ký như vậy, nếu bắt buộc phải đăng ký thì ai, cơ quan nào là cơ quan có thẩm quyền để cấp đăng ký này một cách nó giống như cơ quan quản lý về mặt kế hoạch đầu tư hay cơ quan nào được cấp đăng ký này. Việc này trong luật cũng nên có quy định cụ thể thêm.

Về Điều 30, ở đây có một vấn đề liên quan đến việc cấp bằng cao đẳng, tôi thấy rằng riêng đối với cấp bằng cao đẳng phải suy nghĩ để làm sao cho nó không có sự bất cập giữa Luật Dạy nghề và Luật Giáo dục. Bởi vì các trình độ thấp hơn, các sơ cấp nghề cấp chứng chỉ không cần phải quy định chi tiết, nhưng đối với trung cấp nghề và cao đẳng nghề cần phải quy định nó cụ thể. Vì trong Luật Giáo dục không có quy định về việc người đã tích lũy đủ điều kiện về kiến thức và kỹ năng thực hành của chương trình đào tạo nghề, mà việc đó giao cho thủ trưởng hay người đứng đầu cơ quan quản lý Nhà nước quy định và nếu như trong luật như thế này mà trong Luật Giáo dục lại quy định giao cho cơ quan, người đứng đầu quy định thì rõ ràng là có sự bất cập. Vì thế tôi đề nghị phải nghiên cứu kỹ chỗ này để quy định làm sao cho nó thống nhất. Vì nếu như người tích luỹ đủ kiến thức mà lại không tham gia quá trình tuyển. Ví dụ cao đẳng nghề người ta tuyển vào người ta thực hiện bằng việc thi tuyển chẳng hạn thì đầu vào anh không tham gia thi tuyển thì làm sao anh được vào chỗ để anh hoàn chỉnh kiến thức, tự anh hoàn chỉnh kiến thức và anh có kỹ năng thực hành để anh lại tham gia thi để dự thi tốt nghiệp được. Điều này là điều rất vô lý. Vì vậy cần có một quy định chi tiết, cụ thể để tránh sự mâu thuẫn giữa 2 luật, Luật Giáo dục và Luật Dạy nghề. Ý thứ tư, liên quan đến thẩm quyền, tôi đề nghị chỉ nêu thêm thẩm quyền về việc thành lập trung tâm nghề và quyết định giám đốc nghề ở cấp huyện cần giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.

Các văn bản liên quan