Ý kiến của ĐBQH Hoàng Văn Lợi – Tỉnh Bắc Giang

Thứ Tư 09:03 16-08-2006

Kính thưa các đồng chí Chủ trì Hội nghị
Tôi xin tham gia một số ý kiến vào dự án Luật Dạy nghề. Tr ước hết tôi thấy việc thông qua đạo luật này là cơ sở pháp l ý quan trọng để công tác đ ào tạo nghề của chúng ta có những chuyển biến rõ rệt theo h ướng tích cực. Bởi v ì trong thời gian vừa qua chúng ta thấy có lúc xã hội chúng ta có xu h ướng xem trọng người thầy hơn người thợ, chính v ì vậy nó tạo nên hậu quả khi tốt nghiệp trung học hay tốt nghiệp cấp II thì con em chúng ta có xu hướng đổ xô vào các trường đại học, cao đẳng và dẫn đến tình trạng làm cho các trường này quá tải và tạo nên một tình trạng khi sinh viên tốt nghiệp ra trường thì không có công ăn việc làm. Trong khi đó các cơ sở dạy nghề, các cơ sở đào tạo nghề của chúng ta thì rất vắng học sinh và tình trạng thiếu người lao động có tay nghề cao cho sự phát triển trong nước, nhất là phục vụ cho xuất khẩu lao động có lúc chúng ta cũng rất khó khăn. Cho nên chúng tôi thấy thông qua luật này cũng rất quan trọng trong thời điểm hiện nay và nó giúp cho chúng ta có một chính sách phân luồng học sinh ở các giai đoạn của quá trình giáo dục phổ thông. Chúng tôi cho rằng đó là một điều rất tốt và sự cần thiết để thông qua luật này nó đã thể hiện được vấn đề đó.
Qua nghiên cứu dự án luật lần này, chúng tôi thấy rằng các cơ quan có trách nhiệm cũng đã tiếp thu rất nhiều ý kiến của các đại biểu đã thảo luận trong kỳ họp vừa rồi. Chúng tôi nghiên cứu thì cũng thấy rằng nó đã tạo nên một điều rất cơ bản đặc biệt trong chính sách dạy nghề của Nhà nước đã thể hiện rất cụ thể trong luật này. Ngoài những điều về chính sách chung thì trong các chương, các điều cụ thể của dự án luật đã thể hiện những chính sách rất cụ thể. Nhất là những chính sách ví dụ như dạy nghề cho các đối tượng tàn tật gặp khó khăn, có hoàn cảnh đặc biệt. Có thể nói đó là những chính sách rất cụ thể mà nếu sau khi luật này thông qua chúng tôi có thể hy vọng nó sẽ đẩy việc dạy và học nghề của chúng ta, hay nói chung là đào tạo nghề sẽ có những bước chuyển biến mới trong thời gian tới. Về ý kiến chung chúng tôi xin nêu như vậy.
Đi vào các vấn đề cụ thể của luật, trước hết về tên gọi trong giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng có nêu đa số ý kiến thống nhất với tên là Luật dạy nghề, nhưng qua nghiên cứu nội dung của dự án này chúng tôi đề nghị Ban soạn thảo cũng nghiên cứu tên Luật đào tạo nghề có vẻ phù hợp hơn, bởi vì đào tạo thì bao gồm trong đó cả việc dạy và học. Chúng ta nêu Luật dạy nghề thì dễ làm cho người ta cảm nhận hình như chỉ điều chỉnh quan hệ dạy thôi, tất nhiên ta hiểu trong dạy có học, nhưng rõ ràng việc đào tạo nó sẽ bao gồm một ý mà người ta hiểu ngay là trong đó có vấn đề học và vấn đề dạy. Còn nếu chúng ta lấy tên là Luật Dạy nghề thì nó tạo một cảm giác cho người ta là ở đây chỉ thiên về điều chỉnh dạy nhiều hơn là học. Nhưng trong dự án Luật này, cũng như anh Phú vừa nêu, chúng tôi thấy có rất nhiều những quy định nói về người học, mặc dù chúng ta dẫn chiếu Luật Giáo dục nhưng trong này cũng có quy định và có những phần rất thoả đáng nêu về người học nghề. Cho nên, chúng tôi nghĩ rằng tên là Luật Đào tạo nghề xem ra nó có vẻ phù hợp hơn. Đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu thêm.
Vấn đề thứ hai, quản lý Nhà nước về dạy nghề, tôi đồng ý như dự thảo là giao cho Bộ Lao động thương binh và xã hội giúp Chính phủ quản lý Nhà nước về lĩnh vực này. Trong giải trình cũng nói rất rõ, mặc dù chúng ta cũng có thời gian bộ này, bộ kia, cơ quan này, cơ quan kia, nhưng có thể nói suốt hơn 20 năm giao cho Bộ Lao động thương binh và xã hội quản lý lĩnh vực này,có thể nói là có kinh nghiệm thì giao cho Bộ Lao động thương binh và xã hội là phù hợp . Đó là những vấn đề chung trong dự án luật.
Đi vào những vấn đề cụ thể th ì tôi xin góp ý một số điều luật như sau:
Điều 1 phạm vi điều chỉnh. Tôi thống nhất với ý kiến anh Phú vừa n êu, trong này chúng ta chỉ nói: Luật này quy định về tổ chức hoạt động của cơ sở dạy nghề, quyền, nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Nói các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề th ì không rõ lắm, vì sẽ làm cho ng ười ta hiểu chỉ tham gia các hoạt động dạy thôi, c òn học thì không phải , không điều chỉnh ở đây . Cho nên chúng ta nói rõ h ơn ở vế sau sẽ nói quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân dạy nghề và học nghề th ì nó rõ h ơn , chứ chúng ta nói tham gia hoạt động dạy nghề thì cũng nhiều người có thể hiểu hoạt động dạy nghề này trong đó có cả học nhưng chúng ta nói cụ thể hơn thì tôi nghĩ nó rõ hơn.
Về Điều 4 mục tiêu dạy nghề, theo tôi không cần có điều này, vì ngày hôm qua thảo luận về luật đã có mục đích, yêu cầu của vấn đề này đặt ra nhưng cũng nhiều ý kiến các đồng chí thấy rằng điều này không cần có, vì nó không hàm chứa một quy phạm pháp lý gì ở trong đó. Ngày xưa luật của chúng ta có những lời nói đầu, thường thường hay đưa những vấn đề này vào lời nói đầu, nhưng bây giờ không có lời mở đầu của luật nữa thì theo chúng tôi nghĩ những thứ này không cần thiết phải đưa vào luật, chúng ta cố gắng tiết kiệm làm thế nào cho luật càng ngắn gọn thì càng tốt, chứ không nên có những điều đưa vào đây cũng được, không đưa cũng được, theo chúng tôi không cần thiết phải đưa vào.
Tại Điều10 nói về mục tiêu dạy nghề của trình độ sơ cấp, ở đây có mục tiêu là tạo lên một tác phong công nghiệp cho người học nghề, chúng tôi nghĩ trong 3 mục tiêu của dạy nghề sơ cấp, dạy nghề trung cấp và dạy nghề cao đẳng đều có ý này cả, đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu lại. Riêng đối với mục tiêu dạy nghề của trình độ sơ cấp chúng ta không nên đặt ra vấn đề phải rèn luyện cho người học nghề có tác phong công nghiệp. Vì ngay trong Điều 11, chúng ta nói dạy nghề trình độ sơ cấp thực hiện dưới 1 năm, dưới 1 năm có thể là 1 tháng, thậm chí dưới 1 tháng cũng là dưới 1 năm. Trong một thời gian ngắn như vậy, chúng ta có tạo lên được tác phong công nghiệp cho người học nghề không? Chúng ta đưa cái này vào thì nó rất là cứng và máy móc. Cho nên chúng tôi đề nghị cái này các đồng chí nên nghiên cứu thêm.
Tại Điều 11 nói về thời gian học nghề trình độ sơ cấp chúng ta chỉ nói chung chung là được thực hiện dưới 1 năm, tôi đề nghị chúng ta nên quy định có một cái sàn cụ thể, ví dụ dưới 1 năm đó thì tối thiểu bao nhiêu, có thể 1 tháng hay là hơn, còn nếu chúng ta chỉ nói là dưới 1 năm thì có thể là 1 tuần cũng là dưới 1 năm. Như vậy sau này tạo lên một cái rất tùy tiện trong đào tạo của các cơ sở sơ cấp này.
Trong Điều 36 nói về nội dung hợp đồng học nghề, trong Khoản 1 cũng nêu rất nhiều các nội dung cần phải có nhưng theo tôi nên bổ sung một nội dung nữa là trong hợp đồng học nghề này phải quy định về quyền và trách nhiệm của cơ sở dạy nghề cũng như là của người học nghề. Có thể nói là quy định về quyền và trách nhiệm hay là quyền hạn và nghĩa vụ cũng nên có một cái này, vì trong quá trình học nghề như về sau một số các quy định khác còn phát sinh rất nhiều vấn đề. Ví dụ như đang học thì bỏ, đang học thì nghỉ, rồi thế này thế kia, nếu chúng ta không có những giàng buộc như thế này thì sau trong hợp đồng này cũng rất khó thực hiện. Cho nên chúng tôi thấy trong Điều 36 cần bổ sung thêm một quy định rất quan trọng. Đặc biệt những nội dung này trong các hoạt động khác người ta cũng hay đề cập cho nên đề nghị bổ sung thêm. Trong Điều 37 về chấm dứt hợp đồng học nghề, có một trường hợp tức là không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn thì có thể được trả lại phần học phí. Tôi đề nghị phải ghi cụ thể thêm, tức là không đủ sức khoẻ hoặc gia đình có khó khăn nhưng cũng phải có một cơ quan nào đó xác nhận, không thì quá trình sẽ dẫn đến một tình trạng đó là có khi người học nghề người ta chán, người ta bỏ người ta cũng nêu ra lý do là gia đình khó khăn hoặc sức khoẻ không bảo đảm như vậy chúng ta vẫn phải trả lại một phần học phí thì nó không thoả đáng. Tôi xin tham gia một số ý kiến như vậy

Các văn bản liên quan