Trích ý kiến của ĐBQH Hoàng Thanh Phú – Tỉnh Thái Nguyên

Thứ Tư 09:01 16-08-2006

Tôi xin tham gia một số ý kiến như sau:
Đối với dự thảo luật này tôi thấy đã tiếp thu tương đối hoàn chỉnh, tuy vậy cũng cần xem xét một số vấn đề về nội dung để làm thế nào cho phù hợp với Luật giáo dục mà Quốc hội đã thông qua. Luật này tôi nghĩ là cụ thể hóa một bước Luật giáo dục liên quan đến vấn đề dạy nghề. Một số vấn đề cụ thể tôi xin tham gia như sau:
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh và đối tượng ở đây, chỉ quy định về tổ chức hoạt động của cơ sở dạy nghề, quyền và nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động dạy nghề. Nhưng ở đây có một vế rất quan trọng là người học, trong thực tế nội dung ở Luật này có quy định quyền và nghĩa vụ của người học.
Vậy phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng nó có cả người học chứ không chỉ có dạy. Cho nên tại Điều 1, tôi đề nghị thêm vào chỗ cuối là " và người học nghề", Điều 1, ở đấy có cả hai đối tượng, đề nghị thể hiện cho cả hai đối tượng này. Tương tự như vậy đối với đối tượng áp dụng, cũng thêm vào đối tượng liên quan đến vấn đề người học nghề là các đối tượng áp dụng. Đó là ý thứ nhất chúng tôi thấy như vậy.
Ý thứ hai, chúng tôi thấy tại Điều 4 về mục tiêu dạy nghề thì khác với các điều luật khác, đây nó là định hướng cho toàn bộ các vấn đề lĩnh vực về đào tạo dạy nghề, cho nên Điều 4 cần để. Đồng thời ở đây cũng quy định cụ thể việc đào tạo nghề này nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật để trực tiếp sản xuất và thực hiện làm dịch vụ, tôi đồng tình. Từ việc trực tiếp về sản xuất và trực tiếp sản xuất này hay nói cách khác có nghĩa đây ta đào tạo là đào tạo tay nghề.
Vấn đề đào tạo tay nghề rất quan trọng, cho nên việc này tôi không tham gia cụ thể, nhưng cái chung tôi đề nghị cần rà soát lại kể cả chương trình của các loại nghề. Và cần nhấn mạnh vấn đề đào tạo chương trình này và đào tạo tay nghề, để nó khác với các lĩnh vực cao đẳng hoặc vấn đề về trung cấp khác, tất cả các thứ thì phần lý thuyết là nhiều hơn. Nhưng phần thứ hai, cái cần nhấn mạnh kể cả chương trình này là cần tập trung vào đào tạo tay nghề. Đào tạo tay nghề ở đây tôi cho rằng cũng chỉ là đào tạo cơ bản thôi. Chứ có một số nghề không thể đào tạo trong trường về tay nghề được, mà nó phải qua rèn luyện thực tế. Ví dụ: Đối với thợ tiện, thợ phay, thợ bào, thợ cơ khí, anh có đào tạo trong trường đến mấy đi nữa thì cũng phải qua thực tiễn khoảng 10 năm thì mới có tay nghề giỏi được. Nhưng cái đào tạo cơ bản trong nhà trường tôi cho cái đó là cái rất cơ bản, tức là đào tạo những kiến thức cơ bản về tay nghề, mà cần nhấn mạnh tay nghề. Đấy là ý thứ nhất cần rà soát, bổ sung.
Ý thứ hai, cần rà soát, bổ sung ở đây là đối với cơ sở dạy nghề một trong những điều kiện kiên quyết phải có hay đầu tiên phải có, đấy là cơ sở thực hành. Hiện nay nhiều cơ sở đào tạo nghề của ta không có cơ sở thực hành. Tham gia vào các cơ sở của trường nói chung tôi đề nghị nhấn mạnh điều kiện để dạy nghề đối với các cơ sở dạy nghề là phải có cơ sở thực hành, nếu không có cơ sở thực hành thì không đào tạo được tay nghề. Anh chỉ trên lý thuyết tất cả các thứ như thế này, rồi anh dẫn đi thực tập ở một vài nơi thì nó không hình thành tay nghề được, mà anh phải thuần thục là thuần thục trên cơ sở đào tạo tay nghề đấy.
Yếu tố thứ ba, liên quan đến đào tạo tay nghề là đối với giáo viên thực hành, ngoài một số giáo viên lý thuyết rồi thì đối với các trường dạy nghề chủ yếu là giáo viên thực hành, cần nhấn mạnh vấn đề đó. Anh có giáo viên thực hành tốt thì mới dạy nghề tốt được, nếu anh đưa giáo viên lý thuyết vào dạy toàn bộ nghề này thì không thể có nghề tốt được, mà phải những người có kinh nghiệm nghề nghiệp. Đấy là ba yếu tố tôi đề nghị cần nhấn mạnh liên quan đến đào tạo dạy nghề. Đào tạo dạy nghề này là đào tạo tay nghề, nói rõ ra tay thợ của người ta, người ta thuần thục ra làm sao, còn trong quá trình người ta có những kiến thức cơ bản đấy sau người ta ra thực tế tất cả các thứ thì cái này mới làm được. Tôi đề nghị có mấy yếu tố:
Một là chương trình sát với đào tạo tay nghề.
Hai là cơ sở vật chất phải có cơ sở thực hành.
Ba là giáo viên tập trung vào những giáo viên có tay nghề tốt thì mới đào tạo được tay nghề.
Ví dụ bây giờ đào tạo một anh thợ nguội, không có thầy tốt thì anh thợ nguội cũng không ra thợ nguội, thợ gò hàn không ra thợ gò hàn. Hay bây giờ kỹ thuật cao anh lắp ráp điện tử ở cái A, cái B mà không có anh thực hành này tốt, mà anh chỉ lý thuyết, giảng lý thuyết cái A, cái B này thì không thể nào tạo ra một anh công nhân kỹ thuật tốt được. Đấy là ý thứ hai chúng tôi đề nghị các đồng chí nghiên cứu.
Ý thứ ba, liên quan đến chính sách tôi đồng ý với chính sách, nhưng ở đây có ghi một chính sách là xây dựng cơ sở dạy nghề dân tộc. Tôi không biết cơ sở dạy nghề dân tộc thiểu số thì cái này có phải là cơ sở dạy nghề không? Ở Khoản 2 có xây dựng các cơ sở dạy nghề dân tộc thiểu số và dân tộc nội trú. Như vậy đối với phổ thông thì cần thiết, nhưng tôi đề nghị đối với dạy nghề thì không cần thiết phân ra nội trú đối với người dân tộc riêng. Muốn học nghề tốt thì người dân tộc cùng với các người thành thạo nghề này cùng học với nhau thì tốt hơn, còn phổ thông thì cần thiết, phổ thông do điều kiện đi xa, còn bây giờ lại hình thành một trường, cơ sở dạy nghề của dân tộc nội trú này nữa thì không nên. Nếu đưa chính sách này thì lại hình thành phổ thông, cũng hình thành là dân tộc nội trú. Bây giờ coi như dạy nghề cũng hình thành dân tộc nội trú nữa thì không nên và muốn dạy nghề tốt cho người dân tộc thì phải kèm theo những người học tốt. Cho nên không nên đưa chính sách là vấn đề hình thành cơ sở dạy nghề dân tộc nội trú. Đấy là ý thứ ba tôi đề nghị như vậy.
Ý thứ tư, về thời gian học và trình độ đầu vào của học sinh chúng tôi thấy có một số nội dung quy định ở đây nó đã trái với Luật Giáo dục, cụ thể quy định giáo dục ở đây tại Mục 3, trang 25 về giáo dục nghề. Khái niệm về giáo dục nghề ở đây có cả vấn đề trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy luật này, nội dung của dạy nghề này có đưa Trung cấp chuyên nghiệp vào đây không? Bởi vì trong Luật Giáo dục đưa Trung cấp chuyên nghiệp vào giáo dục dạy nghề. Trong luật này phải thể hiện dạy nghề, có cả Trung cấp chuyên nghiệp. Đấy là ý thứ nhất. Thứ hai, trong Luật dạy nghề quy định: dạy nghề được thực hiện dưới một năm đối với đào tạo nghề trình độ sơ cấp, từ 1-3 năm đối với đào tạo nghề trình độ trung cấp và trình độ cao đẳng. Trong dự thảo này đã nâng lên 4 năm rồi, cụ thể là Dự thảo tại Điều 18 thời gian học nghề của trung cấp từ 1 đến 2 năm đối với phổ thông trung học, từ 3 đến 4 năm đối với tốt nghiệp phổ thông cơ sở, cái này lại mâu thuẫn với Luật Giáo dục, đề nghị các đồng chí xem xét. Theo tôi đối với học sinh mới tốt nghiệp phổ thông cơ sở thì đề nghị là từ 2 đến 3 năm, c ó nghĩa là người ta có một năm để bồi dưỡng thêm văn hóa, c òn anh đ ã tốt nghiệp phổ thông trung học rồi thì từ 1 đến 2 năm, anh mới s ơ cấp thôi th ì từ 2 đến 3 năm, thêm một năm liên quan đến văn hóa để nó không trái với Luật Giáo dục. Tôi xin tham gi a một số ý kiến như vậy.

Các văn bản liên quan