Trích ý kiến phát biểu của ĐBQH Trần Thế Vượng – Tỉnh Hải Dương

Thứ Ba 09:04 20-06-2006

Chúng tôi quan tâm đến Chương V, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Chúng tôi đề nghị các Điều 59, 60, các thuật ngữ như "cấp có thẩm quyền" thay bằng "cơ quan Nhà nước có thẩm quyền". Vì khái niệm cấp có thẩm quyền không chính xác.

Thứ hai, chúng tôi thấy phân định cũng chưa thật rõ ở Điều 60, trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. Khoản 1 là xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật. Về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật thì chỗ này không rõ. Đáng ra bây giờ: một là ban hành, hai là dự thảo rồi trình các cơ quan. Ban hành là ban hành những cái thuộc thẩm quyền của mình và soạn thảo để giúp cho cơ quan có thẩm quyền ban hành thì chỗ này phải viết thật chính xác. Chứ còn ban hành hoặc trình, ban hành thì không rõ.

Điểm b là tổ chức lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch. Khi nói phê duyệt thì: một là cơ quan cấp trên, tức là một cơ quan có quyền quyết định, hoặc là ban hành, rồi đến cơ quan trên người ta phê duyệt cái đó. Thế nhưng ở đây là là "tổ chức lập, phê duyệt", thế là bộ vừa lập, vừa phê duyệt, thế thì tốt nhất là bộ quyết định quy hoạch và kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, chứ còn có ai lập để cho mình phê duyệt nữa đâu. Ở đây, nếu chúng tôi không nhầm là giao cho các vụ chuyên môn hay là các cục chuyên môn lập xong rồi bộ duyệt thì đấy không phải. Trong bộ và thì cục, vụ, viện ở trong 1 bộ là bộ máy giúp việc, cho nên nó không phải là một cơ quan nó quyết định để cấp Bộ duyệt là không phải.
Cho nên chúng tôi đề nghị Điểm b, Khoản1, Điều 60 là thẩm quyền của Bộ, cơ quan ngang Bộ chính là quyết định quy hoạch, kế hoạch xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Tương tự như vậy ở Khoản 2, chính nó mới phân biệt được với cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan thuộc Chính phủ lập và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đúng là hiện nay, vì cơ quan Tổng Cục trực thuộc Chính phủ không có thẩm quyền quyết định, nên mới chuẩn bị để cho một cơ quan khác người ta quyết định việc đó.
Còn cái chung chúng tôi sẽ đề nghị rà soát tất cả các điều trong luật này các cụm từ là "cấp có thẩm quyền" chúng tôi đề nghị thay bằng "cơ quan Nhà nước có thẩm quyền".

Về Điều 64, chương này hôm trước chúng tôi đã phát biểu rồi, nhưng chúng tôi thấy viết Điều 64 này nó không đúng với Luật Thanh tra hiện nay. Điều 64, thanh tra về hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Một, thanh tra về hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là thanh tra chuyên ngành. Chúng tôi xin báo cáo với Quốc hội hiên nay chúng ta không có khái niệm là thanh tra chuyên ngành với tư cách là một cơ quan thanh tra chuyên ngành như trước nữa. Hiện nay, theo Luật Thanh tra, tất cả đều do thanh tra của Bộ thực hiện, thực hiện cả hai chức năng. Một, thanh tra hành chính; Hai, thanh tra chuyên ngành.

Vì vậy, đều phải viết thống nhất như các luật khác, tức là thanh tra của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện thanh tra chuyên ngành về hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Từ đó, Khoản 3, càng trái với Luật Thanh tra. Khoản 3 ở đây là Chính phủ quy định tổ chức và hoạt động của thanh tra về hoạt động tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật là không đúng. Hiện nay, chúng ta có Luật Thanh tra rồi cho nên Chính phủ chỉ có ra một nghị định quy định thanh tra của Bộ Khoa hoc công nghệ. Trong thanh tra của Bộ Khoa học công nghệ này thì sẽ thực hiện cả hai chức năng như chúng tôi vừa trình bày. Một là thanh tra hành chính. Hai là thực hiện cả hoạt động thanh tra chuyên ngành về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

Cho nên chúng tôi đề nghị Điều 64 này phải được viết lại và nên bảo đảm làm sao trong các luật, tôi chưa dám nói là tất cả các luật, mà chúng tôi đề nghị là tất cả những luật trình ra Quốc hội lần này thì nên giao cho một bộ phận nào đó viết điều này cho nó thống nhất, không nên ở luật này viết thế này mà ở luật khác viết thế khác.

Các văn bản liên quan