Trích ý kiến ĐB Hồ Xuân Phương – ĐBQH Tỉnh Nghệ An

Thứ Tư 15:09 09-08-2006

Kính thưa các đồng chí, trước hết tôi cũng thấy dự thảo lần này cũng tiếp thu và bổ sung rất nhiều điều so với dự thảo trước đây. Chúng tôi cũng có những ý kiến đồng ý với các đồng chí đã phát biểu trước. Chúng tôi xin phát biểu thêm một số ý kiến mà thấy cần phải nói lên ý kiến của mình.
Thứ nhất ở Điều 7 là đối tượng chuyển giao công nghệ, trong này chúng tôi không thấy nói đến giải pháp về tổ chức hay hợp lý hóa sản xuất mà chúng tôi hiểu rằng công nghệ không chỉ là công nghệ kỹ thuật, mà còn có cả công nghệ quản lý. Nếu chúng ta liên hệ lại luật về dân sự thì chương nói về chuyển giao công nghệ là nói đối tượng chuyển giao công nghệ cũng có một loại là giải pháp về hợp lý hóa sản xuất ở Điều 755 - đối tượng chuyển giao công nghệ trong Luật dân sự có nói giải pháp về hợp lý hóa sản xuất. Trong đối tượng chuyển giao công nghệ ở trong luật này của chúng ta ở Điều 7 lại không nói việc đó, Điều 7 Khoản 1b chỉ nói giải pháp kỹ thuật, không nói giải pháp về hợp lý hóa sản xuất. Tôi đề nghị riêng điểm này nên thêm, Điều 7 Khoản 1b là giải pháp kỹ thuật và giải pháp hợp lý hoá sản xuất, đấy cũng là một đối tượng chuyển giao công nghệ chúng tôi nghĩ cần phải có ở chuyển giao công nghệ, nó cũng rất phù hợp với luật về dân sự.
Chúng tôi rất đồng ý với ý mà đại biểu Dương Ngọc Ngưu đã nói buổi sáng, tức là định nghĩa Điều 3 về giải thích thuật ngữ, Khoản 3 nói chuyển giao công nghệ là gì, nên bỏ chữ "bao gồm" đi, bởi vì bao gồm là toàn nói các đối tượng chuyển giao thì ở Điều 7 đã nêu rồi, không nên nêu ở đấy làm cho khái niệm nó dài dòng, làm cho người ta khó hiểu và nó trùng lặp.
Ý thứ hai, Điều 46 phương án 1, phương án 2 các đồng chí nêu rất nhiều về Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia. Chúng tôi thấy có ý muốn cân nhắc, phát biểu thêm quan điểm của mình. Có nhiều đại biểu cho rằng nên phương án 1, đồng chí Bộ trưởng cũng đã giải thích thêm điểm này. Uỷ ban kinh tế ngân sách chúng tôi nghiên cứu nhiều về vấn đề này, nói thẳng với các đồng chí là kinh nghiệm các nước, nhất là chúng tôi có hỏi bên Trung Quốc, Hàn Quốc cũng vậy, xu thế trong quá trình phát triển thì người ta hình thành lên ngoài quỹ tài chính Nhà nước, nhất là ngân sách Nhà nước, thì nó hình thành lên Quỹ tài chính ngoài ngân sách, tài chính Nhà nước nhưng ngoài ngân sách, cái đó đi đến một xu hướng tức là thoát ly sự điều chỉnh rất nghiêm khắc của Luật ngân sách Nhà nước, nó ra ngoài Luật ngân sách Nhà nước. Khi trích ra thành các quỹ rồi thì nó hoạt động, nó chi ra theo quyết định của qũy đó, quy chế hoạt động của quỹ đó. Chính vì thế nó làm cho tài chính quốc gia đã nhỏ bé, nó phân tán và sử dụng không hiệu quả, cái này là tổng kết của Trung Quốc mà chúng tôi đọc rất nhiều và xu hướng cả Hàn Quốc và Trung Quốc có lần đi khảo sát chúng tôi hỏi và người ta đều nói rằng họ cũng đang rất bí và dần dần họ sẽ thu hẹp lại. Nhưng hiện tại họ chưa thu hẹp hết được, họ nói hàng mấy trăm qũy như vậy thì thu hẹp lại gần 40 quỹ như Hàn Quốc họ nói với tôi như vậy. Ở đây đối với ta, ta cũng có xu hướng như vậy, không thoát ly khỏi, anh nào cũng muốn có, nhưng đây tôi nghĩ cái chính ở chỗ làm sao sử dụng linh hoạt hơn, hiệu quả hơn. Bởi vì nguồn hình thành của 2 quỹ như các đồng chí trình bày ở trong lĩnh vực khoa học công nghệ này lại có 2 quỹ. Một quỹ là hỗ trợ đổi mới công nghệ quốc gia và Qũy phát triển khoa học và công nghệ quốc gia, đây là tầm vĩ mô nhưng ngay trong Luật phần đối với doanh nghiệp cũng là chỉ một thôi, doanh nghiệp thì đó là Quỹ phát triển khoa học và công nghệ chứ không có quỹ đổi mới riêng nữa, ngay trong đây ở phần sau khuyến khích doanh nghiệp ta cũng thấy cái đó rồi, anh được trích vào quỹ chính là quỹ phát triển khoa học công nghệ của doanh nghiệp thôi ở tầm vi mô, tức là một quỹ chứ không phải hai. Nhưng tầm vĩ mô quốc gia chúng ta lại tách làm 2. Tôi nghĩ rằng cái này cũng được nhưng theo tôi nghĩ nó có mấy điểm như tôi vừa nói, thứ nhất là một lĩnh vực thôi mà lại có hai quỹ ở tầm quốc gia như vậy, cũng là lĩnh vực khoa học công nghệ thôi, bên kia là phát triển khoa học công nghệ thì hỗ trợ đổi mới cũng là phát triển khoa học công nghệ, vừa ứng dụng, vừa phát triển thôi. Cho nên tôi nghĩ không có gì khác nhau lắm.
Thứ hai, chúng tôi cũng thấy một điểm là nếu nói nguồn hình thành thì thực chất là từ ngân sách Nhà nước, còn nếu thu từ lãi cho vay thì tất nhiên cũng có, nhưng mức độ thì cũng là từ gốc, từ ngân sách Nhà nước. Bởi vì nó đưa vào đây quỹ ấy thì cho vay, anh đưa ra tài trợ cho anh phát triển khoa học công nghệ dưới hình thức cho vay cũng là lãi thôi, cũng là có gốc từ ngân sách Nhà nước khoản thu này, còn đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân chắc là cũng có, nhưng không nhiều. Quỹ hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ hay Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia, hai cái tôi thấy nguồn chủ yếu vẫn là từ ngân sách Nhà nước mà thôi.
Thứ hai, cũng là hỗ trợ đổi mới cho phát triển khoa học công nghê, mục tiêu nói thực cũng là một lĩnh vực đó thôi.
Thứ ba, về cơ quan quản lý, ở đây tính chất của nó cũng là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách. Cho nên cơ quan quản lý ở đây cũng không phải là tổ chức cá nhân nào cả, nó cũng là một cơ quan Nhà nước, chỗ Bộ Khoa học công nghệ hay là cơ quan nào được giao nhiệm vụ này, cũng là cơ quan Nhà nước, vì nó là quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, chứ không phải là một quỹ tư nhân, một hội hay phường nào cả.
Vì vậy, tôi nghĩ ở đây tốt nhất nó là một, bởi như vậy nó sẽ gọn hơn, nó không thêm một bộ máy nữa là phù hợp với cải cách hành chính, chúng tôi nghĩ như thế. Còn cơ chế cho vay, nguồn hình thành và cơ chế cho vay ra, hiện nay trình bày ở đây nó rất giống nhau, ví dụ Khoản 1 phương án 2, các đồng chí nói ngay là bổ sung thêm chức năng của quỹ, chức năng hỗ trợ đổi mới công nghệ cho Quỹ phát triển khoa học công nghệ quốc gia với nhiệm vụ là cho vay ưu đãi, hỗ trợ lãi suất vay, bảo lãnh vay vốn, nó cũng chính là nội dung ở phương án 1 ở trên nói về hình thức hỗ trợ đổi mới khoa học công nghệ thông qua các hình thức cho vay, lãi suất và bảo lãnh vay, đó chính là hình thức rồi, nguồn ở đây các đồng chí nói thêm một chút ở Khoản 2, phương án 2 các đồng chí nêu là tăng quy mô vốn cho quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia từ ngân sách Nhà nước để thực hiện Khoản 1 điều này, cái đó cũng đã nói rồi. Còn đối tượng được hưởng thì nói doanh nghiệp vừa và nhỏ hay tổ chức, cá nhân đổi mới.v.v... thì giống hệt như phương án trên. Tôi nghĩ như vậy phương án 2 tôi vẫn đồng ý hơn, nó đứng trên phạm vi chung toàn bộ, ở đây tôi cũng xin nói một điều nữa trong quá trình thực hiện giám sát và quyết toán ngân sách Nhà nước, chúng ta đều thấy có một khoản chuyển nguồn hàng năm, thu chuyển nguồn và chi chuyển nguồn là rất lớn, trong này phần chủ yếu chính là chi cho các đề tài khoa học, nghiên cứu khoa học mà chưa xong, cho nên chuyển nguồn tiếp. Đấy là nói về ngân sách thôi, ở phần các quỹ thì nó khác hơn, như vậy đưa vào đây, đưa vào một nội dung linh hoạt hơn, ví dụ ở địa phương, các tỉnh chẳng hạn.
Tôi nói ngay Trung ương cũng thế thôi, nhưng anh chi cho các chế tài mà chưa hết trong năm đó thì có thể anh lại điều, anh có thể linh hoạt, bởi vì khi mà đã đi ra khỏi điều chỉnh của Luật Ngân sách rồi thì nó linh hoạt hơn, quy chế sử dụng quỹ nó có thể từ khoản chi này cũng nằm trong nội dung quỹ và khoản chi kia cũng nằm trong quỹ. Có thể là chi để mà hỗ trợ nghiên cứu cơ bản hoặc chi để hỗ trợ đổi mới, ứng dụng khoa học công nghệ ở các doanh nghiệp, như các đối tượng của các quỹ mà các đồng chí nói đây là đổi mới khoa học, đổi mới công nghệ quốc gia. Tôi nghĩ cái đó là rất hay, tôi chỉ muốn nói khẳng định lại ý kiến mà đồng chí Bộ trưởng nêu tôi rất tán thành. Tức là chúng ta lâu nay dùng cấp phát trực tiếp, bây giờ đây là một đổi mới rất cần thiết phải có quỹ, đó là chúng ta hoàn toàn thông qua cơ chế quỹ để hỗ trợ phát triển khoa học công nghệ, đổi mới, phát triển khoa học công nghệ tầm vĩ mô cũng phải có để mà làm sao khoa học công nghệ nghiên cứu ra và đây chính là cách chúng ta đưa kinh phí ngân sách trực tiếp hỗ trợ cho người ứng dụng khoa học công nghệ, người tự nghiên cứu, người ta đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu thông qua quỹ hỗ trợ này người ta được tài trợ, hỗ trợ, được vay để người ta đặt hàng hoặc tự nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ và đặt hàng cho các cơ quan nghiên cứu. Như vậy có địa chỉ và đương nhiên thông qua họat động nó sẽ rất hiệu quả, nghiên cứu ra ứng dụng ngay. Chúng tôi nghĩ đây là một đổi mới rất tốt, nhưng quỹ hình thức nên là một. Tôi xin phát biểu thêm quan điểm chúng tôi như vậy. Điểm nữa khuyến khích về thuế thì các đại biểu cũng nói nhiều, chúng tôi xin nói lại, chúng tôi đồng ý với phương án mà Điều 51 ở đây như anh Kiên đã nêu, có điều các đồng chí phải thêm vào một chút ở Khoản 1, Khoản 2 đã có rồi. Tức là tổ chức cá nhân Việt Nam khi chuyển giao công nghệ ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn, theo quy định tại Điều 10 luật này thì được miễn thuế thu nhập từ việc chuyển giao công nghệ đó, thêm một chữ là: "theo quy định của pháp luật về thuế" Như vậy là chẳng có vấn đề gì cả, được khẳng định ở trong này, được ưu tiên rồi, nhưng theo quy định pháp luật miễn thuế thì chẳng có gì mâu thuẫn cả. Như vậy nó vừa khẳng định trong này được ưu tiên ấy, được khuyến khích ấy, nhưng đồng thời theo quy định của pháp luật miễn thuế, như Khoản 2 các đồng chí đã nêu rồi, tức là doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tài trợ cho các viện, trường được trừ vào thuế thu nhập chịu thuế theo quy định của pháp luật. Tôi xin đề nghị vẫn giữ, nhưng thêm một vế như vậy, anh Kiên phát biểu hồi sáng tôi cũng thấy, một số đại biểu nói lại là muốn bỏ đi.

Các văn bản liên quan