Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Văn Nhượng – Tỉnh Quảng Bình

Thứ Tư 14:46 24-05-2006

Dự thảo Luật Công nghệ thông tin có 6 chương, 79 điều. Chúng tôi hiểu rằng đây là một Dự án luật mang tính chuyên ngành rất là cao và có nhiều quy định khá mới mẻ đối với rất nhiều người dân của chúng ta. Bởi trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cũng như là sử dụng công nghệ thông tin trong đời sống của nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới cũng còn những hạn chế.

 

Tuy nhiên, đánh giá về tiềm năng sử dụng công nghệ thông tin và sự phát triển của công nghệ thông tin đối với nước ta, các đánh giá của chúng ta cũng như của thế giới cũng hứa hẹn những triển vọng mới, người ta đánh giá rất cao khả năng của Việt Nam trong ứng dụng công nghệ thông tin trong tương lai. Chúng tôi rất chú ý, ví dụ như cuộc viếng thăm của Bill Gate đã nói lên, khẳng định thêm những khả năng triển vọng của nước ta nếu nước ta có chính sách tốt cho phát triển công nghệ thông tin, đưa lại những lợi ích cho đất nước, đồng thời nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin của nước ta.

 

Chính vì vậy, chúng tôi rất quan tâm trong Dự án luật này là những chính sách của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Ở Điều 5 có 8 khoản quy định về chính sách Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin. Chúng tôi cho rằng công nghệ thông tin là những vấn đề rất cơ bản, rất quan trọng vì từ những chính sách này đưa đến tương lai. Hay nói cách khác là khả năng phát triển ứng dụng công nghệ thông tin của nước ta, nếu như vấn đề này được hiện thực hoá hay cụ thể hoá bằng điều luật, quy định cụ thể bằng chính sách của Nhà nước . Tuy nhiên chúng tôi cũng đồng tình với những ý kiến của các đại biểu khi nghiên cứu Dự án luật này. Đặc biệt là nghiên cứu về chính sách phát triển của Nhà nước về ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tôi thấy 8 khoản quy định thì có những khoản nằm trong những chương quy định chúng, cho nên dừng lại ở chỗ là chính sách chung thì có thể chấp nhận được. Thế nhưng từ những chính sách chung này để nhìn lại những quy định vào những chương sau và cụ thể hoá thì vẫn còn những điều chung.

 

Tôi ví dụ trong 8 khoản này thì thấy rõ ở Khoản 4 là "ưu tiên dành một khoản ngân sách Nhà nước cho việc ứng dụng công nghệ thông tin trong một số lĩnh vực thiết yếu, tạo lập nên công nghệ thông tin và phát triển nền công nghệ thông tin" thì đây là một chính sách đã được vật chất hoá bằng đầu tư ngân sách của Nhà nước và điều đó có thể đưa đến tính khả thi cho luật này và sự phát triển. Còn lại các điều khác thì tôi thấy vẫn còn khá nhiều dừng lại ở cái chung, ví dụ như "tạo điều kiện", "khuyến khích đầu tư" mà lại không thấy được những cái bằng những chính sách cụ thể, bằng những đầu tư cụ thể. Vì vậy chúng tôi đề nghị Ban Soạn thảo cũng như Thường vụ Quốc hội cân nhắc thêm để có thể từ những quy định của chính sách này về những lĩnh vực sau, chẳng hạn như: lĩnh vực giáo dục đào tạo, lĩnh vực y tế, lĩnh vực văn hoá v.v... hoặc những chương về phát triển công nghệ thông tin ở Chương III có những quy định cụ thể hơn.

 

Ở đây chúng tôi đi sâu vào xem xét từ Khoản 6, Điều 5 này quy định "có chính sách ưu đãi đối với tổ chức, cá nhân hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ nông nghiệp, nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo, người tàn tật, người có hoàn cảnh khó khăn". Điều này đối chiếu lại đã được cụ thể hoá ở Điều 64, nhưng những khoản như ở Khoản 2 "tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, yêu cầu phát triển công nghệ thông tin, đối ngoại quốc phòng an ninh, thúc đẩy sự nghiệp công nghệ thông tin phát triển ngành kinh tế trọng điểm v.v..." hoặc Khoản 3 "khuyến khích đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin" thì chúng tôi chưa tìm thấy, hay nói cách khác là thấy còn hạn chế những cụ thể hoá của các lĩnh vực này ở những chương sau. Vì vậy chúng tôi thấy rằng đề nghị cần phải có quan tâm đầu tư của Ban soạn thảo, Ủy ban Thường vụ Quốc hội để có chính sách cụ thể cho chính sách phát triển công nghệ thông tin.

 

Thứ hai, chúng tôi muốn tham gia ở Điều 11 nói về Hiệp hội công nghệ thông tin Theo quan điểm của tôi cũng như một số đồng chí đã phát biểu trước là không cần phải có Điều 11 này trong Luật Công nghệ thông tin. Bởi lẽ nh ư thế này, chúng ta sắp ban hành về Hội thì Hiệp hội công nghệ thông tin sẽ tuân thủ Luật về Hội để hình thành. Về Hiệp hội Công nghệ thông tin có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước cá nhân tham gia hoạt động, ví dụ như thế, điều đó là điều đương nhiên khi anh thành lập Hiệp hội thì là đương nhiên rồi.

 

Ngoài ra, họ có những quy định hơn nữa cụ thể của hoạt động của Hiệp hội hơn nữa. Điều 12, các hành vi bị nghiêm cấm, tôi có một ý kiến là ở Điểm đ, Khoản 2, là đưa tin sai sự thật, xuyên tạc vu khống, xúc phạm uy tín của các tổ chức, danh dự, nhân phẩm và uy tín của công dân. Tôi có hơi băn khoăn việc đưa tin sai sự thật. Đưa tin sai sự thật là điều đáng trách và điều đáng nghiêm cấm rồi, nhưng đưa tin sai sự thật thì nó có những lúc còn có yếu tố khách quan, có những cái vì nó căn cứ vào tư liệu nào đó nó dẫn đến việc đưa tin sai sự thật. Hay nói cách khác những chế tài để xử lý cái này là cùng với một loạt này phải sử dụng chế tài mạnh, chế tài có thể là chế tài hành chính và chế tài hình sự.

Vậy, việc đưa tin sai sự thật là tôi đề nghị cần phải cân nhắc trong lĩnh vực này để khi xử lý nó có, ví dụ sự bịa đặt, xuyên tạc, vu khống, chẳng hạn như thế thì anh có chủ đích để đưa những thông tin trên này mà ảnh hưởng thì phải có xử lý, quy định như thế nào đó. Còn có những cái khách quan hay là phải có chế tài làm sao đó để sau này mình xử lý nó phù hợp hơn.

 

Một vấn đề nữa là Điều 47, Điều 47 nó cũng có liên quan đến chính sách chung. Chúng tôi thấy đây là quy định về chính sách phát triển công nghiệp công nghệ thông tin của Nhà nước. Khoản 2, Điều 47 có nói khuyến khích các nhà đầu tư tham gia hoạt động đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ thông tin, đầu tư phát triển cung cấp thiết bị số giá rẻ. Đầu tư mạo hiểm là gì? Trong giải thích của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội có nói: Đầu tư mạo hiểm là đầu tư vào lĩnh vực có thể mang lại lợi nhuận cao nhưng cũng đầy sự rủi ro. Bây giờ nói khuyến khích các nhà đầu tư mà đầu tư mạo hiểm vào thì chính sách như thế nào? ưu thế như thế nào? Còn chỉ nói khuyến khích không thì tôi thấy chưa có nhiều nhà đầu tư dám đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm. Khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực mạo hiểm, đầu tư lĩnh vực mạo hiểm nó có thể tạo ra những lợi nhuận cao nhưng nó chứa đựng những rủi ro rất cao. Vì vậy, cần cụ thể hoá việc theo chủ trương khuyến khích của chúng ta.

 

Điều 73 trách nhiệm bảo vệ trẻ em, có 4 khoản quy định:

Khoản 1 là Nhà nước, xã hội, nhà trường quy định, tôi đồng ý.

Khoản 2 gia đình có trách nhiệm ngăn chặn trẻ em truy nhập thông tin không có lợi cho trẻ em.

Khoản 3 cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tiến hành những biện pháp. Trong những biện pháp này chúng tôi thấy quy định ba biện pháp a, b, c. Nhưng chưa có biện pháp nào để buộc các cơ sở cung cấp dịch vụ cũng có trách nhiệm và chủ động trong việc bảo vệ trẻ em trong truy cập thông tin. Do đó chúng tôi đề nghị phải nghiên cứu có một quy định thêm đối với các cơ sở cung cấp dịch vụ thông tin.

 

Cuối cùng tôi muốn nói điều khoản thi hành. Điều 79 là hướng dẫn thi hành có quy định "Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành luật này". Báo cáo với Quốc hội gần đây chúng ta thiếu nhất quán, vừa rồi có một số luật không cần quy định của Chính phủ hướng dẫn, một số điều đã nói rõ là luật ban hành ra phải có hiệu lực thi hành ngay nhưng luật vẫn cứ Chính phủ quy định chi tiết. Tôi thấy nên đi theo hướng những điều nào mà giao Chính phủ quy định thì phải hướng dẫn, còn luật đã ban hành xong thì cơ bản phải bảo đảm khi có hiệu lực thi hành phải triển khai ngay.

Các văn bản liên quan