Dự thảo LTM “vênh” với BLDS?
Dự thảo luật Thương mại sửa đổi "Vênh" với Bộ luật dân sự?
Minh Nguyệt
(Diễn đàn doanh nghiệp- Số 88 ngày 5/11/2004)
Luật Thương mại (LTM) được coi như cẩm nang của thương nhân, nó có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. LTM lần đầu được ban hành vào ngày 10/5/1998. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế, LTM đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI lần này đã quyết định đưa ra lấy ý kiến sửa đổi LTM hiện hành.
Ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp cho rằng: [i]"Pháp luật thương mại là một bộ phận quan trọng của pháp luật tư (dân sự)". Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất và minh bạch của pháp luật dự thảo LTM nhất định phải được "hiệp thương" với dự thảo sửa đổi BLDS. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này dự thảo LTM lần này còn nhiều điểm trùng lặp với những quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS sửa đổi.
Nhưng LTM lại có những điểm "vênh" với BLDS. Một trong những điểm mới của LTM lần này là công nhận thương nhân thực tế (Báo DĐDN số 85 ngày 27 tháng 10 năm 2004) tuy nhiên chế định này lại chưa phù hợp với với những chế định của BLDS về pháp nhân.
Mua bán hàng hoá với nước ngoài
Một trong những vấn đề trọng tâm của LTM là các chế định về mua bán hàng hoá. Nhưng hoạt động mua bán hàng hóa với với thương nhân nước ngoài hiện chưa được LTM hiện hành điều chỉnh. Dự thảo LTM sửa đổi đã đưa hoạt động mua bán hàng hoá với nước ngoài vào điều chỉnh trong luật. Theo đó thì quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân đã được quy định tương đối rộng, thể hiện ở việc dự thảo chỉ có một điều kiện duy nhất là thương nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được thực hiện hành vi mua bán hàng hoá với nước ngoài theo quy định của pháp luật. Đồng thời việc đưa ra điều kiện được mua bán hàng hoá với nước ngoài, Dự thảo cũng đưa ra quy định về danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp Giấy phép sẽ do Chính phủ quy định theo điều kiện kinh tế- xã hội của từng thời kỳ, Dự thảo còn đưa ra một loạt quy định mới có liên quan đến chế định này đó là các chế định về xuất nhập khẩu hàng hoá; chuyển khẩu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá...Theo quy định của Dự thảo thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp để hàng hoá đó được hưởng ưu đãi về thuế hoặc được ưu đãi khác hoặc trong trường hợp khác mà pháp luật VN và điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết hoặc gia nhập có quy định. Tuy vậy, không phải bất cứ hàng nhập nào cũng có chất lượng và xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp thì chính quy định này sẽ tạo ra một tình trạng là hàng hóa khi nhập vào VN không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm này. Vì vậy, dự thảo cũng cần phải có một hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát xuất xứ hàng hoá.
Mua bán hàng hoá trong nước
Dự thảo LTM điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá trong nước theo phương pháp loại trừ, nghĩa là thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hoá trừ hàng hoá cấm lưu thông; đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Để làm lành mạnh hoá thị trường, dự thảo đã bổ sung một quy định mới: đó là quy định hàng hoá cấm lưu thông, hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Theo những quy định này thì danh mục hàng hoá cấm lưu thông; hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hoá có điều kiện sẽ do Chính phủ quy định.
Minh Nguyệt
(Diễn đàn doanh nghiệp- Số 88 ngày 5/11/2004)
Luật Thương mại (LTM) được coi như cẩm nang của thương nhân, nó có tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. LTM lần đầu được ban hành vào ngày 10/5/1998. Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế, LTM đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI lần này đã quyết định đưa ra lấy ý kiến sửa đổi LTM hiện hành.
Ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực luật pháp cho rằng: [i]"Pháp luật thương mại là một bộ phận quan trọng của pháp luật tư (dân sự)". Vì vậy, để bảo đảm tính thống nhất và minh bạch của pháp luật dự thảo LTM nhất định phải được "hiệp thương" với dự thảo sửa đổi BLDS. Tuy nhiên, cũng theo chuyên gia này dự thảo LTM lần này còn nhiều điểm trùng lặp với những quy định mang tính nguyên tắc chung của BLDS sửa đổi.
Nhưng LTM lại có những điểm "vênh" với BLDS. Một trong những điểm mới của LTM lần này là công nhận thương nhân thực tế (Báo DĐDN số 85 ngày 27 tháng 10 năm 2004) tuy nhiên chế định này lại chưa phù hợp với với những chế định của BLDS về pháp nhân.
Mua bán hàng hoá với nước ngoài
Một trong những vấn đề trọng tâm của LTM là các chế định về mua bán hàng hoá. Nhưng hoạt động mua bán hàng hóa với với thương nhân nước ngoài hiện chưa được LTM hiện hành điều chỉnh. Dự thảo LTM sửa đổi đã đưa hoạt động mua bán hàng hoá với nước ngoài vào điều chỉnh trong luật. Theo đó thì quyền kinh doanh xuất nhập khẩu của thương nhân đã được quy định tương đối rộng, thể hiện ở việc dự thảo chỉ có một điều kiện duy nhất là thương nhân phải có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là được thực hiện hành vi mua bán hàng hoá với nước ngoài theo quy định của pháp luật. Đồng thời việc đưa ra điều kiện được mua bán hàng hoá với nước ngoài, Dự thảo cũng đưa ra quy định về danh mục hàng hoá cấm xuất nhập khẩu, xuất nhập khẩu theo Giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp Giấy phép sẽ do Chính phủ quy định theo điều kiện kinh tế- xã hội của từng thời kỳ, Dự thảo còn đưa ra một loạt quy định mới có liên quan đến chế định này đó là các chế định về xuất nhập khẩu hàng hoá; chuyển khẩu hàng hoá, xuất xứ hàng hoá...Theo quy định của Dự thảo thì hàng hoá xuất nhập khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ trong trường hợp để hàng hoá đó được hưởng ưu đãi về thuế hoặc được ưu đãi khác hoặc trong trường hợp khác mà pháp luật VN và điều ước quốc tế mà VN tham gia ký kết hoặc gia nhập có quy định. Tuy vậy, không phải bất cứ hàng nhập nào cũng có chất lượng và xuất xứ rõ ràng. Vì vậy, theo một số chuyên gia trong lĩnh vực lập pháp và hành pháp thì chính quy định này sẽ tạo ra một tình trạng là hàng hóa khi nhập vào VN không rõ nguồn gốc xuất xứ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng khi sử dụng những sản phẩm này. Vì vậy, dự thảo cũng cần phải có một hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát xuất xứ hàng hoá.
Mua bán hàng hoá trong nước
Dự thảo LTM điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hoá trong nước theo phương pháp loại trừ, nghĩa là thương nhân được mua bán tất cả các loại hàng hoá trừ hàng hoá cấm lưu thông; đối với hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện thì khi kinh doanh thương nhân phải đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định. Để làm lành mạnh hoá thị trường, dự thảo đã bổ sung một quy định mới: đó là quy định hàng hoá cấm lưu thông, hàng hoá hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện. Theo những quy định này thì danh mục hàng hoá cấm lưu thông; hàng hoá hạn chế kinh doanh, hàng hoá kinh doanh có điều kiện và điều kiện để được kinh doanh hàng hoá có điều kiện sẽ do Chính phủ quy định.