Thương nhân thực tế
Dự thảo luật thương mại Công nhận "thương nhân thực tế"
Minh Nguyệt
(theo Diễn đàn doanh nghiệp Số 85. Ngày 27 tháng 10 năm 2004)
Luật thương mại (LTM) được coi là cẩm nang của thương nhân, nó tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. LTM lần đầu tiên được ban hành vào ngày 10/5/1997 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1998). Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế, LTM đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI lần này đã quyết định đưa ra lấy ý kiến sửa đổi LTM hiện hành. Báo DĐDN xin đăng tải một số ý kiến xung quanh dự luật này.
Thương nhân thực tế
Theo quy định của LTM hiện hành thì một cá nhân pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì được coi là thương nhân và thuộc đối tượng điều chỉnh của LTM khi các chủ thể này thực hiện một thủ tục hành chính bắt buộc đó là "đăng ký kinh doanh". Từ quy định này của luật đã dẫn đến không ít trường hợp chủ thể hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập (đây chính là "thương nhân thực tế") nhưng lại không được coi là "thương nhân" vì thế các hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của LTM. Chính điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh lợi dụng quy định của luật thương mại để lẫn trốn việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bạn hàng. Để khắc phục hạn chế này, dự thảo đã bỏ điều kiện "đăng ký kinh doanh" để xem xét một chủ thể thực hiện hành vi thương mại có phải là thương nhân hay không. Theo quy định mới của LTM thì thương nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp. Cũng theo quy định của Dự thảo thì "đăng ký kinh doanh" chỉ là nghĩa vụ của thương nhân. Điều này đồng nghĩa với việc Dự thảo công nhận có "thương nhân thực tế". Theo đó thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đối tượng này cũng phải chịu sự điều chỉnh của LTM.
Phạm vi điều chỉnh của LTM còn thiếu
Quy định về phạm vi điều chỉnh, Dự thảo còn thiếu những trường hợp cần có sự điều chỉnh của LTM.
Theo quy định của Dự thảo thì phạm vi điều chỉnh của LTM gồm có hành vi thương mại gồm có: hành vi thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; hành vi thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên trong hợp đồng thoả thuận chọn áp dụng hoặc pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế quy định áp dụng luật này; hành vi không nhằm mục đích sinh lời của bên không phải là thương nhân trong giao dịch với thương nhân được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không phải là thương nhân chọn áp dụng luật này trước khi giải quyết tranh chấp. Với quy định này của Dự thảo đã đưa ra được tương đối đầy đủ phạm vi áp dụng của LTM so với quy định của LTM hiện hành. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, với quy định của Dự thảo sẽ vẫn chưa phát huy hết được vai trò của LTM, thậm chí tự làm mất đi hiệu lực của nó. Cụ thể, hiện nay, việc các thương nhân đi nghỉ mát, hoặc đi tham gia các hội chợ quốc tế thực hiện các hành vi thương mại là chuyện bình thường, vậy nếu có hai thương nhân nước ngoài nhân chuyến đi nghỉ tại Việt Nam đã ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo quy định của Dự thảo, hành vi thương mại này của hai thương nhân sẽ chịu sự điều chỉnh của luật thương mại Việt Nam. Điều này chỉ có thể xảy ra trên thực tế nếu như trong hợp đồng hai thương gia này chọn luật VN làm luật áp dụng. Còn nếu hợp đồng không lựa chọn luật VN làm luật áp dụng thì LTM VN không thể điều chỉnh hành vi thương mại này của hai thương nhân.
Ngược lại, nếu hai thương nhân VN gặp nhau ở một hội chợ quốc tế được tổ chức ngoài lãnh thổ VN, đã ký kết một hợp đồng mua bán tại hội chợ này. Theo quy định của Dự thảo thì hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của LTM VN. Tuy nhiên, đây là hai thương nhân VN mà theo LTM lại phải chịu sự điều chỉnh của nó. Như vậy, Dự thảo còn thiếu trường hợp này trong quy định về phạm vi điều chỉnh của LTM.
Minh Nguyệt
(theo Diễn đàn doanh nghiệp Số 85. Ngày 27 tháng 10 năm 2004)
Luật thương mại (LTM) được coi là cẩm nang của thương nhân, nó tác động lớn đến đời sống kinh tế, xã hội. LTM lần đầu tiên được ban hành vào ngày 10/5/1997 (có hiệu lực từ ngày 1/1/1998). Tuy nhiên, trong điều kiện mới của nền kinh tế, LTM đã bộc lộ nhiều hạn chế. Bởi vậy, kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá XI lần này đã quyết định đưa ra lấy ý kiến sửa đổi LTM hiện hành. Báo DĐDN xin đăng tải một số ý kiến xung quanh dự luật này.
Thương nhân thực tế
Theo quy định của LTM hiện hành thì một cá nhân pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên thì được coi là thương nhân và thuộc đối tượng điều chỉnh của LTM khi các chủ thể này thực hiện một thủ tục hành chính bắt buộc đó là "đăng ký kinh doanh". Từ quy định này của luật đã dẫn đến không ít trường hợp chủ thể hoạt động thương mại thường xuyên, độc lập (đây chính là "thương nhân thực tế") nhưng lại không được coi là "thương nhân" vì thế các hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của LTM. Chính điều này đã dẫn đến nhiều trường hợp chủ thể kinh doanh lợi dụng quy định của luật thương mại để lẫn trốn việc thực hiện nghĩa vụ của mình đối với bạn hàng. Để khắc phục hạn chế này, dự thảo đã bỏ điều kiện "đăng ký kinh doanh" để xem xét một chủ thể thực hiện hành vi thương mại có phải là thương nhân hay không. Theo quy định mới của LTM thì thương nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi thương mại một cách độc lập, thường xuyên như một nghề nghiệp. Cũng theo quy định của Dự thảo thì "đăng ký kinh doanh" chỉ là nghĩa vụ của thương nhân. Điều này đồng nghĩa với việc Dự thảo công nhận có "thương nhân thực tế". Theo đó thương nhân thực tế là các chủ thể có hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên nhưng chưa thực hiện việc đăng ký kinh doanh và đối tượng này cũng phải chịu sự điều chỉnh của LTM.
Phạm vi điều chỉnh của LTM còn thiếu
Quy định về phạm vi điều chỉnh, Dự thảo còn thiếu những trường hợp cần có sự điều chỉnh của LTM.
Theo quy định của Dự thảo thì phạm vi điều chỉnh của LTM gồm có hành vi thương mại gồm có: hành vi thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam; hành vi thương mại thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp các bên trong hợp đồng thoả thuận chọn áp dụng hoặc pháp luật nước ngoài, điều ước quốc tế quy định áp dụng luật này; hành vi không nhằm mục đích sinh lời của bên không phải là thương nhân trong giao dịch với thương nhân được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam trong trường hợp bên không phải là thương nhân chọn áp dụng luật này trước khi giải quyết tranh chấp. Với quy định này của Dự thảo đã đưa ra được tương đối đầy đủ phạm vi áp dụng của LTM so với quy định của LTM hiện hành. Tuy nhiên, với điều kiện phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nam nói riêng, với quy định của Dự thảo sẽ vẫn chưa phát huy hết được vai trò của LTM, thậm chí tự làm mất đi hiệu lực của nó. Cụ thể, hiện nay, việc các thương nhân đi nghỉ mát, hoặc đi tham gia các hội chợ quốc tế thực hiện các hành vi thương mại là chuyện bình thường, vậy nếu có hai thương nhân nước ngoài nhân chuyến đi nghỉ tại Việt Nam đã ký kết một hợp đồng mua bán hàng hoá. Theo quy định của Dự thảo, hành vi thương mại này của hai thương nhân sẽ chịu sự điều chỉnh của luật thương mại Việt Nam. Điều này chỉ có thể xảy ra trên thực tế nếu như trong hợp đồng hai thương gia này chọn luật VN làm luật áp dụng. Còn nếu hợp đồng không lựa chọn luật VN làm luật áp dụng thì LTM VN không thể điều chỉnh hành vi thương mại này của hai thương nhân.
Ngược lại, nếu hai thương nhân VN gặp nhau ở một hội chợ quốc tế được tổ chức ngoài lãnh thổ VN, đã ký kết một hợp đồng mua bán tại hội chợ này. Theo quy định của Dự thảo thì hành vi thương mại của họ không chịu sự điều chỉnh của LTM VN. Tuy nhiên, đây là hai thương nhân VN mà theo LTM lại phải chịu sự điều chỉnh của nó. Như vậy, Dự thảo còn thiếu trường hợp này trong quy định về phạm vi điều chỉnh của LTM.