Dthảo LTM: Xác định rõ vị trí của doanh nhân
Báo Diễn đàn doanh nghiệp
Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) khi trình ra thảo luận tại QH vẫn gây tranh luận nhiều về vấn đề xác định vị trí, vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của thương nhân; về việc chưa phân định rõ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự cũng như những luật chuyên ngành khác.
So với Luật Thương mại hiện hành, dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) gồm có 7 chương, 314 điều; trong đó, 96 điều của Luật hiện hành được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 146 điều được bổ sung mới. Dự thảo bổ sung hai phần lớn: Mua bán hàng hoá ( trên cơ sở sửa đổi và bổ sung của Luật TM 1997) và phần Cung ứng dịch vụ, trong đó bổ sung 4 hoạt động thương mại gồm: quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ VN và dịch vụ quá cảnh hàng hoá; cho thuê hàng hoá; Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và nhượng quyền thương mại.
Về đối tượng áp dụng, dự thảo quy định đối tượng áp dụng rộng hơn và bao quát hơn. Xét ở góc độ pháp nhân và thể nhân thì Luật TM chỉ áp dụng đốivới các đơn vị kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật như Luật DN, Luật DNNN, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Hợp tác xã và các đối tượng hoạt động theo quy định của Nghị định 66/CP của Chính phủ. Các đối tượng là những người buôn bán rong, quà vặt kinh doanh bằng vốn tự có, doanh thu, thu nhập không nhiều, mang tính chất kiếm sống là chính không thuộc đối tượng áp dụng luật. Theo dự thảo, thương nhân là tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên như một nghề chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Đức Kiên - Chủ nhiệm UBKT-NS QH nhận xét, so với quy định của Luật TM hiện hành, thương nhân quy định như dự thảođược mở rộng theo tiêu chí mang tính bản chất để định nghĩa thương nhân và quy định thêm đối với thương nhân nước ngoài là phù hợp. Một số ý kiến cho rằng, một chủ thể chỉ được coi là thương nhân nếu tiến hành các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên như một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, UBKT-NS cũng lưu ý rằng, dự thảo chưa đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định tính chất độc lập, thưòng xuyên của hoạt động thương mại. Đồng thời, không thể coi "một nghề chuyên nghiệp"là tiêu chí xác định một chủ thể là thương nhân. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã đứng lên bảo vệ quan điểm - không xây dựng chương riêng quy định về thương nhân vì đây là luật điều chỉnh hành vi chứ không phải xác định chủ thể, nhưng hầu hết các ĐB vẫn yêu cầu cần làm rõ hơn nữa về thương nhân.
Về mặt nguyên tắc, Luật TM là luật kinh tế, có nhiều nội dung quan hệ vói quy định của nhiều luật, đặc biệt là Bộ luật Dân sự và các luật có tính chuyên môn cao thuộc lĩnh vực hoạt động tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng, giao thông vận tải, xây dựng... Vì vậy, cần cân nhắc các nội dung quy định trong Luật TM sao cho vừa không quá tổng quát, vừa không quá cụ thể như các quy định có liên quan đến các loại hình dịch vụ, xúc tiến, thương mại, đầu tư, hợp đồng kinh tế, đấu thầu hàng hoá... vừa bảo đảm không chồng chéo, không mâu thuẫn, vừa bảo đảm đủ các chế tài cần thiết.
Tuy nhiên, tinh thần chung này vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong dự thảo. ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) trăn trở với nhận xét của UBKT-NS: "Tính đến thời điểm hiện nay, khi có tranh chấp thương mại, việc thẩm phán viện dẫn các quy định chung của dân luật trong quá trình xét xử các vụ án kinh tế thương mại là điều ít xảy ra". Có thực tế này, vì Bộ luật Dân sự còn thiếu những đièu khoản quy định về thương mại, bắt buộc các thẩm phán không viễn dẫn được.
Lưu Văn
Dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) khi trình ra thảo luận tại QH vẫn gây tranh luận nhiều về vấn đề xác định vị trí, vai trò, quyền lợi và nghĩa vụ của thương nhân; về việc chưa phân định rõ giữa Luật Thương mại và Bộ luật dân sự cũng như những luật chuyên ngành khác.
So với Luật Thương mại hiện hành, dự thảo Luật Thương mại (sửa đổi) gồm có 7 chương, 314 điều; trong đó, 96 điều của Luật hiện hành được bãi bỏ, 149 điều được sửa đổi và 146 điều được bổ sung mới. Dự thảo bổ sung hai phần lớn: Mua bán hàng hoá ( trên cơ sở sửa đổi và bổ sung của Luật TM 1997) và phần Cung ứng dịch vụ, trong đó bổ sung 4 hoạt động thương mại gồm: quá cảnh hàng hoá qua lãnh thổ VN và dịch vụ quá cảnh hàng hoá; cho thuê hàng hoá; Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá và nhượng quyền thương mại.
Về đối tượng áp dụng, dự thảo quy định đối tượng áp dụng rộng hơn và bao quát hơn. Xét ở góc độ pháp nhân và thể nhân thì Luật TM chỉ áp dụng đốivới các đơn vị kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật như Luật DN, Luật DNNN, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Hợp tác xã và các đối tượng hoạt động theo quy định của Nghị định 66/CP của Chính phủ. Các đối tượng là những người buôn bán rong, quà vặt kinh doanh bằng vốn tự có, doanh thu, thu nhập không nhiều, mang tính chất kiếm sống là chính không thuộc đối tượng áp dụng luật. Theo dự thảo, thương nhân là tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên như một nghề chuyên nghiệp. Ông Nguyễn Đức Kiên - Chủ nhiệm UBKT-NS QH nhận xét, so với quy định của Luật TM hiện hành, thương nhân quy định như dự thảođược mở rộng theo tiêu chí mang tính bản chất để định nghĩa thương nhân và quy định thêm đối với thương nhân nước ngoài là phù hợp. Một số ý kiến cho rằng, một chủ thể chỉ được coi là thương nhân nếu tiến hành các hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên như một nghề chuyên nghiệp. Tuy nhiên, UBKT-NS cũng lưu ý rằng, dự thảo chưa đưa ra tiêu chí cụ thể để xác định tính chất độc lập, thưòng xuyên của hoạt động thương mại. Đồng thời, không thể coi "một nghề chuyên nghiệp"là tiêu chí xác định một chủ thể là thương nhân. Mặc dù Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển đã đứng lên bảo vệ quan điểm - không xây dựng chương riêng quy định về thương nhân vì đây là luật điều chỉnh hành vi chứ không phải xác định chủ thể, nhưng hầu hết các ĐB vẫn yêu cầu cần làm rõ hơn nữa về thương nhân.
Về mặt nguyên tắc, Luật TM là luật kinh tế, có nhiều nội dung quan hệ vói quy định của nhiều luật, đặc biệt là Bộ luật Dân sự và các luật có tính chuyên môn cao thuộc lĩnh vực hoạt động tài chính, bảo hiểm, ngân hàng, tín dụng, giao thông vận tải, xây dựng... Vì vậy, cần cân nhắc các nội dung quy định trong Luật TM sao cho vừa không quá tổng quát, vừa không quá cụ thể như các quy định có liên quan đến các loại hình dịch vụ, xúc tiến, thương mại, đầu tư, hợp đồng kinh tế, đấu thầu hàng hoá... vừa bảo đảm không chồng chéo, không mâu thuẫn, vừa bảo đảm đủ các chế tài cần thiết.
Tuy nhiên, tinh thần chung này vẫn chưa thể hiện rõ ràng trong dự thảo. ĐB Nguyễn Ngọc Trân (An Giang) trăn trở với nhận xét của UBKT-NS: "Tính đến thời điểm hiện nay, khi có tranh chấp thương mại, việc thẩm phán viện dẫn các quy định chung của dân luật trong quá trình xét xử các vụ án kinh tế thương mại là điều ít xảy ra". Có thực tế này, vì Bộ luật Dân sự còn thiếu những đièu khoản quy định về thương mại, bắt buộc các thẩm phán không viễn dẫn được.
Lưu Văn