LTM sửa đổi gần hơn với thông lệ quốc tế
Hà Nội (TTXVN- 7/11/2004)
- Khi đọc tờ trình Quốc hội xem xét dự thảo Luật Thương mại sửa đổi, Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển cho biết, ưu tiên hàng đầu trong sửa đổi dự luật này là việc thu hẹp sự bất tương thích giữa pháp luật thương mại Việt Nam và pháp luật thương mại quốc tế.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang gấp rút cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thực hiện từ năm 1998, Luật Thương mại hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập như thiếu hoặc quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hoạt động trong Luật thương mại hiện hành được giới hạn bao gồm 14 hành vi thương mại đã làm cho một số quyết định, bản án của trọng tài và tòa án nước ngoài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Điều này phần nào làm cho các đối tác nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật thương mại đã trở nên rất cấp thiết để tạo điều kiện cho phát triển quan hệ ngoại thương của Việt Nam.
Cùng với việc sửa đổi 149 điều, dự thảo luật lần này bổ sung hai nội dung lớn là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, theo đó, 4 hoạt động thương mại được bổ sung gồm quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa; cho thuê hàng hóa; mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Khái niệm "hàng hóa" trong dự luật cũng được thay đổi cơ bản so với luật hiện hành, bao gồm động sản, kể cả những động sản sẽ hình thành trong tương lai (động vật chưa sinh, nông sản chưa thu hoạch...), những vật gắn liền với đất đai và các quyền về tài sản. Dự luật còn bổ sung khái niệm "thông điệp dữ liệu" để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Riêng với quy định về thương nhân, dự luật lần này bổ sung thêm hai hình thức hiện diện thương mại bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bên cạnh hình thức chi nhánh và văn phòng đại diện. Theo đó, thương nhân nước ngoài sẽ được thành lập các hình thức liên doanh, 100% vốn hay hình thức khác để hoạt động thương mại, kể cả hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xuất nhập khẩu và nhiều ngành dịch vụ.
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết hiệp định thương mại với hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, đặc biệt là Hiệp định thương mại với Hoa Kỳ và đang gấp rút cho việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).
Thực hiện từ năm 1998, Luật Thương mại hiện hành đang bộc lộ nhiều bất cập như thiếu hoặc quy định không phù hợp với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Hoạt động trong Luật thương mại hiện hành được giới hạn bao gồm 14 hành vi thương mại đã làm cho một số quyết định, bản án của trọng tài và tòa án nước ngoài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại không được công nhận và cho thi hành ở Việt Nam. Điều này phần nào làm cho các đối tác nước ngoài chưa thực sự yên tâm khi giao dịch kinh doanh với các doanh nghiệp Việt Nam.
Vì vậy, việc sửa đổi Luật thương mại đã trở nên rất cấp thiết để tạo điều kiện cho phát triển quan hệ ngoại thương của Việt Nam.
Cùng với việc sửa đổi 149 điều, dự thảo luật lần này bổ sung hai nội dung lớn là mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ, theo đó, 4 hoạt động thương mại được bổ sung gồm quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam và dịch vụ quá cảnh hàng hóa; cho thuê hàng hóa; mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
Khái niệm "hàng hóa" trong dự luật cũng được thay đổi cơ bản so với luật hiện hành, bao gồm động sản, kể cả những động sản sẽ hình thành trong tương lai (động vật chưa sinh, nông sản chưa thu hoạch...), những vật gắn liền với đất đai và các quyền về tài sản. Dự luật còn bổ sung khái niệm "thông điệp dữ liệu" để tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện các hoạt động thương mại điện tử, phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
Riêng với quy định về thương nhân, dự luật lần này bổ sung thêm hai hình thức hiện diện thương mại bao gồm doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bên cạnh hình thức chi nhánh và văn phòng đại diện. Theo đó, thương nhân nước ngoài sẽ được thành lập các hình thức liên doanh, 100% vốn hay hình thức khác để hoạt động thương mại, kể cả hoạt động trong lĩnh vực phân phối, xuất nhập khẩu và nhiều ngành dịch vụ.