Tham luận của PGS.TS.Đoàn Năng
[size=18]Một số ý kiến về mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ với bộ luật dân sự
Hiên nay Bộ Luật Dân năm 1995 sự đang được sửa đổi, bổ sung; đạo luật chuyên ngành thống nhất về sở hữu trí tuệ và đạo luật chuyên ngành về chuyển giao công nghệ cũng đã được Quốc hội cho phép soạn thảo và dự kiến sẽ đều được Quốc hội thông qua trong các năm 2005 và 2006. Vì vậy các cơ quan soạn thảo đang phải thảo luận để xác định ranh giới giữa Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Trong phạm vi bài này, tôi tập trung phân tích mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành về sở hứu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định phạm vi, nội dung điều chỉnh cụ thể của các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, về chuyển giao công nghệ và của chính Bộ Luật dân sự.
1. Hệ thống pháp luật dân sự của nước ta hiện nay – nhìn từ góc độ quan hệ với các đạo luật chuyên ngành có liên quan
Các quan hệ dân sự là loại quan hệ xã hội phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Các quan hệ đó bao gồm cả quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Pháp luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.
Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất dân sự đòi hỏi phải có các nguyên tắc, phương pháp đặc thù. Các nguyên tắc, phương pháp đặc thù này đã được khẳng định trong Bộ Luật dân sự năm 1995. Song các quan hệ dân sự rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, ngoài các nguyên tắc, phương pháp đặc thù chung của toàn bộ các quan hệ dân sự, các quan hệ dân sự trong từng lĩnh vực kinh tế – xã hội đều có những đặc điểm riêng của mình và đòi hỏi phải có các quy định đặc thù của pháp luật để điều chỉnh. Chính vì vậy các quy định của pháp luật dân sự nước ta hiện nay thực tế gồm 02 nhóm lớn là các quy định có tính nguyên tắc chung cho tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự và các quy định dân sự cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quy định có tính nguyên tắc chung cho mọi lĩnh vực quan hệ dân sự hiện nay được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, các quy định dân sự cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như thương mại, hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt, bảo hiểm, v.v... Có thể khẳng định hệ thống các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam bao gồm không chỉ các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995 mà còn gồm cả các quy định dân sự chứa đựng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều cần lưu ý ở đây là các văn bản pháp luật chuyên ngành không phải chỉ bao gồm các quy định có tính chất dân sự mà gồm cả các quy định phi dân sự.
Do Bộ Luật dân sự năm 1995 chỉ chủ yếu gồm các quy định chung, có tính chất nguyên tắc, cho nên phần lớn các quy định cụ thể phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực quan hệ dân sự cụ thể của đời sống phải được xây dựng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, các quy định dân sự cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở và nhằm thực hiện các quy định có tính nguyên tắc trong Bộ Luật Dân sự. Cũng có thể nói, các quy định dân sự trong các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng nhằm cụ thể hoá các quy định có tính nguyên tắc chung của Bộ Luật Dân sự vào lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
Như vậy, trong lĩnh vực dân sự, Bộ Luật dân sự là văn bản gốc hay đạo luật gốc. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, các quy định pháp luật dân sự phải là một hệ thống thống nhất trong đa dạng; không thể chấp nhận tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ Luật Dân sự và các quy định dân sự trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, không có cơ sở để bác bỏ việc xây dựng các quy định chung có tính nguyên tắc cho các lĩnh vực quan hệ xã hội chuyên ngành ngay trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, việc để các quy định có tính nguyên tắc này thành một điều, một mục, một chương hay một phần riêng trong Bộ luật này chỉ là vấn đề kỹ thuật. Ví dụ, vấn đề hôn nhân và gia đình được quy định thành các nguyên tắc tại các điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 của Chương II Phần những quy định chung của Bộ Luật dân sự năm 1995, đồng thời Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh tất cả những vấn đề còn lại; vấn đề hợp đồng bảo hiểm được quy định tại các điều từ điều 571 đến điều 584 của Mục 11, chương XII, Phần thứ III Bộ Luật dân sự năm 1995, những vấn đề còn lại về bảo hiểm có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh; vấn đề chuyển quyền sử dụng đất được quy địnhtrong Phần thứ V của Bộ Luật dân sự năm 1995, các vấn khác về đất đai được quy định tại Luật Đất đai; v.v... Việc lựa chọn phương án nào hoàn toàn do cơ quan lập pháp quyết định cho đáp ứng yêu cầu cụ thể về nâng cao hiệu lực điều chỉnh pháp lý các mối quan hệ dân sự cụ thể.
Sự trùng lặp trong một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 1995 với các đạo luật chuyên ngành liên quan là không tránh khỏi và đang tồn tại một cách khách quan. Về mặt lý luận, một sự trùng lặp có thể chấp nhận được nếu không gây mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi áp dụng pháp luật. Nói cách khác, chúng ta không sợ trùng lặp mà chỉ sợ mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi áp dụng pháp luật.
Tóm lại, về một vấn đề dân sự, có thể vừa quy định tại Bộ Luật dân sự vừa quy định tại một hay thậm chí một số đạo luật chuyên ngành theo hướng Bộ Luật dân sự chỉ quy định nguyên tắc chung còn đạo luật chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung của Bộ Luật Dân sự vào điều kiện cụ thể của mỗi chuyên ngành, nhưng không được chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên nếu về cùng một vấn đề cụ thể mà có sự khác nhau (không phải mâu thuẫn hay chồng chéo) giữa Bộ Luật dân sự và quy định của đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp dụng quy định cụ thể, đặc thù của đạo luật chuyên ngành, bởi vì quy định cụ thể của đạo luật chuyên ngành bảo đảm chỉ cụ thể hoá các quy định chung của Bộ Luật Dân sự vào điều kiện cụ thể của chuyên ngành.
Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, sẽ là thuận lợi hơn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật, nếu Bộ Luật dân sự chỉ khẳng định quyền dân sự của các tổ chức, cá nhân, nhà nước bảo hộ quyền này của các tổ chức, cá nhân, còn tất cả các quy định cần phải được áp dụng được tập trung vào một văn bản chuyên ngành. Mặt khác cũng cần lưu ý rằng, thông thường Bộ Luật dân sự đòi hỏi phải có sự ổn định cao hơn, trong khi đó đối với những lĩnh vực quan hệ dân sự chuyên ngành cụ thể có khả năng biến đổi nhanh cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, việc tập trung các quy định dân sự cụ thể vào một văn bản chuyên ngành sẽ tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản chuyên ngành, không phải đồng thời sửa đổi, bổ sung cùng một lúc cả Bộ Luật dân sự và đạo luật chuyên ngành liên quan. Đây cũng chính là một trong những vấn đề các cơ quan xây dựng pháp luật cần phải quan tâm nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật và cho cả chính mình.
2. Phương án xử lý mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ
Đối với nước ta, lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đều là những lĩnh vực tương đối mới. Tronh những lĩnh vực này có nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh và đều đòi hỏi phải được điều chính về mặt pháp lý. Có thể chia các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực này thành một số loại chính sau đây: quan hệ dân sự, quan hệ hành chính, quan hệ hình sự, quan hệ tố tụng (bao gồm cả tố tụng hành chính, tố tụng dân sự và tố tụng hình sự).
Với cách phân chia nêu trên, có thể nói hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật nước ta về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ bao gồm 04 nhóm chính như sau:
- Các quy phạm pháp luật dân sự;
- Các quy phạm pháp luật hành chính;
- Các quy phạm pháp luật hình sự;
- Các quy phạm pháp luật tố tụng.
Hiện nay các quy phạm pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ đều được xây dựng trên cơ sở Phần thứ sáu của Bộ Luật Dân sự (Chương I và Chương II về sở hữu trí tuệ, Chương III về chuyển giao công nghệ). Các quy phạm pháp luật hành chính về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002). Các quy phạm pháp luật hình sự về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Các quy phạm pháp luật tố tụng về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính v.v...
Để thi hành các bộ luật, luật và pháp lệnh nêu trên, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác đã ban hành một loạt văn bản dưới luật về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ hoặc có chứa đựng các quy định về/liên quan đến sở hữu trí tuệ, về/liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Như vậy, có thể nói hệ thống các văn bản pháp luật về/liên quan đến sở hữu trí tuệ khá đồ sộ ( khoảng hơn 40 văn bản) và về/liên quan đến chuyển giao công nghệ cũng không nhỏ , bao gồm các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như văn bản pháp luật dân sự, văn bản pháp luật hành chính, văn bản pháp luật hình sự, văn bản pháp luật về tố tụng v.v...
Cũng như các lĩnh vực chuyên ngành khác, Bộ luật Dân sự là trụ cột của toàn bộ hệ thống các quy định của pháp luật dân sự về SHTT và về chuyển giao công nghệ, bất kể các quy định đó được ghi nhận ở đâu.
Trên thực tế hiện nay các quy định dân sự chung nhất về SHTT và về chuyển gia công nghệ đều được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự; một số quy định dân sự về/liên quan đến SHTT và về chuyển gia công nghệ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác; hầu hết các quy định còn lại, đặc biệt các quy định cụ thể về SHTT và về chuyển gia công nghệ được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ, ngành. Tuy nhiên, theo cách lập luận tại Mục 1 ở trên, dù hầu hết các quy định có tính chất dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ không được ghi nhận ở Bộ Luật Dân sự thì các quy định đó vẫn đương nhiên là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam mà nòng cốt là Bộ Luật dân sự.
Như đã trình bày ở mục 01 nêu trên, chúng ta khẳng định lại rằng các quy định có tính chất dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật dân sự, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi quy định, đặc biệt các quy định cụ thể có tính chất đân sự chuyên sâu về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ đều phải đưa hết vào Bộ luật Dân sự. Khuôn khổ của Bộ luật dân sự hiện hành cũng không cho phép đưa hết các quy định cụ thể có tính chất đân sự chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ vào Bộ Luật Dân sự.
Chúng ta rất cần các đạo luật chuyên ngành để có thể quy định thật đầy đủ, cụ thể và minh bạch về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ cả ở góc độ dân sự và phi dân sự nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã được giải quyết vì Quốc hội đã có Nghị quyết cho phép xây dựng và trình thông qua hai đạo luật chuyên ngành này.
Khi xây dựng hai đạo luật chuyên ngành về sở hứu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ song song với Bộ luật Dân sự thì đương nhiên chúng ta phải giải quyết vấn đề Bộ luật Dân sự có cần tiếp tục quy định về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ hay không, và nếu cần thì quy định đến mức nào.
Hiện nay các chuyên gia đang còn có ý kiến khác nhau, nhưng được chia thành hai nhóm quan điểm với 02 phương án giải quyết mối quan hệ giữa hai đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ với Bộ Luật Dân sự như sau:
- Theo phương án thứ nhất, Bộ Luật dân sự chỉ nên giữ lại các quy định dân sự có tính chất chung nhất hay có tính nguyên tắc về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ và được phân tán vào các chỗ thích hợp của các chương mục từ phần I đến Phần V của Bộ Luật để bỏ hẳn các chương về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ ở Phần VI của Bộ luật vì các lý do sau đây:
+ Bộ luật dân sự (sửa đổi) là đạo luật gốc, quy định các nguyên tắc dân sự cơ bản áp dụng chung cho mọi quan hệ dân sự trong mọi lĩnh vực, chứ không nên có các quy định mang tính nguyên tắc đặc thùcủa từng lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực có luật chuyên ngành. Luật Sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ là hai đạo luật chuyên ngành, điều chỉnh các quan hệ dân sự và cả các quan hệ hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển gia công nghệ, trong đó các quy định dân sự chuyên biệt cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển gia công nghệ đều phải dựa trên cơ sở và phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật dân sự. Vì Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ là hai đạo luật chuyên ngành độc lập, nên trong hai đạo luật này cũng phải có các quy định mang tính nguyên tắc, kể cả nguyên tắc về quan hệ dân sự của lĩnh vực này.
+ Nếu trong Bộ luật dân sự (sửa đổi) cũng có các chương, phần quy định về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, cho dù là quy định mang tính nguyên tắc của các lĩnh vực này thì sẽ tạo thêm một tầng nấc văn bản về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, gây phức tạp khi vận dụng và viện dẫn pháp luật, dễ tạo ra sự chồng chéo, khó tránh khỏi sự không thống nhất về nội dung và khi cần sửa đổi các quy định để đáp ứng yêu cầu phát triển rất nhanh chóng của thực tiễn cuộc sống thì phải sửa đổi, bổ sung đồng thời cả Bộ Luật dân sự lẫn hai đạo luật chuyên ngành này.
+ Trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) không cần một chương hay phần riêng quy định về quyền sở hữu trí tuệ cũng như một chương hay phần riêng về chuyển giao công nghệ vì bên cạnh các quy định mang tính nguyên tắc dân sự chung chỉ cần có một vài nguyên tắc về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ là đủ. Ví dụ đối với sở hữu trí tuệ chỉ cần một điều tại Phần thứ hai về tài sản và quyền sở hữu để khẳng định về nguyên tắc : quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, được Nhà nước công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Việc đưa các quy định về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ vào thành một phần riêng trong Bộ luật Dân sự còn tạo ra một sự khác biệt về cấu trúc của hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ của nước ta so với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ của các nước khác trên thế giới. Nừu chúng ta có sự tương thích với pháp luật các nước về hai vấn đề này thì thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Theo phương án thứ hai, nên giữ nguyên các chương về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ ở Phần VI của Bộ Luật, nhưng lược giản tối đa, chỉ để lại một số ít điều quy định có tính chất nguyên tắc chung nhất về quan hệ dân sự trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ . Tất cả những vấn đề còn lại về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ sẽ được quy định trong các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ.
Những người ủng hộ phương án 02 cho rằng, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu cũng như chuyển giao công nghệ là các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân cho nên phải có vị trí xứng đáng trong Bộ Luật dân sự; giữ Phần thứ sáu về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, và chỉ để lại các quy định có tính nguyên tắc chung về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ một mặt thể hiện vai trò đạo luật gốc của Bộ luật dân sự, mặt khác để tránh phá vỡ cấu trúc vốn có của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, những người ủng hộ ý kiến này cũng không xác định được thế nào là nguyên tắc chung về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ và Dự thảo Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự sửa đổi (bản công bố để lấy ý kiến nhân dân) có quá nhiều quy định chi tiết, đặc biệt Chương Quyền tác giả hầu như vẫn bao gồm toàn bộ các quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Nếu so sánh lập luận của các chuyên gia bảo vệ 02 phương án nêu trên, chúng ta thấy cả 02 phương án đều đã có thực tiễn xử lý ngay trong Bộ Luật dân sự hiện hành. Ví dụ vấn đề hôn nhân và gia đình đã được xử lý theo phương án thứ nhất, vấn đề đất đai được xử lý theo phương án thứ hai. Cả hai phương án đều nhất trí phải có những quy định nhất định về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ trong Bộ Luật dân sự, nhưng khác nhau về mức độ quy định và có thiết kế thành các chương, phần riêng hay không.
Chúng ta có thể chọn phương án thứ hai với điều kiện không để chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ Luật dân sự và đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ đạo luật chuyên ngành về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên phương án này sẽ làm cho pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như về chuyển giao công nghệ có nhiều tầng nắc không cần thiết.
Chúng ta cũng có thể theo phương án thứ nhất với điều kiện các quy định chung về sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu được chỉnh sửa để bao quát được cả loại tài sản vô hình của các tổ chức, cá nhân là tài sản trí tuệ, bao quát cả vấn đề sở hữu và chuyển giao công nghệ. Đây là việc chúng ta hoàn toàn có thể làm được và sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, tránh được tình trạnh tản mạn, nhiều tầng nấc của pháp luật sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ.
Tóm lại, tôi cho rằng phương án thứ nhất ưu việt hơn. Chúng ta nên ủng hộ phương án này.
PGS, TS. Đoàn Năng
Vụ trưởng Vụ PC, Bộ KH&CN
Hiên nay Bộ Luật Dân năm 1995 sự đang được sửa đổi, bổ sung; đạo luật chuyên ngành thống nhất về sở hữu trí tuệ và đạo luật chuyên ngành về chuyển giao công nghệ cũng đã được Quốc hội cho phép soạn thảo và dự kiến sẽ đều được Quốc hội thông qua trong các năm 2005 và 2006. Vì vậy các cơ quan soạn thảo đang phải thảo luận để xác định ranh giới giữa Bộ Luật Dân sự và Luật Sở hữu trí tuệ, Luật chuyển giao công nghệ trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
Trong phạm vi bài này, tôi tập trung phân tích mối quan hệ giữa các đạo luật chuyên ngành về sở hứu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ với Bộ Luật Dân sự nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc xác định phạm vi, nội dung điều chỉnh cụ thể của các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ, về chuyển giao công nghệ và của chính Bộ Luật dân sự.
1. Hệ thống pháp luật dân sự của nước ta hiện nay – nhìn từ góc độ quan hệ với các đạo luật chuyên ngành có liên quan
Các quan hệ dân sự là loại quan hệ xã hội phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống, từ sản xuất kinh doanh đến sinh hoạt hàng ngày của con người. Các quan hệ đó bao gồm cả quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phi tài sản. Pháp luật dân sự quy định địa vị pháp lý của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, quyền, nghĩa vụ của các chủ thể trong giao lưu dân sự, xây dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự.
Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội có tính chất dân sự đòi hỏi phải có các nguyên tắc, phương pháp đặc thù. Các nguyên tắc, phương pháp đặc thù này đã được khẳng định trong Bộ Luật dân sự năm 1995. Song các quan hệ dân sự rất phong phú, đa dạng. Vì vậy, ngoài các nguyên tắc, phương pháp đặc thù chung của toàn bộ các quan hệ dân sự, các quan hệ dân sự trong từng lĩnh vực kinh tế – xã hội đều có những đặc điểm riêng của mình và đòi hỏi phải có các quy định đặc thù của pháp luật để điều chỉnh. Chính vì vậy các quy định của pháp luật dân sự nước ta hiện nay thực tế gồm 02 nhóm lớn là các quy định có tính nguyên tắc chung cho tất cả các lĩnh vực quan hệ dân sự và các quy định dân sự cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quy định có tính nguyên tắc chung cho mọi lĩnh vực quan hệ dân sự hiện nay được ghi nhận trong Bộ Luật Dân sự năm 1995, các quy định dân sự cụ thể cho từng lĩnh vực của đời sống xã hội được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành như thương mại, hàng hải, hàng không, đường bộ, đường sắt, bảo hiểm, v.v... Có thể khẳng định hệ thống các quy định của pháp luật dân sự Việt Nam bao gồm không chỉ các quy định của Bộ Luật Dân sự năm 1995 mà còn gồm cả các quy định dân sự chứa đựng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành thuộc nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Điều cần lưu ý ở đây là các văn bản pháp luật chuyên ngành không phải chỉ bao gồm các quy định có tính chất dân sự mà gồm cả các quy định phi dân sự.
Do Bộ Luật dân sự năm 1995 chỉ chủ yếu gồm các quy định chung, có tính chất nguyên tắc, cho nên phần lớn các quy định cụ thể phù hợp với đặc thù của các lĩnh vực quan hệ dân sự cụ thể của đời sống phải được xây dựng trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Tuy nhiên, các quy định dân sự cụ thể trong các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng trên cơ sở và nhằm thực hiện các quy định có tính nguyên tắc trong Bộ Luật Dân sự. Cũng có thể nói, các quy định dân sự trong các văn bản pháp luật chuyên ngành phải được xây dựng nhằm cụ thể hoá các quy định có tính nguyên tắc chung của Bộ Luật Dân sự vào lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội.
Như vậy, trong lĩnh vực dân sự, Bộ Luật dân sự là văn bản gốc hay đạo luật gốc. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, các quy định pháp luật dân sự phải là một hệ thống thống nhất trong đa dạng; không thể chấp nhận tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ Luật Dân sự và các quy định dân sự trong các văn bản pháp luật chuyên ngành. Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, không có cơ sở để bác bỏ việc xây dựng các quy định chung có tính nguyên tắc cho các lĩnh vực quan hệ xã hội chuyên ngành ngay trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, việc để các quy định có tính nguyên tắc này thành một điều, một mục, một chương hay một phần riêng trong Bộ luật này chỉ là vấn đề kỹ thuật. Ví dụ, vấn đề hôn nhân và gia đình được quy định thành các nguyên tắc tại các điều 35, 36, 37, 38, 39, 40 của Chương II Phần những quy định chung của Bộ Luật dân sự năm 1995, đồng thời Quốc hội ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình để điều chỉnh tất cả những vấn đề còn lại; vấn đề hợp đồng bảo hiểm được quy định tại các điều từ điều 571 đến điều 584 của Mục 11, chương XII, Phần thứ III Bộ Luật dân sự năm 1995, những vấn đề còn lại về bảo hiểm có văn bản pháp luật riêng để điều chỉnh; vấn đề chuyển quyền sử dụng đất được quy địnhtrong Phần thứ V của Bộ Luật dân sự năm 1995, các vấn khác về đất đai được quy định tại Luật Đất đai; v.v... Việc lựa chọn phương án nào hoàn toàn do cơ quan lập pháp quyết định cho đáp ứng yêu cầu cụ thể về nâng cao hiệu lực điều chỉnh pháp lý các mối quan hệ dân sự cụ thể.
Sự trùng lặp trong một số quy định của Bộ Luật dân sự năm 1995 với các đạo luật chuyên ngành liên quan là không tránh khỏi và đang tồn tại một cách khách quan. Về mặt lý luận, một sự trùng lặp có thể chấp nhận được nếu không gây mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi áp dụng pháp luật. Nói cách khác, chúng ta không sợ trùng lặp mà chỉ sợ mâu thuẫn, chồng chéo, gây khó khăn, phức tạp cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân khi áp dụng pháp luật.
Tóm lại, về một vấn đề dân sự, có thể vừa quy định tại Bộ Luật dân sự vừa quy định tại một hay thậm chí một số đạo luật chuyên ngành theo hướng Bộ Luật dân sự chỉ quy định nguyên tắc chung còn đạo luật chuyên ngành cụ thể hoá các quy định chung của Bộ Luật Dân sự vào điều kiện cụ thể của mỗi chuyên ngành, nhưng không được chồng chéo, mâu thuẫn nhau. Tuy nhiên nếu về cùng một vấn đề cụ thể mà có sự khác nhau (không phải mâu thuẫn hay chồng chéo) giữa Bộ Luật dân sự và quy định của đạo luật chuyên ngành thì phải cho phép áp dụng quy định cụ thể, đặc thù của đạo luật chuyên ngành, bởi vì quy định cụ thể của đạo luật chuyên ngành bảo đảm chỉ cụ thể hoá các quy định chung của Bộ Luật Dân sự vào điều kiện cụ thể của chuyên ngành.
Thực tiễn cho chúng ta thấy rằng, sẽ là thuận lợi hơn cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật, nếu Bộ Luật dân sự chỉ khẳng định quyền dân sự của các tổ chức, cá nhân, nhà nước bảo hộ quyền này của các tổ chức, cá nhân, còn tất cả các quy định cần phải được áp dụng được tập trung vào một văn bản chuyên ngành. Mặt khác cũng cần lưu ý rằng, thông thường Bộ Luật dân sự đòi hỏi phải có sự ổn định cao hơn, trong khi đó đối với những lĩnh vực quan hệ dân sự chuyên ngành cụ thể có khả năng biến đổi nhanh cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, việc tập trung các quy định dân sự cụ thể vào một văn bản chuyên ngành sẽ tạo điều kiện cho chúng ta dễ dàng hơn trong việc sửa đổi, bổ sung văn bản chuyên ngành, không phải đồng thời sửa đổi, bổ sung cùng một lúc cả Bộ Luật dân sự và đạo luật chuyên ngành liên quan. Đây cũng chính là một trong những vấn đề các cơ quan xây dựng pháp luật cần phải quan tâm nhằm tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi áp dụng pháp luật và cho cả chính mình.
2. Phương án xử lý mối quan hệ giữa Bộ luật Dân sự với các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ
Đối với nước ta, lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ đều là những lĩnh vực tương đối mới. Tronh những lĩnh vực này có nhiều loại quan hệ xã hội phát sinh và đều đòi hỏi phải được điều chính về mặt pháp lý. Có thể chia các quan hệ xã hội trong các lĩnh vực này thành một số loại chính sau đây: quan hệ dân sự, quan hệ hành chính, quan hệ hình sự, quan hệ tố tụng (bao gồm cả tố tụng hành chính, tố tụng dân sự và tố tụng hình sự).
Với cách phân chia nêu trên, có thể nói hệ thống các quy định hiện hành của pháp luật nước ta về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ bao gồm 04 nhóm chính như sau:
- Các quy phạm pháp luật dân sự;
- Các quy phạm pháp luật hành chính;
- Các quy phạm pháp luật hình sự;
- Các quy phạm pháp luật tố tụng.
Hiện nay các quy phạm pháp luật dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ đều được xây dựng trên cơ sở Phần thứ sáu của Bộ Luật Dân sự (Chương I và Chương II về sở hữu trí tuệ, Chương III về chuyển giao công nghệ). Các quy phạm pháp luật hành chính về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở các văn bản pháp luật về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan nhà nước và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1997 (được sửa đổi, bổ sung năm 2002). Các quy phạm pháp luật hình sự về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở Bộ Luật Hình sự năm 1999 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001). Các quy phạm pháp luật tố tụng về sở hữu trí tuệ được xây dựng trên cơ sở Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ Luật Tố tụng Dân sự, Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính v.v...
Để thi hành các bộ luật, luật và pháp lệnh nêu trên, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền khác đã ban hành một loạt văn bản dưới luật về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ hoặc có chứa đựng các quy định về/liên quan đến sở hữu trí tuệ, về/liên quan đến chuyển giao công nghệ.
Như vậy, có thể nói hệ thống các văn bản pháp luật về/liên quan đến sở hữu trí tuệ khá đồ sộ ( khoảng hơn 40 văn bản) và về/liên quan đến chuyển giao công nghệ cũng không nhỏ , bao gồm các văn bản thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như văn bản pháp luật dân sự, văn bản pháp luật hành chính, văn bản pháp luật hình sự, văn bản pháp luật về tố tụng v.v...
Cũng như các lĩnh vực chuyên ngành khác, Bộ luật Dân sự là trụ cột của toàn bộ hệ thống các quy định của pháp luật dân sự về SHTT và về chuyển giao công nghệ, bất kể các quy định đó được ghi nhận ở đâu.
Trên thực tế hiện nay các quy định dân sự chung nhất về SHTT và về chuyển gia công nghệ đều được ghi nhận trong Bộ Luật dân sự; một số quy định dân sự về/liên quan đến SHTT và về chuyển gia công nghệ được ghi nhận trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác; hầu hết các quy định còn lại, đặc biệt các quy định cụ thể về SHTT và về chuyển gia công nghệ được ghi nhận trong các văn bản quy phạm pháp luật cấp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và cấp Bộ, ngành. Tuy nhiên, theo cách lập luận tại Mục 1 ở trên, dù hầu hết các quy định có tính chất dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ không được ghi nhận ở Bộ Luật Dân sự thì các quy định đó vẫn đương nhiên là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật dân sự Việt Nam mà nòng cốt là Bộ Luật dân sự.
Như đã trình bày ở mục 01 nêu trên, chúng ta khẳng định lại rằng các quy định có tính chất dân sự về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ là bộ phận cấu thành của hệ thống pháp luật dân sự, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi quy định, đặc biệt các quy định cụ thể có tính chất đân sự chuyên sâu về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ đều phải đưa hết vào Bộ luật Dân sự. Khuôn khổ của Bộ luật dân sự hiện hành cũng không cho phép đưa hết các quy định cụ thể có tính chất đân sự chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ vào Bộ Luật Dân sự.
Chúng ta rất cần các đạo luật chuyên ngành để có thể quy định thật đầy đủ, cụ thể và minh bạch về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ cả ở góc độ dân sự và phi dân sự nhằm đáp ứng các yêu cầu của thực tiễn phát triển kinh tế – xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Vấn đề này đã được giải quyết vì Quốc hội đã có Nghị quyết cho phép xây dựng và trình thông qua hai đạo luật chuyên ngành này.
Khi xây dựng hai đạo luật chuyên ngành về sở hứu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ song song với Bộ luật Dân sự thì đương nhiên chúng ta phải giải quyết vấn đề Bộ luật Dân sự có cần tiếp tục quy định về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ hay không, và nếu cần thì quy định đến mức nào.
Hiện nay các chuyên gia đang còn có ý kiến khác nhau, nhưng được chia thành hai nhóm quan điểm với 02 phương án giải quyết mối quan hệ giữa hai đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ với Bộ Luật Dân sự như sau:
- Theo phương án thứ nhất, Bộ Luật dân sự chỉ nên giữ lại các quy định dân sự có tính chất chung nhất hay có tính nguyên tắc về sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ và được phân tán vào các chỗ thích hợp của các chương mục từ phần I đến Phần V của Bộ Luật để bỏ hẳn các chương về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển gia công nghệ ở Phần VI của Bộ luật vì các lý do sau đây:
+ Bộ luật dân sự (sửa đổi) là đạo luật gốc, quy định các nguyên tắc dân sự cơ bản áp dụng chung cho mọi quan hệ dân sự trong mọi lĩnh vực, chứ không nên có các quy định mang tính nguyên tắc đặc thùcủa từng lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực có luật chuyên ngành. Luật Sở hữu trí tuệ và Luật chuyển giao công nghệ là hai đạo luật chuyên ngành, điều chỉnh các quan hệ dân sự và cả các quan hệ hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ và chuyển gia công nghệ, trong đó các quy định dân sự chuyên biệt cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ và chuyển gia công nghệ đều phải dựa trên cơ sở và phù hợp với nguyên tắc cơ bản trong Bộ luật dân sự. Vì Luật Sở hữu trí tuệ và Luật Chuyển giao công nghệ là hai đạo luật chuyên ngành độc lập, nên trong hai đạo luật này cũng phải có các quy định mang tính nguyên tắc, kể cả nguyên tắc về quan hệ dân sự của lĩnh vực này.
+ Nếu trong Bộ luật dân sự (sửa đổi) cũng có các chương, phần quy định về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, cho dù là quy định mang tính nguyên tắc của các lĩnh vực này thì sẽ tạo thêm một tầng nấc văn bản về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, gây phức tạp khi vận dụng và viện dẫn pháp luật, dễ tạo ra sự chồng chéo, khó tránh khỏi sự không thống nhất về nội dung và khi cần sửa đổi các quy định để đáp ứng yêu cầu phát triển rất nhanh chóng của thực tiễn cuộc sống thì phải sửa đổi, bổ sung đồng thời cả Bộ Luật dân sự lẫn hai đạo luật chuyên ngành này.
+ Trong Bộ luật Dân sự (sửa đổi) không cần một chương hay phần riêng quy định về quyền sở hữu trí tuệ cũng như một chương hay phần riêng về chuyển giao công nghệ vì bên cạnh các quy định mang tính nguyên tắc dân sự chung chỉ cần có một vài nguyên tắc về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ là đủ. Ví dụ đối với sở hữu trí tuệ chỉ cần một điều tại Phần thứ hai về tài sản và quyền sở hữu để khẳng định về nguyên tắc : quyền sở hữu trí tuệ là quyền tài sản của cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác, được Nhà nước công nhận và bảo hộ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
+ Việc đưa các quy định về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ vào thành một phần riêng trong Bộ luật Dân sự còn tạo ra một sự khác biệt về cấu trúc của hệ thống quy phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ của nước ta so với hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ về chuyển giao công nghệ của các nước khác trên thế giới. Nừu chúng ta có sự tương thích với pháp luật các nước về hai vấn đề này thì thuận lợi hơn cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Theo phương án thứ hai, nên giữ nguyên các chương về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ ở Phần VI của Bộ Luật, nhưng lược giản tối đa, chỉ để lại một số ít điều quy định có tính chất nguyên tắc chung nhất về quan hệ dân sự trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ cũng như trong lĩnh vực chuyển giao công nghệ . Tất cả những vấn đề còn lại về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ sẽ được quy định trong các đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ.
Những người ủng hộ phương án 02 cho rằng, quyền sở hữu trí tuệ và quyền sở hữu cũng như chuyển giao công nghệ là các quyền dân sự cơ bản của tổ chức, cá nhân cho nên phải có vị trí xứng đáng trong Bộ Luật dân sự; giữ Phần thứ sáu về quyền sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, và chỉ để lại các quy định có tính nguyên tắc chung về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ một mặt thể hiện vai trò đạo luật gốc của Bộ luật dân sự, mặt khác để tránh phá vỡ cấu trúc vốn có của Bộ luật dân sự. Tuy nhiên, những người ủng hộ ý kiến này cũng không xác định được thế nào là nguyên tắc chung về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ và Dự thảo Phần thứ sáu Bộ luật Dân sự sửa đổi (bản công bố để lấy ý kiến nhân dân) có quá nhiều quy định chi tiết, đặc biệt Chương Quyền tác giả hầu như vẫn bao gồm toàn bộ các quy định cụ thể của Bộ luật Dân sự hiện hành.
Nếu so sánh lập luận của các chuyên gia bảo vệ 02 phương án nêu trên, chúng ta thấy cả 02 phương án đều đã có thực tiễn xử lý ngay trong Bộ Luật dân sự hiện hành. Ví dụ vấn đề hôn nhân và gia đình đã được xử lý theo phương án thứ nhất, vấn đề đất đai được xử lý theo phương án thứ hai. Cả hai phương án đều nhất trí phải có những quy định nhất định về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ trong Bộ Luật dân sự, nhưng khác nhau về mức độ quy định và có thiết kế thành các chương, phần riêng hay không.
Chúng ta có thể chọn phương án thứ hai với điều kiện không để chồng chéo và mâu thuẫn giữa các quy định của Bộ Luật dân sự và đạo luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ đạo luật chuyên ngành về chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên phương án này sẽ làm cho pháp luật về sở hữu trí tuệ cũng như về chuyển giao công nghệ có nhiều tầng nắc không cần thiết.
Chúng ta cũng có thể theo phương án thứ nhất với điều kiện các quy định chung về sở hữu, bảo vệ quyền sở hữu được chỉnh sửa để bao quát được cả loại tài sản vô hình của các tổ chức, cá nhân là tài sản trí tuệ, bao quát cả vấn đề sở hữu và chuyển giao công nghệ. Đây là việc chúng ta hoàn toàn có thể làm được và sẽ có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong việc áp dụng pháp luật về sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ, tránh được tình trạnh tản mạn, nhiều tầng nấc của pháp luật sở hữu trí tuệ và về chuyển giao công nghệ.
Tóm lại, tôi cho rằng phương án thứ nhất ưu việt hơn. Chúng ta nên ủng hộ phương án này.
PGS, TS. Đoàn Năng
Vụ trưởng Vụ PC, Bộ KH&CN