Góp ý Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ
Ý kiến liên quan đến quyền yêu cầu xử lý:
Cơ quan thực thi Quyền SHTT (Đ236): thẩm quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thực thi Quyền SHTT.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan là chưa đủ, kiểm soát được cửa khẩu không thuần túy thuộc vấn đề của Hải quan mà còn có bộ đội biên phòng. Do đó nên bổ sung thêm bộ đội biên phòng để không bị giới hạn (bộ đội biên phòng không thể nói đây không phải thẩm quyền hay trách nhiệm của họ)
Giám định SHTT (Điều 238):
Trên thực tế hiện nay giám định SHTT chỉ có Cục SHTT, kể cả vụ việc tranh chấp về SHTT đưa ra Tòa án, bản thân Tòa án cũng sẽ quay lại Cục SHTT hỏi ý kiến Cục SHTT trước khi đưa ra quyết định . Có được một định nghĩa về giám định SHTT là rất tốt và rất mở, có tính cấp tiến rất cao nhưng vì định nghĩa trong dự thảo mang tính chất rất chung chung. Là tổ chức cá nhân có thẩm quyền, có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Điều này đặt ra có hai khả năng: một là Đại diện SHTT có thể là cơ quan Giám định SHTT hay không? Dựa vào định nghĩa này là hoàn toàn thích hợp nhưng nếu trong trường hợp một vụ việc có hai ý kiến khác nhau của hai đại diện SHCN lúc này sẽ nghe ai? xin ý kiến của Hiệp hội SHTT.
Nhưng hiệp hội SHTT sẽ làm gì khi họ nhận được yêu cầu này. Họ lại quay ngược lại hỏi các đại diện SHTT và sẽ lấy biểu quyết dựa trên số lượng của các đại diện SHTT. Vậy thì bản chất của giám định SHTT này dựa vào vấn đề gì? Bởi vì giám định về SHTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vấn đề các biện pháp thực thi quyền SHTT. Do đó Dự thảo cũng cần làm rõ những cơ quan nào và những ai, người có nghiệp vụ chuyên môn về SHTT (nghiệp vụ chuyên môn này có cần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước hay không) hay chỉ cần có kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong lĩnh vực này và Nhà nước có thừa nhận chuyện đó hay không.
Trong trường hợp giám định sai, hệ quả của nó sẽ là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm đối với vấn đề giám định sai? Trường hợp người đại diện SHTT là người được đưa ra kết quả giám định thì tại sao không được quy định vào Dự thảo , việc quy định trên luật, luật hóa vai trò và vị trí của đại diện SHTT trong vấn đề giám định sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính người đại diện.
Giám định là một nghề, nếu giám định SHTT cũng là một nghề thì nó có tương ứng với đại diện SHTT hay nó tương ứng một nghề nghiệp gì.
Đưa ra một khái niệm mới tất yếu sẽ có rất nhiều hệ luỵ đi cùng
Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Đ240):
Khoản 2 : Tất cả những nghĩa vụ này về bản chất là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên những tài liệu được liệt kê hoàn toàn đã có trong hệ thống dữ liệu cơ quan Nhà nước mà cụ thể ở đây là Cục SHTT và Cục Bản quyền tác giả.
Giả sử sự việc không có tính cấp bách, Nhà nước hoàn toàn có thể yêu cầu hoặc đương sự có thể đề nghị nộp bổ sung các giấy tờ này. Nhưng trong những tình huống khẩn thiết, nếu vẫn đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các tài liệu như thế này thì có thực sự cần thiết và có bảo đảm tính cấp thiết trong vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp không?
Dự thảo cần có thêm điều khoản : trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và khi có ý kiến của Cục SHTT hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề thông tin dữ liệu này thì bên nguyên đơn không cần thiết cung cấp các thông tin như trên.
Vấn đề xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại (Đ243):
Câu đầu tiên của khoản 1 rất là phù hợp nhưng cần ghi rõ thêm là tùy thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế.
Không nên ấn định mức 200 triệu đồng. Ngoài thiệt hại về vật chất, doanh thu sẽ có những thiệt hại về uy tín, chia sẻ thị phần, thị trường, nhận thức của người tiêu dùng, tất cả những cái đó nếu nguyên đơn chứng minh được thì Tòa án có thể tuyên dựa trên thực tế mà người ta có thể chứng minh được . Hiện nay, Việt Nam chúng ta chưa có khả năng xảy ra tranh chấp gì về patent nhưng nếu 1 công thức để chế tạo thuốc (VD thuốc chữa bệnh AIDS) bị vi phạm tại Việt Nam thì giá trị thực tế bị thiệt hại có thể lên rất nhiều triệu USD, chứ không thể 200 triệu. Nếu chúng ta ấn định mức 200 triệu này thì chúng ta lại nhanh chóng sửa dự luật.
Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 244):
Chủ thể nắm giữ quyền SHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại….(khoản 2a). Làm thế nào chứng minh được là đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại??
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Đ246):
Nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hoặc 20 triệu đồng trong trường hợp không thể xác định được giá trị của hàng hóa đó (khoản 2a). Liệu trên thế giới có tiền lệ nào mà phải nộp 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Và 20 triệu này dựa trên cơ sở nào mà chúng ta có thể đưa ra.
Cần làm rõ nguyên tắc tính giá : Giá trị hàng hóa này là giá trị hàng hóa tính trên sản phẩm là hàng hóa thực sự, giá hàng thực hay là giá của hàng giả, hàng nhái sẽ được bán. Khi đã gọi là có hàng vi phạm thì sẽ có 2 loại giá: giá của hàng thực hiện nay và giá của nhà sản xuất hàng giả, sẽ tính dựa trên giá nào? cơ sở nào đưa ra mức 20% hay 20 triệu.
Ở các nước, đối với một số hãng lớn hay một số tập đoàn lớn, tổ chức Hải quan có một bảng gọi là chứng từ bảo lãnh của Ngân hàng với một giá trị nhất định trong cả một thời gian là 12 tháng, bất cứ khi nào trong thời gian hiệu lực của chứng từ bảo lãnh, khi có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đều có thể được xem xét mà không cần phải quan tâm giá trị của lô hàng vi phạm là bao nhiêu?
Vậy liệu chúng ta có thể nên áp dụng một nguyên tắc chung thống nhất về vấn đề bảo lãnh của Ngân hàng với một giá trị nhất định, trong toàn bộ thời gian giá trị hiệu lực của tờ bảo lãnh Ngân hàng này, cơ quan hay bản thân nguyên đơn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần căn cứ dựa trên cơ sở 20% hay 20 triệu, khi đó sẽ giải quyết được bài toán khó về tính giá trị. Đối với hàng giả thì thật sự giá trị này là rất khó tính.
Bà Nguyễn Lan Hương
Giám đốc New Asia
Cơ quan thực thi Quyền SHTT (Đ236): thẩm quyền áp dụng các biện pháp đảm bảo thực thi Quyền SHTT.
Việc áp dụng biện pháp kiểm soát biên giới chỉ thuộc thẩm quyền của cơ quan Hải quan là chưa đủ, kiểm soát được cửa khẩu không thuần túy thuộc vấn đề của Hải quan mà còn có bộ đội biên phòng. Do đó nên bổ sung thêm bộ đội biên phòng để không bị giới hạn (bộ đội biên phòng không thể nói đây không phải thẩm quyền hay trách nhiệm của họ)
Giám định SHTT (Điều 238):
Trên thực tế hiện nay giám định SHTT chỉ có Cục SHTT, kể cả vụ việc tranh chấp về SHTT đưa ra Tòa án, bản thân Tòa án cũng sẽ quay lại Cục SHTT hỏi ý kiến Cục SHTT trước khi đưa ra quyết định . Có được một định nghĩa về giám định SHTT là rất tốt và rất mở, có tính cấp tiến rất cao nhưng vì định nghĩa trong dự thảo mang tính chất rất chung chung. Là tổ chức cá nhân có thẩm quyền, có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn. Điều này đặt ra có hai khả năng: một là Đại diện SHTT có thể là cơ quan Giám định SHTT hay không? Dựa vào định nghĩa này là hoàn toàn thích hợp nhưng nếu trong trường hợp một vụ việc có hai ý kiến khác nhau của hai đại diện SHCN lúc này sẽ nghe ai? xin ý kiến của Hiệp hội SHTT.
Nhưng hiệp hội SHTT sẽ làm gì khi họ nhận được yêu cầu này. Họ lại quay ngược lại hỏi các đại diện SHTT và sẽ lấy biểu quyết dựa trên số lượng của các đại diện SHTT. Vậy thì bản chất của giám định SHTT này dựa vào vấn đề gì? Bởi vì giám định về SHTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với vấn đề các biện pháp thực thi quyền SHTT. Do đó Dự thảo cũng cần làm rõ những cơ quan nào và những ai, người có nghiệp vụ chuyên môn về SHTT (nghiệp vụ chuyên môn này có cần phải đăng ký với cơ quan Nhà nước hay không) hay chỉ cần có kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong lĩnh vực này và Nhà nước có thừa nhận chuyện đó hay không.
Trong trường hợp giám định sai, hệ quả của nó sẽ là gì? Ai sẽ chịu trách nhiệm đối với vấn đề giám định sai? Trường hợp người đại diện SHTT là người được đưa ra kết quả giám định thì tại sao không được quy định vào Dự thảo , việc quy định trên luật, luật hóa vai trò và vị trí của đại diện SHTT trong vấn đề giám định sẽ nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính người đại diện.
Giám định là một nghề, nếu giám định SHTT cũng là một nghề thì nó có tương ứng với đại diện SHTT hay nó tương ứng một nghề nghiệp gì.
Đưa ra một khái niệm mới tất yếu sẽ có rất nhiều hệ luỵ đi cùng
Quyền và nghĩa vụ chứng minh của đương sự (Đ240):
Khoản 2 : Tất cả những nghĩa vụ này về bản chất là hoàn toàn đúng. Tuy nhiên những tài liệu được liệt kê hoàn toàn đã có trong hệ thống dữ liệu cơ quan Nhà nước mà cụ thể ở đây là Cục SHTT và Cục Bản quyền tác giả.
Giả sử sự việc không có tính cấp bách, Nhà nước hoàn toàn có thể yêu cầu hoặc đương sự có thể đề nghị nộp bổ sung các giấy tờ này. Nhưng trong những tình huống khẩn thiết, nếu vẫn đòi hỏi phải cung cấp đầy đủ các tài liệu như thế này thì có thực sự cần thiết và có bảo đảm tính cấp thiết trong vấn đề áp dụng các biện pháp khẩn cấp không?
Dự thảo cần có thêm điều khoản : trong trường hợp áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời và khi có ý kiến của Cục SHTT hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề thông tin dữ liệu này thì bên nguyên đơn không cần thiết cung cấp các thông tin như trên.
Vấn đề xác định thiệt hại và mức bồi thường thiệt hại (Đ243):
Câu đầu tiên của khoản 1 rất là phù hợp nhưng cần ghi rõ thêm là tùy thuộc vào mức độ thiệt hại thực tế.
Không nên ấn định mức 200 triệu đồng. Ngoài thiệt hại về vật chất, doanh thu sẽ có những thiệt hại về uy tín, chia sẻ thị phần, thị trường, nhận thức của người tiêu dùng, tất cả những cái đó nếu nguyên đơn chứng minh được thì Tòa án có thể tuyên dựa trên thực tế mà người ta có thể chứng minh được . Hiện nay, Việt Nam chúng ta chưa có khả năng xảy ra tranh chấp gì về patent nhưng nếu 1 công thức để chế tạo thuốc (VD thuốc chữa bệnh AIDS) bị vi phạm tại Việt Nam thì giá trị thực tế bị thiệt hại có thể lên rất nhiều triệu USD, chứ không thể 200 triệu. Nếu chúng ta ấn định mức 200 triệu này thì chúng ta lại nhanh chóng sửa dự luật.
Vấn đề áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Điều 244):
Chủ thể nắm giữ quyền SHTT có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại….(khoản 2a). Làm thế nào chứng minh được là đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại??
Nghĩa vụ của người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời (Đ246):
Nộp khoản tiền bằng 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; hoặc 20 triệu đồng trong trường hợp không thể xác định được giá trị của hàng hóa đó (khoản 2a). Liệu trên thế giới có tiền lệ nào mà phải nộp 20% giá trị hàng hóa cần áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hay không. Và 20 triệu này dựa trên cơ sở nào mà chúng ta có thể đưa ra.
Cần làm rõ nguyên tắc tính giá : Giá trị hàng hóa này là giá trị hàng hóa tính trên sản phẩm là hàng hóa thực sự, giá hàng thực hay là giá của hàng giả, hàng nhái sẽ được bán. Khi đã gọi là có hàng vi phạm thì sẽ có 2 loại giá: giá của hàng thực hiện nay và giá của nhà sản xuất hàng giả, sẽ tính dựa trên giá nào? cơ sở nào đưa ra mức 20% hay 20 triệu.
Ở các nước, đối với một số hãng lớn hay một số tập đoàn lớn, tổ chức Hải quan có một bảng gọi là chứng từ bảo lãnh của Ngân hàng với một giá trị nhất định trong cả một thời gian là 12 tháng, bất cứ khi nào trong thời gian hiệu lực của chứng từ bảo lãnh, khi có yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì đều có thể được xem xét mà không cần phải quan tâm giá trị của lô hàng vi phạm là bao nhiêu?
Vậy liệu chúng ta có thể nên áp dụng một nguyên tắc chung thống nhất về vấn đề bảo lãnh của Ngân hàng với một giá trị nhất định, trong toàn bộ thời gian giá trị hiệu lực của tờ bảo lãnh Ngân hàng này, cơ quan hay bản thân nguyên đơn hoàn toàn có thể yêu cầu cơ quan áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời mà không cần căn cứ dựa trên cơ sở 20% hay 20 triệu, khi đó sẽ giải quyết được bài toán khó về tính giá trị. Đối với hàng giả thì thật sự giá trị này là rất khó tính.
Bà Nguyễn Lan Hương
Giám đốc New Asia