Bảo hộ nổi sở hữu trí tuệ: 5 thầy, thối “ma”
Bảo hộ nổi sở hữu trí tuệ: 5 thầy, thối "ma"
(VietNamNet) - Trong diễn đàn mới đây về xây dựng pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT), đại diện các cơ quan thực thi quyền SHTT đều có chung nhận định:
tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Các vụ vi phạm, tái vi phạm về sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ và bản quyền doanh nghiệp dường như không giảm. Thậm chí tái phạm với quy mô và mức độ nặng hơn.
Ông Đoàn Năng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học công nghệ cho rằng: nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các quy định pháp luật và việc thực thị quyền SHTT còn nhiều điểm bất cập; việc tổ chức các hoạt động thực thi quyền SHTT chưa có hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được tốt.
Khi hai Bộ chống nhau!
Một vụ việc nhỏ nhưng có thể được xem là điển hình về việc chồng chéo và thiếu hiệu quả trong thực thi bảo hộ SHTT của các cơ quan chức năng là vụ "Gấu Misa" diễn ra cách đây không lâu. Vụ việc này đã có xung đột pháp luật giữa Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá thông tin.
Công ty dược phẩm Quang Minh và Công ty Đông Nam dược Trường Sơn tranh chấp nhau về kiểu dáng bao bì và cách thể hiện nhãn mác kem xoa bóp gấu Misa. Công ty Quang Minh đăng ký bảo hộ quyền tác giả Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả và được cơ quan này bảo vệ; ngược lại. Công ty Trường Sơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ về nhãn hiệu và kiểu dáng nên cũng được cơ quan này cho là đúng.
Khi lực lượng quản lý thị trường xử lý, hai cơ quan ra hai quyết định mà văn bản nào cũng có hiệu lực, không văn bản nào phủ quyết được văn bản nào. Hậu quả là cơ quan bắt giữ không tài nào xử lý được, doanh nghiệp thì vướng vào kiện cáo, kinh doanh bị ảnh hưởng. Cũng may, tình huống xấu nhất là doanh nghiệp kiện cơ quan bắt giữ do xử lý vụ việc quá lâu đã không xảy ra.
Ông Vương Tiến Dũng - Chi cục phó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, đây là một kẽ hở pháp luật cần được xóa bỏ ngay để tránh các trường hợp tương tự. Theo ông Dũng, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT hiện tại có khá nhiều quy định cùng chung một vấn đề, song ranh giới không rõ ràng, minh bạch lại thiếu chế tài nên việc xử lý đã khó lại càng thêm khó. Bên cạnh đó, việc quy định chất lượng tối thiểu như thế nào để xác định là hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm nhãn hiệu trùng đến bao nhiêu phần trăm bị coi là hàng giả… đều chưa có quy định rõ ràng.
Nhiều cơ quan có chức năng nhưng ai chịu trách nhiệm chính?
Theo các chuyên gia về quản lý thương mại, hiện nay, có 5 cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm thực thi bảo hộ SHTT như: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan công an; quản lý thị trường; Hải quan; thanh tra khoa học công nghệ và thanh tra văn hoá thông tin.
Trong các cơ quan này, ngoại trừ Hải quan là lực lượng thực thi bảo hộ SHTT ở cửa khẩu, biên giới, còn lại, các cơ quan tập trung thực thi bảo hộ SHTT trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, theo ông Dũng, các cơ quan trên thường không có sự phối hợp với nhau. Không có cơ quan nào đóng vai trò chủ trì điều phối chung; chưa có cơ quan nào được giao trách nhiệm chính về một ngành hàng hay địa giới hành chính khi xảy ra các vi phạm SHTT.
Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều người làm cùng một việc nhưng lại mạnh ai nấy làm, dễ làm khó bỏ; chồng chéo và hiệu quả thấp.
Đấy là chưa kể đến việc nhiều ngành chức năng và mỗi ngành lại áp dụng những trình tự thủ tục về SHTT khác nhau. Chưa có quy định thống nhất của Chính phủ nên các doanh nghiệp khi bị xâm hại đến gõ cửa các cơ quan bị đòi quá nhiều thủ tục rồi chuyển qua - chuyển lại rất phiền hà khiến cho họ nản lòng khi đi khiếu kiện về SHTT.
Một nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm SHTT gia tăng và tồn tại lâu dài là do mức xử phạt hiện nay quá thấp, chủ yếu là phạt hành chính, mang tính chất cảnh cáo, mỗi ngành lại áp dụng mức khác nhau nên không đủ sức răn đe. Tỷ lệ tái phạm cao trong hầu hết các vụ vi phạm SHTT đã phần nào phản ánh vấn đề này.
Việt Nam đang bị xem là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm SHTT rất cao.
Điều này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thu hút đầu tư khi gia nhập WTO.
SHTT là một trong 3 trụ cột của WTO cùng với các cam kết về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ. Việc thực thi quyền SHTT cũng là một yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đây cũng là điều kiện để tham gia WTO. Yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ SHTT đang cần được tiến hành gấp rút, đồng bộ và khoa học vì thời điểm gia nhập WTO đã đến rất gần.
•Đông Hiếu - 10/11/2005
(VietNamNet) - Trong diễn đàn mới đây về xây dựng pháp luật bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT), đại diện các cơ quan thực thi quyền SHTT đều có chung nhận định:
tình trạng xâm phạm quyền SHTT đang ngày càng nghiêm trọng và phổ biến. Các vụ vi phạm, tái vi phạm về sản xuất, kinh doanh nhãn hiệu, kiểu dáng, xuất xứ và bản quyền doanh nghiệp dường như không giảm. Thậm chí tái phạm với quy mô và mức độ nặng hơn.
Ông Đoàn Năng - Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Bộ Khoa học công nghệ cho rằng: nguyên nhân chủ yếu vẫn là do các quy định pháp luật và việc thực thị quyền SHTT còn nhiều điểm bất cập; việc tổ chức các hoạt động thực thi quyền SHTT chưa có hiệu quả, cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng chưa được tốt.
Khi hai Bộ chống nhau!
Một vụ việc nhỏ nhưng có thể được xem là điển hình về việc chồng chéo và thiếu hiệu quả trong thực thi bảo hộ SHTT của các cơ quan chức năng là vụ "Gấu Misa" diễn ra cách đây không lâu. Vụ việc này đã có xung đột pháp luật giữa Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả - Bộ Văn hoá thông tin.
Công ty dược phẩm Quang Minh và Công ty Đông Nam dược Trường Sơn tranh chấp nhau về kiểu dáng bao bì và cách thể hiện nhãn mác kem xoa bóp gấu Misa. Công ty Quang Minh đăng ký bảo hộ quyền tác giả Mỹ thuật ứng dụng tại Cục Bản quyền tác giả và được cơ quan này bảo vệ; ngược lại. Công ty Trường Sơn đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học Công nghệ về nhãn hiệu và kiểu dáng nên cũng được cơ quan này cho là đúng.
Khi lực lượng quản lý thị trường xử lý, hai cơ quan ra hai quyết định mà văn bản nào cũng có hiệu lực, không văn bản nào phủ quyết được văn bản nào. Hậu quả là cơ quan bắt giữ không tài nào xử lý được, doanh nghiệp thì vướng vào kiện cáo, kinh doanh bị ảnh hưởng. Cũng may, tình huống xấu nhất là doanh nghiệp kiện cơ quan bắt giữ do xử lý vụ việc quá lâu đã không xảy ra.
Ông Vương Tiến Dũng - Chi cục phó, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội cho rằng, đây là một kẽ hở pháp luật cần được xóa bỏ ngay để tránh các trường hợp tương tự. Theo ông Dũng, hệ thống văn bản pháp luật về SHTT hiện tại có khá nhiều quy định cùng chung một vấn đề, song ranh giới không rõ ràng, minh bạch lại thiếu chế tài nên việc xử lý đã khó lại càng thêm khó. Bên cạnh đó, việc quy định chất lượng tối thiểu như thế nào để xác định là hàng kém chất lượng, hàng giả; vi phạm nhãn hiệu trùng đến bao nhiêu phần trăm bị coi là hàng giả… đều chưa có quy định rõ ràng.
Nhiều cơ quan có chức năng nhưng ai chịu trách nhiệm chính?
Theo các chuyên gia về quản lý thương mại, hiện nay, có 5 cơ quan được Chính phủ giao trách nhiệm thực thi bảo hộ SHTT như: Ủy ban nhân dân các cấp; cơ quan công an; quản lý thị trường; Hải quan; thanh tra khoa học công nghệ và thanh tra văn hoá thông tin.
Trong các cơ quan này, ngoại trừ Hải quan là lực lượng thực thi bảo hộ SHTT ở cửa khẩu, biên giới, còn lại, các cơ quan tập trung thực thi bảo hộ SHTT trong thị trường nội địa. Tuy nhiên, theo ông Dũng, các cơ quan trên thường không có sự phối hợp với nhau. Không có cơ quan nào đóng vai trò chủ trì điều phối chung; chưa có cơ quan nào được giao trách nhiệm chính về một ngành hàng hay địa giới hành chính khi xảy ra các vi phạm SHTT.
Thực tế này dẫn đến tình trạng, nhiều người làm cùng một việc nhưng lại mạnh ai nấy làm, dễ làm khó bỏ; chồng chéo và hiệu quả thấp.
Đấy là chưa kể đến việc nhiều ngành chức năng và mỗi ngành lại áp dụng những trình tự thủ tục về SHTT khác nhau. Chưa có quy định thống nhất của Chính phủ nên các doanh nghiệp khi bị xâm hại đến gõ cửa các cơ quan bị đòi quá nhiều thủ tục rồi chuyển qua - chuyển lại rất phiền hà khiến cho họ nản lòng khi đi khiếu kiện về SHTT.
Một nguyên nhân khiến tình trạng vi phạm SHTT gia tăng và tồn tại lâu dài là do mức xử phạt hiện nay quá thấp, chủ yếu là phạt hành chính, mang tính chất cảnh cáo, mỗi ngành lại áp dụng mức khác nhau nên không đủ sức răn đe. Tỷ lệ tái phạm cao trong hầu hết các vụ vi phạm SHTT đã phần nào phản ánh vấn đề này.
Việt Nam đang bị xem là một trong những nước có tỷ lệ vi phạm SHTT rất cao.
Điều này, sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động thu hút đầu tư khi gia nhập WTO.
SHTT là một trong 3 trụ cột của WTO cùng với các cam kết về thương mại hàng hoá, thương mại dịch vụ. Việc thực thi quyền SHTT cũng là một yêu cầu bắt buộc khi Việt Nam tham gia ký kết Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và đây cũng là điều kiện để tham gia WTO. Yêu cầu xây dựng hệ thống pháp luật bảo hộ SHTT đang cần được tiến hành gấp rút, đồng bộ và khoa học vì thời điểm gia nhập WTO đã đến rất gần.
•Đông Hiếu - 10/11/2005