Tăng đấu thầu để chống tham nhũng
Tăng đấu thầu để chống tham nhũng
Vn Express - 21/8/2005
Mở đầu phiên họp đại biểu chuyên trách cho ý kiến Dự luật đấu thầu sáng 20/8, Phó chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được yêu cầu các đại biểu thẳng thắn nêu quan điểm đóng góp xây dựng luật vì đây là một công cụ quan trọng chống tiêu cực, tham nhũng.
Phó chủ tịch cho hay, trong nhiều chuyến công tác, ông nghe người dân TP HCM kêu rất nhiều về tình trạng ngập úng. Nhiều dự án đã được phê duyệt để khắc phục nhưng đều do các công ty trực thuộc của chủ đầu tư được chỉ định thầu thực hiện. Làm được một thời gian thì hết vốn, ngân hàng cũng không dám cho vay khiến công trình chịu cảnh dở dang, vốn nhà nước lãng phí mà người dân vẫn khổ. Ông Được đề nghị cần đưa quy định chặt chẽ vào luật để tách hẳn các công ty này khỏi chỉ đạo của cơ quan chủ quản.
Quy định dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên thì phải đấu thầu vấp phải sự phản đối của nhiều đại biểu. Ông Phan Trung Lý cho rằng, đã là tài sản của nhà nước thì một đồng cũng quý, ở nhiều nước 1 USD cũng phải đấu thầu, nếu theo quy định này nhiều dự án có số tiền lớn sẽ bị loại. Chẳng hạn có dự án xây lắp khoảng 10.000 tỷ đồng, vốn nhà nước gần 3.000 tỷ theo quy định không phải đấu thầu. Đây có thể là kẽ hở nảy sinh tiêu cực gây thất thoát lớn. Theo quan điểm của ông Lý, nên hạ tỷ lệ trên xuống 10%.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng cần quy định chặt chẽ, có cơ chế kiểm soát để các bên tham gia dự án muốn tham ô, muốn lợi dụng cũng không được. "Làm thế nào để có cơ chế khách quan giữa các bộ chủ quản và công ty thành viên. Chủ dự án lại là người ra đầu bài, chấm bài thì ai chẳng muốn ưu tiên cho con đẻ", ông Yểu góp ý.
Có đại biểu còn mạnh dạn đề nghị phải đấu thầu tất cả các dự án có vốn nhà nước chứ không nên để hạn mức rộng như trên.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc, năm 2004 chỉ định hoặc đấu thầu khép kín chiếm tới 51% các gói thầu trên toàn quốc. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhà thầu liên kết móc ngoặc dưới dạng "quân xanh, quân đỏ" và gây ra nhiều tiêu cực sau này. Chính vì vậy, tiêu chí lựa chọn chỉ định thầu cũng được nhiều đại biểu đề nghị xem xét lại.
Theo điều 22, chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp gói thầu đặc biệt liên quan đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia do Thủ tướng xem xét quyết định. Theo đại biểu Lý quy định như vậy là quá chung chung vì dự án nào chả liên quan đến lợi ích quốc gia. Ông đề nghị thắt lại diện ưu tiên này ở các gói thầu liên quan đến bí mật quốc gia và trong các trường hợp bất khả kháng.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban kinh tế ngân sách cho rằng hoạt động đấu thầu không chỉ được điều chỉnh trong luật này mà còn do nhiều văn bản khác điều chỉnh như Luật Xây dựng, Luật Thương mại, Luật Dầu khí... nên cần nghiên cứu toàn diện xây dựng đồng bộ với các luật khác. Dự luật này sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông quan tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay.
Việt Phong
Vn Express - 21/8/2005
Mở đầu phiên họp đại biểu chuyên trách cho ý kiến Dự luật đấu thầu sáng 20/8, Phó chủ tịch Quốc hội Trương Quang Được yêu cầu các đại biểu thẳng thắn nêu quan điểm đóng góp xây dựng luật vì đây là một công cụ quan trọng chống tiêu cực, tham nhũng.
Phó chủ tịch cho hay, trong nhiều chuyến công tác, ông nghe người dân TP HCM kêu rất nhiều về tình trạng ngập úng. Nhiều dự án đã được phê duyệt để khắc phục nhưng đều do các công ty trực thuộc của chủ đầu tư được chỉ định thầu thực hiện. Làm được một thời gian thì hết vốn, ngân hàng cũng không dám cho vay khiến công trình chịu cảnh dở dang, vốn nhà nước lãng phí mà người dân vẫn khổ. Ông Được đề nghị cần đưa quy định chặt chẽ vào luật để tách hẳn các công ty này khỏi chỉ đạo của cơ quan chủ quản.
Quy định dự án có sử dụng vốn nhà nước từ 30% trở lên thì phải đấu thầu vấp phải sự phản đối của nhiều đại biểu. Ông Phan Trung Lý cho rằng, đã là tài sản của nhà nước thì một đồng cũng quý, ở nhiều nước 1 USD cũng phải đấu thầu, nếu theo quy định này nhiều dự án có số tiền lớn sẽ bị loại. Chẳng hạn có dự án xây lắp khoảng 10.000 tỷ đồng, vốn nhà nước gần 3.000 tỷ theo quy định không phải đấu thầu. Đây có thể là kẽ hở nảy sinh tiêu cực gây thất thoát lớn. Theo quan điểm của ông Lý, nên hạ tỷ lệ trên xuống 10%.
Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn Yểu cũng đồng tình với quan điểm này. Ông cho rằng cần quy định chặt chẽ, có cơ chế kiểm soát để các bên tham gia dự án muốn tham ô, muốn lợi dụng cũng không được. "Làm thế nào để có cơ chế khách quan giữa các bộ chủ quản và công ty thành viên. Chủ dự án lại là người ra đầu bài, chấm bài thì ai chẳng muốn ưu tiên cho con đẻ", ông Yểu góp ý.
Có đại biểu còn mạnh dạn đề nghị phải đấu thầu tất cả các dự án có vốn nhà nước chứ không nên để hạn mức rộng như trên.
Theo báo cáo của Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc, năm 2004 chỉ định hoặc đấu thầu khép kín chiếm tới 51% các gói thầu trên toàn quốc. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho nhà thầu liên kết móc ngoặc dưới dạng "quân xanh, quân đỏ" và gây ra nhiều tiêu cực sau này. Chính vì vậy, tiêu chí lựa chọn chỉ định thầu cũng được nhiều đại biểu đề nghị xem xét lại.
Theo điều 22, chỉ định thầu được áp dụng trong trường hợp gói thầu đặc biệt liên quan đến lợi ích chung, lợi ích quốc gia do Thủ tướng xem xét quyết định. Theo đại biểu Lý quy định như vậy là quá chung chung vì dự án nào chả liên quan đến lợi ích quốc gia. Ông đề nghị thắt lại diện ưu tiên này ở các gói thầu liên quan đến bí mật quốc gia và trong các trường hợp bất khả kháng.
Thẩm tra dự án luật, Ủy ban kinh tế ngân sách cho rằng hoạt động đấu thầu không chỉ được điều chỉnh trong luật này mà còn do nhiều văn bản khác điều chỉnh như Luật Xây dựng, Luật Thương mại, Luật Dầu khí... nên cần nghiên cứu toàn diện xây dựng đồng bộ với các luật khác. Dự luật này sẽ tiếp tục được hoàn thiện để trình Quốc hội xem xét thông quan tại kỳ họp thứ 8 vào cuối năm nay.
Việt Phong