Bao giờ mới hết ”diễn kịch” trong đấu thầu?
Bao giờ mới hết ''diễn kịch'' trong đấu thầu?
(VietNamNet ngày 22/8/2005)
Chống khép kín ngay thì công ty nhà nước mất việc làm, còn nếu ấn định một lộ trình thì đến bao giờ? Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã chuyển đến Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách băn khoăn này khi bàn về dự thảo Luật đấu thầu.
''Bỏ thầu một cách giời ơi như thế!''
Về chỉ định thầu, ĐB Nguyễn Thị Vân Lan cho rằng, dự luật quy định ''gói thầu tư vấn dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm dưới 1 tỷ được chỉ định thầu'' là quá nhiều sơ hở do mức tiền lớn. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Tào Hữu Phùng bổ sung: ''Đã có nhiều trường hợp sẵn sàng hạ thấp giá gói thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để được chỉ định thầu''.
''Không quốc gia nào mà các bộ đổ xô làm dự án như ta. Thế nên mới sinh ra chỉ định thầu, ''quân xanh, quân đỏ'', ''khối này của tớ, khối kia của cậu, tớ cho thì cậu thắng''. Bỏ thầu một cách giời ơi như thế!'', Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận bức xúc nói.
Ông nhận xét: ''Với kiểu đấu thầu khép kín thế này, tôi không kỳ vọng lắm vào việc ra luật đấu thầu''.
Chống khép kín trong đấu thầu, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết: ''Các dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, yêu cầu đàng hoàng: Các doanh nghiệp phụ thuộc về tài chính, hành chính, nhân sự vào bộ thì không được tham gia đấu thầu do bộ đó là chủ đầu tư''.
Theo Bộ trưởng, hiện có 2 loại ý kiến. Thứ nhất, làm theo cách này thì công ty nhà nước mất việc làm. Còn ý kiến khác đề nghị có quy định trong Luật đấu thầu lộ trình chống khép kín giống như thời hạn 4 năm để chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. ''Vấn đề là nên quy định từ năm nào?'', ông cân nhắc.
Còn nhiều kẻ hở cho bỏ thầu giá thấp
Nhiều đại biểu đã ''hiến kế'' chống bỏ thầu giá thấp, trúng thầu bằng mọi giá, sau đó tìm cách điều chỉnh, nâng giá gói thầu. ''Cần quy định giá sàn để chống bỏ thầu bằng mọi giá'', ĐB Nguyễn Thị Vân Lan (Đà Nẵng) kiến nghị.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Đặng Văn Thanh phát hiện kẻ hở, dự luật quy định ''trường hợp điều chỉnh giá gói thầu phải được người có thẩm quyền duyệt''. ''Người có thẩm quyền là ai? Điều chỉnh đến mức nào? Nếu không rõ ràng sẽ tạo ra sự tuỳ tiện'', ông thắc mắc.
Theo ông, chỉ điều chỉnh số lượng, khối lượng gói thầu trong trường hợp bất khả kháng, không do lỗi của nhà thầu. Còn điều chỉnh đơn giá do thay đổi thuế và lương thì cần quy định cụ thể thay đổi đến mức nào (chẳng hạn 30%) mới cho điều chỉnh.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Trần Thị Tâm Đan băn khoăn: ''Đáng lẽ phải chào hàng, tôi tạm gọi là 5 bộ phận, nhưng họ chỉ đưa ra 4 cái để thắng thầu. Đến khi thực tế yêu cầu đủ 5 cái thì họ đòi bổ sung. Mình biết họ cố ý hay thực tâm?''.
Văn Tiến
(VietNamNet ngày 22/8/2005)
Chống khép kín ngay thì công ty nhà nước mất việc làm, còn nếu ấn định một lộ trình thì đến bao giờ? Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc đã chuyển đến Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách băn khoăn này khi bàn về dự thảo Luật đấu thầu.
''Bỏ thầu một cách giời ơi như thế!''
Về chỉ định thầu, ĐB Nguyễn Thị Vân Lan cho rằng, dự luật quy định ''gói thầu tư vấn dưới 500 triệu đồng, gói thầu mua sắm dưới 1 tỷ được chỉ định thầu'' là quá nhiều sơ hở do mức tiền lớn. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Tào Hữu Phùng bổ sung: ''Đã có nhiều trường hợp sẵn sàng hạ thấp giá gói thầu hoặc chia nhỏ gói thầu để được chỉ định thầu''.
''Không quốc gia nào mà các bộ đổ xô làm dự án như ta. Thế nên mới sinh ra chỉ định thầu, ''quân xanh, quân đỏ'', ''khối này của tớ, khối kia của cậu, tớ cho thì cậu thắng''. Bỏ thầu một cách giời ơi như thế!'', Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận bức xúc nói.
Ông nhận xét: ''Với kiểu đấu thầu khép kín thế này, tôi không kỳ vọng lắm vào việc ra luật đấu thầu''.
Chống khép kín trong đấu thầu, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết: ''Các dự án do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ, yêu cầu đàng hoàng: Các doanh nghiệp phụ thuộc về tài chính, hành chính, nhân sự vào bộ thì không được tham gia đấu thầu do bộ đó là chủ đầu tư''.
Theo Bộ trưởng, hiện có 2 loại ý kiến. Thứ nhất, làm theo cách này thì công ty nhà nước mất việc làm. Còn ý kiến khác đề nghị có quy định trong Luật đấu thầu lộ trình chống khép kín giống như thời hạn 4 năm để chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước. ''Vấn đề là nên quy định từ năm nào?'', ông cân nhắc.
Còn nhiều kẻ hở cho bỏ thầu giá thấp
Nhiều đại biểu đã ''hiến kế'' chống bỏ thầu giá thấp, trúng thầu bằng mọi giá, sau đó tìm cách điều chỉnh, nâng giá gói thầu. ''Cần quy định giá sàn để chống bỏ thầu bằng mọi giá'', ĐB Nguyễn Thị Vân Lan (Đà Nẵng) kiến nghị.
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Đặng Văn Thanh phát hiện kẻ hở, dự luật quy định ''trường hợp điều chỉnh giá gói thầu phải được người có thẩm quyền duyệt''. ''Người có thẩm quyền là ai? Điều chỉnh đến mức nào? Nếu không rõ ràng sẽ tạo ra sự tuỳ tiện'', ông thắc mắc.
Theo ông, chỉ điều chỉnh số lượng, khối lượng gói thầu trong trường hợp bất khả kháng, không do lỗi của nhà thầu. Còn điều chỉnh đơn giá do thay đổi thuế và lương thì cần quy định cụ thể thay đổi đến mức nào (chẳng hạn 30%) mới cho điều chỉnh.
Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục, Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng Trần Thị Tâm Đan băn khoăn: ''Đáng lẽ phải chào hàng, tôi tạm gọi là 5 bộ phận, nhưng họ chỉ đưa ra 4 cái để thắng thầu. Đến khi thực tế yêu cầu đủ 5 cái thì họ đòi bổ sung. Mình biết họ cố ý hay thực tâm?''.
Văn Tiến