Muốn chống tham nhũng phải gsát được quyền lực
Muốn chống tham nhũng phải giám sát được quyền lực
Tuoi tre Online - 18/06/2005
TTCN - Hà Nội như nóng thêm bởi dự thảo Luật chống tham nhũng. Khắp nơi bàn tán cho thấy sự bức bối của người dân về tình trạng tham ô. Dù Chính phủ đã trình dự án luật trước Quốc hội song nó vẫn chưa được thông qua. Thực trạng xã hội hiện nay cần một đạo luật chống tham nhũng như thế nào? TTCN trao đổi với PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA, chủ nhiệm bộ môn luật kinh tế, khoa luật, ĐHQG Hà Nội:
- Khi VN tham gia Công ước chống tham nhũng và ngày càng gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế, thì chống tham nhũng không còn là việc riêng của VN mà còn là mối quan tâm của nhiều nhà tài trợ nước ngoài. Vì tiền họ bỏ vào VN là tiền đóng thuế của người dân nước họ.
Dự thảo Luật chống tham nhũng lần này đã vay mượn nhiều tư duy song đôi nên không nhất quán. Dự thảo luật đã được làm như chạy đua để kịp tiến độ gia nhập WTO. Dự thảo có nhiều điểm đẹp trên giấy nhưng cuộc đời lại phức tạp hơn. Vấn đề là nếu nó không được xã hội chấp nhận mà cứ ban hành thì tham nhũng chẳng những không chống được mà còn sinh ra hệ lụy rất nguy hiểm: mọi người sẽ coi thường luật. Và tham nhũng sẽ phá đất nước này rất nhanh.
* Theo ông, cái gốc tham nhũng ở VN nằm ở đâu và Luật chông tham nhũng ra đời có đủ sức triệt cái gốc ấy không?
- Tham nhũng thường bắt đầu từ cái gốc là quyền lực. Một người có thể tham nhũng vì anh ta có quyền. Vì vậy, chống tham nhũng là phải tạo được một cơ chế khống chế quyền lực. Bất cứ cơ quan nào, dù là Đảng hay chính quyền, cũng phải có một cơ quan khác giám sát, ví dụ như Chính phủ có quyền tiêu tiền, nhưng Quốc hội có quyền đàn hạch.
Và khi có mâu thuẫn thì tòa án sẽ xử. Ở VN cơ chế này đã thành hình nhưng chưa rõ. Lấy ví dụ tòa án ở ta chưa có quyền phán xét Quốc hội. Một tổ chức chỉ nên có quyền lực tuyệt đối trong phạm vi được phân công và bị một cơ quan khác giám sát. Có thế, những công chức cấp cao mới không muốn, không dám và không thể tham nhũng. Nếu thiếu sự giám sát thì một người tốt nhất cũng có thể tha hóa!
* Cá nhân ông nhìn nhận dự luật chống tham nhũng như thế nào?
- Dự thảo luật là một bước tiến. Nhưng triết lý và nội dung còn nhiều điểm chưa ổn. Và tôi không tin luật này có thể đem lại sự thay đổi lớn lao. Tham nhũng ở ta có đặc thù rất phức tạp.
Chừng nào nhiệm kỳ của tòa án vẫn bốn năm bổ nhiệm một lần, phụ thuộc vào sự giới thiệu và điều hành của Chính phủ thì tôi không tin sẽ có một ông thẩm phán tự thân dám gửi trát đòi một ông phó thủ tướng ra tòa. Vấn đề nằm ở chỗ ấy chứ không chỉ là kê khai tài sản, tăng hình phạt... Những hình thức trên chỉ là phụ, ở VN chống tham nhũng phải chống bằng thể chế mới có thể thành công.
* Điều ông nói có hơi... đi trước thời đại?
- Nói thế thì đến một ngày nào đó hậu thế sẽ hỏi tại sao chúng ta cứ chấp nhận cái hiện trạng: một ông chủ tịch đi chiếc ôtô bằng mấy ngàn con trâu mà trong cơ quan “đầy thiết chế giám sát” ấy có ai dám nói? Mà nếu không ai dám nói, người ta sẽ làm những việc kinh khủng hơn. Tham nhũng nảy nở từ cấp cao sẽ lan rất nhanh.
* Nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về những điểm chưa được của dự luật chống tham nhũng. Theo ông, phải soạn thảo luật như thế nào mới đẩy lùi được tham nhũng?
- Dự luật phải nhắm vào quyền lực, chống lại sự độc tôn của quyền lực. Sau đó dựa vào dân. Quan chức có thể bao biện nhưng dân quá hiểu những trò đó.
* Nhưng rõ ràng là nhiều người dân biết vẫn không nói?
- Không phải dân ta không dám bàn chuyện “mâm trên”. Khi đất nước thống nhất, năm 1976 Quốc hội ta nhận được rất nhiều thư góp ý, khuyến cáo nên làm thế này, nên làm thế kia. Nhưng có ai tìm cách khuếch trương nguồn sinh khí lớn lao đó đâu. Dân đã nói nhưng hi vọng của họ cứ mỏi mòn theo năm tháng. Đến nay thì đơn gửi lên Ủy ban dân nguyện Quốc hội chủ yếu là đơn kiện.
* Theo ông, có nên treo thưởng cho những người tố giác tham nhũng?
- Phải có cơ chế động viên. Nước ngoài có cơ chế miễn trách nhiệm cho người cung cấp thông tin. Ta không nên quay lại truy tố người tố giác hành vi nhận hối lộ bằng tội đưa hối lộ.
* Theo ông, một ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban có hợp lý không? Ủy ban này thuộc Chính phủ thì có chống được tham nhũng ở Chính phủ không?
- VN chưa quen có một cơ quan độc lập trong hệ thống hành pháp. Nhiều nước cũng đặt cơ quan chống tham nhũng thuộc chính phủ, nhưng các đảng phái sẽ giám sát nhau. Ở VN nếu tham nhũng liên quan đến một ông phó thủ tướng hoặc con ông thủ tướng thì ủy ban chống tham nhũng vốn chịu sự bổ nhiệm của Chính phủ sẽ rất khó làm được việc.
* Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng phải là người có tầm, hiểu được tất cả các nhân vật có quyền lực?
- Tôi không tin một cá nhân nào đó ở VN có thể xoay chuyển được tình hình tham nhũng hiện nay nếu không phải là toàn dân một ý chí. Vấn đề là cơ chế, sự minh bạch của xã hội.
* Ông có tưởng tượng được tương lai đất nước ta nếu không có tham nhũng? Các nhà nhập khẩu xe hơi sang trọng sẽ ra sao, các công ty tư vấn du học sẽ ra sao nếu người ta chỉ sống dựa vào đồng lương?
- Vì xã hội không minh bạch được thu nhập nên chuyện kê khai rất rối. Nhưng nếu ít tham nhũng, rất nhiều cơ hội sẽ đến với người dân. Phúc lợi xã hội, cơ hội thịnh vượng sẽ cải thiện và mặt bằng đời sống cả nước sẽ sớm tăng lên. Bài học đó đã có ở Singapore, Nhật và nhiều nơi trên thế giới. Ta có đủ tâm, đủ sức để làm hay không thôi!...
CẦM VĂN KÌNH thực hiện
Tuoi tre Online - 18/06/2005
TTCN - Hà Nội như nóng thêm bởi dự thảo Luật chống tham nhũng. Khắp nơi bàn tán cho thấy sự bức bối của người dân về tình trạng tham ô. Dù Chính phủ đã trình dự án luật trước Quốc hội song nó vẫn chưa được thông qua. Thực trạng xã hội hiện nay cần một đạo luật chống tham nhũng như thế nào? TTCN trao đổi với PGS.TS PHẠM DUY NGHĨA, chủ nhiệm bộ môn luật kinh tế, khoa luật, ĐHQG Hà Nội:
- Khi VN tham gia Công ước chống tham nhũng và ngày càng gia nhập vào nhiều tổ chức quốc tế, thì chống tham nhũng không còn là việc riêng của VN mà còn là mối quan tâm của nhiều nhà tài trợ nước ngoài. Vì tiền họ bỏ vào VN là tiền đóng thuế của người dân nước họ.
Dự thảo Luật chống tham nhũng lần này đã vay mượn nhiều tư duy song đôi nên không nhất quán. Dự thảo luật đã được làm như chạy đua để kịp tiến độ gia nhập WTO. Dự thảo có nhiều điểm đẹp trên giấy nhưng cuộc đời lại phức tạp hơn. Vấn đề là nếu nó không được xã hội chấp nhận mà cứ ban hành thì tham nhũng chẳng những không chống được mà còn sinh ra hệ lụy rất nguy hiểm: mọi người sẽ coi thường luật. Và tham nhũng sẽ phá đất nước này rất nhanh.
* Theo ông, cái gốc tham nhũng ở VN nằm ở đâu và Luật chông tham nhũng ra đời có đủ sức triệt cái gốc ấy không?
- Tham nhũng thường bắt đầu từ cái gốc là quyền lực. Một người có thể tham nhũng vì anh ta có quyền. Vì vậy, chống tham nhũng là phải tạo được một cơ chế khống chế quyền lực. Bất cứ cơ quan nào, dù là Đảng hay chính quyền, cũng phải có một cơ quan khác giám sát, ví dụ như Chính phủ có quyền tiêu tiền, nhưng Quốc hội có quyền đàn hạch.
Và khi có mâu thuẫn thì tòa án sẽ xử. Ở VN cơ chế này đã thành hình nhưng chưa rõ. Lấy ví dụ tòa án ở ta chưa có quyền phán xét Quốc hội. Một tổ chức chỉ nên có quyền lực tuyệt đối trong phạm vi được phân công và bị một cơ quan khác giám sát. Có thế, những công chức cấp cao mới không muốn, không dám và không thể tham nhũng. Nếu thiếu sự giám sát thì một người tốt nhất cũng có thể tha hóa!
* Cá nhân ông nhìn nhận dự luật chống tham nhũng như thế nào?
- Dự thảo luật là một bước tiến. Nhưng triết lý và nội dung còn nhiều điểm chưa ổn. Và tôi không tin luật này có thể đem lại sự thay đổi lớn lao. Tham nhũng ở ta có đặc thù rất phức tạp.
Chừng nào nhiệm kỳ của tòa án vẫn bốn năm bổ nhiệm một lần, phụ thuộc vào sự giới thiệu và điều hành của Chính phủ thì tôi không tin sẽ có một ông thẩm phán tự thân dám gửi trát đòi một ông phó thủ tướng ra tòa. Vấn đề nằm ở chỗ ấy chứ không chỉ là kê khai tài sản, tăng hình phạt... Những hình thức trên chỉ là phụ, ở VN chống tham nhũng phải chống bằng thể chế mới có thể thành công.
* Điều ông nói có hơi... đi trước thời đại?
- Nói thế thì đến một ngày nào đó hậu thế sẽ hỏi tại sao chúng ta cứ chấp nhận cái hiện trạng: một ông chủ tịch đi chiếc ôtô bằng mấy ngàn con trâu mà trong cơ quan “đầy thiết chế giám sát” ấy có ai dám nói? Mà nếu không ai dám nói, người ta sẽ làm những việc kinh khủng hơn. Tham nhũng nảy nở từ cấp cao sẽ lan rất nhanh.
* Nhiều đại biểu Quốc hội vẫn băn khoăn về những điểm chưa được của dự luật chống tham nhũng. Theo ông, phải soạn thảo luật như thế nào mới đẩy lùi được tham nhũng?
- Dự luật phải nhắm vào quyền lực, chống lại sự độc tôn của quyền lực. Sau đó dựa vào dân. Quan chức có thể bao biện nhưng dân quá hiểu những trò đó.
* Nhưng rõ ràng là nhiều người dân biết vẫn không nói?
- Không phải dân ta không dám bàn chuyện “mâm trên”. Khi đất nước thống nhất, năm 1976 Quốc hội ta nhận được rất nhiều thư góp ý, khuyến cáo nên làm thế này, nên làm thế kia. Nhưng có ai tìm cách khuếch trương nguồn sinh khí lớn lao đó đâu. Dân đã nói nhưng hi vọng của họ cứ mỏi mòn theo năm tháng. Đến nay thì đơn gửi lên Ủy ban dân nguyện Quốc hội chủ yếu là đơn kiện.
* Theo ông, có nên treo thưởng cho những người tố giác tham nhũng?
- Phải có cơ chế động viên. Nước ngoài có cơ chế miễn trách nhiệm cho người cung cấp thông tin. Ta không nên quay lại truy tố người tố giác hành vi nhận hối lộ bằng tội đưa hối lộ.
* Theo ông, một ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng do Thủ tướng làm trưởng ban có hợp lý không? Ủy ban này thuộc Chính phủ thì có chống được tham nhũng ở Chính phủ không?
- VN chưa quen có một cơ quan độc lập trong hệ thống hành pháp. Nhiều nước cũng đặt cơ quan chống tham nhũng thuộc chính phủ, nhưng các đảng phái sẽ giám sát nhau. Ở VN nếu tham nhũng liên quan đến một ông phó thủ tướng hoặc con ông thủ tướng thì ủy ban chống tham nhũng vốn chịu sự bổ nhiệm của Chính phủ sẽ rất khó làm được việc.
* Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng phải là người có tầm, hiểu được tất cả các nhân vật có quyền lực?
- Tôi không tin một cá nhân nào đó ở VN có thể xoay chuyển được tình hình tham nhũng hiện nay nếu không phải là toàn dân một ý chí. Vấn đề là cơ chế, sự minh bạch của xã hội.
* Ông có tưởng tượng được tương lai đất nước ta nếu không có tham nhũng? Các nhà nhập khẩu xe hơi sang trọng sẽ ra sao, các công ty tư vấn du học sẽ ra sao nếu người ta chỉ sống dựa vào đồng lương?
- Vì xã hội không minh bạch được thu nhập nên chuyện kê khai rất rối. Nhưng nếu ít tham nhũng, rất nhiều cơ hội sẽ đến với người dân. Phúc lợi xã hội, cơ hội thịnh vượng sẽ cải thiện và mặt bằng đời sống cả nước sẽ sớm tăng lên. Bài học đó đã có ở Singapore, Nhật và nhiều nơi trên thế giới. Ta có đủ tâm, đủ sức để làm hay không thôi!...
CẦM VĂN KÌNH thực hiện