2006:QH sẽ giám sát triển khai Luật Phòng chống TN
Năm 2006: Quốc hội sẽ giám sát triển khai Luật Phòng chống tham nhũng
Dự án Luật Phòng chống tham nhũng đang được hoàn thiện và đến kỳ họp Quốc hội tháng sau sẽ được trình để các đại biểu thảo luận, thông qua. Nhưng ngay trong buổi họp ngày 29-9 về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2006, các ủy viên thường vụ đã đề nghị phải đưa nội dung giám sát thực hiện này vào chương trình.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão nói: "Năm sau luật mới triển khai nhưng ngay bây giờ, cử tri đã đặt dấu hỏi là có luật thì hiệu quả ra sao, có đẩy lùi được tham nhũng không? Vì vậy Quốc hội cần có chương trình giám sát". Ông Mão cho rằng công việc này nên giao cho Ủy ban lâm thời của Quốc hội về giám sát công tác phòng chống tham nhũng, mà rất có thể sẽ được Quốc hội quyết định thành lập ngay trong kỳ họp tới như một nội dung của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phải đi thực tế
Một chuyên đề giám sát khác được đưa vào chương trình theo đề nghị của đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Quảng Ngãi, Hòa Bình, Bình Thuận, Đăk Lăk…là việc triển khai nghị quyết của Quốc hội về trồng mới năm triệu ha rừng. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trang A Pao rất tán thành. Ông nói: ''Nghị quyết trồng rừng có từ Quốc hội khóa trước, tới nay chưa có điểm dừng. Năm nào cũng bố trí ít nhất 500 tỷ đồng. Cứ theo tốc độ ấy lẽ ra phải phủ xanh cả nước rồi".
Theo ông Pao, ông đã khảo sát, nắm tình hình và thấy có dấu hiệu lãng phí, thiếu hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách. Vì vậy việc giám sát tới đây phải đi thực tế chứ không phải giám sát trên giấy. Và giám sát phải chỉ ra những gì đã làm được, chưa làm được, đặt thời hạn kết thúc cho chương trình trọng điểm quốc gia này.
Sẽ giám sát tình hình thi hành án hình sự
Theo dự kiến, ngoài hai nội dung giám sát nói trên do Quốc hội trực tiếp tiến hành, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội còn thực hiện nhiều chuyên đề khác. Như chuyên đề về thực hiện chính sách hỗ trợ đất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chất lượng tín dụng và an toàn của hệ thống ngân hàng; kết quả thực hiện Nghị quyết 16 năm 2003 của Quốc hội về quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện…
Riêng lĩnh vực tư pháp, Ủy ban Pháp luật sẽ giám sát tình hình chấp hành luật trong thi hành án hình sự - mà theo Chủ nhiệm Vũ Đức Khiển là "rất nóng bỏng". Ông Khiển còn xin ủy ban lập chuyên đề giám sát về triển khai thẩm quyền tố tụng hình sự mới. Ông nói: "Nghị quyết của Quốc hội là năm 2009 sẽ thực hiện thống nhất trên cả nước thẩm quyền tố tụng mới cho tòa các cấp. Nhưng tôi rất băn khoăn là với điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay làm sao có thể thực hiện được".
Đổi mới cách thức giám sát
Theo đánh giá của Văn phòng Quốc hội, hoạt động giám sát thời gian qua tuy đã đổi mới nhiều nhưng vẫn còn những hạn chế. Rõ nhất là vẫn còn tâm lý nể nang, ngại va chạm. Hội đồng, các Ủy ban và các đoàn đại biểu chưa phát huy tính chủ động, trách nhiệm, nhất là trong theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị về giám sát.
Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Đức Kiên cho rằng đánh giá như vậy là chưa thông cảm với điều kiện làm việc của các ủy ban. "Chúng tôi chỉ có 40 người thì chỉ tám thường trực ở ủy ban. Số còn lại thì năm thì mười họa mới mời lên họp được. Có vài ủy viên thường trực mà việc gì cũng đến tay, làm luật đã đủ mệt, nói gì đến giám sát" - ông nói.
Cũng theo ông Kiên, hạn chế trong thực thi chức năng giám sát của Quốc hội còn do cơ chế. Ông từng ký gửi nhiều văn bản chất vấn tới các bộ ngành, địa phương nhưng người ta không trả lời thì phải chịu.
Chia sẻ với người đồng cấp, Chủ nhiệm Vũ Mão đề nghị chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa mới cần xem xét tăng ủy viên thường vụ: "Ngoài lãnh đạo Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban như hiện nay, cần bổ sung 9-10 người cấp phó. Có vậy mới đủ sức làm việc".
Triển khai xây dựng Luật Cư trú
Cũng trong buổi họp hôm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2006. Theo đó, hai kỳ họp năm sau, Quốc hội sẽ thông qua 17 đạo luật, cho ý kiến 9 dự án luật khác. Trong số này đáng chú ý có Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đăng ký bất động sản, Luật về luật sư, Bộ luật thi hành án dự kiến thông qua kỳ họp 5-2006.
Ngoài ra, chính phủ sẽ chuẩn bị một số dự án luật quan trọng trình Quốc hội như Luật Bồi thường nhà nước (quy định trách nhiệm của nhà nước bồi thường thiệt hại cho dân, trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức, người tiến hành tố tụng do gây thiệt hại); Luật Cư trú (xây dựng cơ chế bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân, quản lý cư trú của người nuớc ngoài tại VN)…
Theo Pháp Luật TP.HCM
Dự án Luật Phòng chống tham nhũng đang được hoàn thiện và đến kỳ họp Quốc hội tháng sau sẽ được trình để các đại biểu thảo luận, thông qua. Nhưng ngay trong buổi họp ngày 29-9 về dự kiến chương trình giám sát của Quốc hội năm 2006, các ủy viên thường vụ đã đề nghị phải đưa nội dung giám sát thực hiện này vào chương trình.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Vũ Mão nói: "Năm sau luật mới triển khai nhưng ngay bây giờ, cử tri đã đặt dấu hỏi là có luật thì hiệu quả ra sao, có đẩy lùi được tham nhũng không? Vì vậy Quốc hội cần có chương trình giám sát". Ông Mão cho rằng công việc này nên giao cho Ủy ban lâm thời của Quốc hội về giám sát công tác phòng chống tham nhũng, mà rất có thể sẽ được Quốc hội quyết định thành lập ngay trong kỳ họp tới như một nội dung của Luật Phòng chống tham nhũng.
Phải đi thực tế
Một chuyên đề giám sát khác được đưa vào chương trình theo đề nghị của đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Quảng Ngãi, Hòa Bình, Bình Thuận, Đăk Lăk…là việc triển khai nghị quyết của Quốc hội về trồng mới năm triệu ha rừng. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Trang A Pao rất tán thành. Ông nói: ''Nghị quyết trồng rừng có từ Quốc hội khóa trước, tới nay chưa có điểm dừng. Năm nào cũng bố trí ít nhất 500 tỷ đồng. Cứ theo tốc độ ấy lẽ ra phải phủ xanh cả nước rồi".
Theo ông Pao, ông đã khảo sát, nắm tình hình và thấy có dấu hiệu lãng phí, thiếu hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách. Vì vậy việc giám sát tới đây phải đi thực tế chứ không phải giám sát trên giấy. Và giám sát phải chỉ ra những gì đã làm được, chưa làm được, đặt thời hạn kết thúc cho chương trình trọng điểm quốc gia này.
Sẽ giám sát tình hình thi hành án hình sự
Theo dự kiến, ngoài hai nội dung giám sát nói trên do Quốc hội trực tiếp tiến hành, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội còn thực hiện nhiều chuyên đề khác. Như chuyên đề về thực hiện chính sách hỗ trợ đất, nhà ở, nước sinh hoạt cho đồng bào dân tộc; chất lượng tín dụng và an toàn của hệ thống ngân hàng; kết quả thực hiện Nghị quyết 16 năm 2003 của Quốc hội về quản lý, dạy nghề, giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện…
Riêng lĩnh vực tư pháp, Ủy ban Pháp luật sẽ giám sát tình hình chấp hành luật trong thi hành án hình sự - mà theo Chủ nhiệm Vũ Đức Khiển là "rất nóng bỏng". Ông Khiển còn xin ủy ban lập chuyên đề giám sát về triển khai thẩm quyền tố tụng hình sự mới. Ông nói: "Nghị quyết của Quốc hội là năm 2009 sẽ thực hiện thống nhất trên cả nước thẩm quyền tố tụng mới cho tòa các cấp. Nhưng tôi rất băn khoăn là với điều kiện cơ sở vật chất như hiện nay làm sao có thể thực hiện được".
Đổi mới cách thức giám sát
Theo đánh giá của Văn phòng Quốc hội, hoạt động giám sát thời gian qua tuy đã đổi mới nhiều nhưng vẫn còn những hạn chế. Rõ nhất là vẫn còn tâm lý nể nang, ngại va chạm. Hội đồng, các Ủy ban và các đoàn đại biểu chưa phát huy tính chủ động, trách nhiệm, nhất là trong theo dõi, đôn đốc thực hiện các kiến nghị về giám sát.
Nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Ngân sách Nguyễn Đức Kiên cho rằng đánh giá như vậy là chưa thông cảm với điều kiện làm việc của các ủy ban. "Chúng tôi chỉ có 40 người thì chỉ tám thường trực ở ủy ban. Số còn lại thì năm thì mười họa mới mời lên họp được. Có vài ủy viên thường trực mà việc gì cũng đến tay, làm luật đã đủ mệt, nói gì đến giám sát" - ông nói.
Cũng theo ông Kiên, hạn chế trong thực thi chức năng giám sát của Quốc hội còn do cơ chế. Ông từng ký gửi nhiều văn bản chất vấn tới các bộ ngành, địa phương nhưng người ta không trả lời thì phải chịu.
Chia sẻ với người đồng cấp, Chủ nhiệm Vũ Mão đề nghị chuẩn bị cho bầu cử Quốc hội khóa mới cần xem xét tăng ủy viên thường vụ: "Ngoài lãnh đạo Quốc hội, chủ tịch Hội đồng Dân tộc, chủ nhiệm các ủy ban như hiện nay, cần bổ sung 9-10 người cấp phó. Có vậy mới đủ sức làm việc".
Triển khai xây dựng Luật Cư trú
Cũng trong buổi họp hôm qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận về dự kiến chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2006. Theo đó, hai kỳ họp năm sau, Quốc hội sẽ thông qua 17 đạo luật, cho ý kiến 9 dự án luật khác. Trong số này đáng chú ý có Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Đăng ký bất động sản, Luật về luật sư, Bộ luật thi hành án dự kiến thông qua kỳ họp 5-2006.
Ngoài ra, chính phủ sẽ chuẩn bị một số dự án luật quan trọng trình Quốc hội như Luật Bồi thường nhà nước (quy định trách nhiệm của nhà nước bồi thường thiệt hại cho dân, trách nhiệm hoàn trả của cán bộ, công chức, người tiến hành tố tụng do gây thiệt hại); Luật Cư trú (xây dựng cơ chế bảo đảm quyền tự do cư trú của công dân, quản lý cư trú của người nuớc ngoài tại VN)…
Theo Pháp Luật TP.HCM