Xây dựng Luật DN thống nhất – Ls. Nguyễn Cẩm

Thứ Sáu 09:39 26-05-2006
Ý KIẾN THAM GIA XÂY DỰNG LUẬT DOANH NGHIỆP THỐNG NHẤT

Luật sư: Nguyễn Cẩm
Văn phòng Luật sư Lam Sơn


1. Khái niệm về giấy phép kinh doanh:

Khái niệm của dự thảo đưa ra chưa được rõ nghĩa vì đây là cấp giấy phép chứ không phải là giấy phép. Cấp giấy phép là một hành vi hành chính. Giấy phép là thủ tục hành chính là quyết định hành chính.

Theo tôi đóng góp khái niệm về giấy phép như sau:
"Giấy phép kinh doanh là một quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền cho phép tổ chức, cá nhân có yêu cầu được thực hiện loại hình kinh doanh, ngành nghề kinh doanh nhất định, tạo cho người yêu cầu có một địa vị pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định của luật doanh nghiệp."
Để giải quyết việc cấp giấy phép kinh doanh cho cá nhân, đơn vị được nhanh chóng, không bị phiền toái qua nhiều cửa, luật doanh nghiệp thống nhất cần có quy định cụ thể về thủ tục, thực hiện quy chế cải cách hành chính để các bộ, ngành, UBND các cấp thực hiện đúng, đủ.

2. Về một số ngành, nghề đòi hỏi phải kinh doanh dưới hình thức hợp danh.

Theo tôi, luật đòi hỏi như vậy là khiêm cưỡng.
Vì hợp danh là một sự tự nguyện, thỏa thuận. Thực tế như về dịch vụ pháp lý - tư vấn pháp luật. Các luật sư đang thực hiện điều chỉnh của Pháp lệnh luật sư: Công ty Luật - Công ty Luật hợp doanh - Văn phòng Luật sư - các công ty luật hợp doanh đều có tư cách pháp nhân và chịu sự điều chỉnh của pháp luật luật sư - Luật doanh nghiệp.

Cho nên hình thức hợp danh là một lối mở cho các hoạt động phối kết hợp nhiều chuyên ngành để đi vào có sự phân công chuyên môn hóa cao. Luật chỉ quy định khuyến khích những người tham gia chứ không phải bắt buộc.

3. Quy định "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự"

Theo tôi vẫn giữ nguyên theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 1999 quy định "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự không có quyền lập và quản lý doanh nghiệp". Đó là một quy định có tính nguyên tắc và bắt buộc để phòng chống tội phạm về kinh tế và chống tham nhũng.

Còn hiểu thế nào là "người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự" thì thêm Điểm 24 tại Điều 3 "giải thích từ ngữ".
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là người đang bị điều chỉnh, chi phối của Bộ Luật tố tục hình sự"nghĩa là người đó đang nằm trong vòng quay của Bộ luật tố tụng hình sự.

4. Về tiêu chuẩn giám đốc (Tổng giám đốc) Công ty TNHH.

Tôi thấy rất cần thiết để nêu tiêu chuẩn này, nó là tiêu chí cho các doanh nghiệp thực hiện, vì giám đốc là một nghề. Tại điều 53 của dự thảo:
Khoản 1 điểm a thay từ ít nhất thành chữ từ khoản b: chữ không dưới 21 tuổi thành chữ đủ.
và đảo ngược lại: Có đủ năng lực hành vi dân sự. Không nên dùng chữ trình độ vì nó quá rộng hiểu thế nào cũng được, thay chữ trình độ bằng "chứng chỉ" chuyên môn.

5. Về Ban kiểm soát.

Luật hiện hành quy định Ban kiểm soát của công ty cổ phần có 4 điều từ điều 88 - 89 - 90 - 91. Dự thảo nâng lên 8 điều 112 đến điều 119. Đó là một nhu cầu thiết yếu.

Dự thảo quy định Công ty TNHH một thành viên tại điều 63. Kiểm soát viên - Đó là một điều tiến bộ mà Luật iện hành không quy định đã bỏ ngỏ một điều kiện cho sự vi phạm Điều lệ, luật doanh nghiệp được tiến triển. Nhưng về Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, không có ban kiểm soát, đó là một điều không nên. Theo tôi, nên chăng cần có 1 vài điều quy định về ban kiểm soát của Công ty TNHH; Vì sao các thành viên người phụ trách quản lý, người phụ trách kiểm soát là chế ước ràng buộc lẫn nhau để cùng hoạt động đúng theo Điều lệ của Công ty và Luật doanh nghiệp.

Các văn bản liên quan