Không ch đổi nhanh, DNNN có thể đổ vỡ hàng loạt
“Không chuyển đổi nhanh, doanh nghiệp nhà nước có thể đổ vỡ hàng loạt”
TT - Hàng loạt các dự luật và dự thảo luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp (DN) đã và đang được Quốc hội xem xét và chuẩn bị thông qua.
Môi trường kinh doanh đầu tư của DN sẽ ra sao khi các luật này được thực thi? Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Đặng Văn Thanh - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách QH.
* Theo ông, trong năm 2006 những luật mới nào sẽ có tác động lớn nhất đến môi trường kinh doanh của DN?
- Ngoài Luật thương mại và Luật cạnh tranh, tôi cho rằng trong năm 2006 nếu đưa hai Luật đầu tư (chung) và Luật DN (thống nhất) vào áp dụng chắc chắn sẽ làm thay đổi căn bản môi trường đầu tư kinh doanh. Đơn cử như Luật DN nếu được áp dụng sẽ tạo ra sân chơi chung giữa các DN tư nhân, DN liên doanh, DN cổ phần, các thành phần DN thuộc sở hữu vốn nhà nước. Mọi thành phần DN đều được đối xử bình đẳng như nhau.
Tôi cho rằng Luật DN ra đời sẽ là đòn bẩy, thúc bách các DN nhà nước phải nhanh chóng sắp xếp kinh doanh. Bên cạnh đó, khối DN tư nhân, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng phải đổi mới các phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Bởi một khi áp luật chung cho cả DN trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, tính cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Do đó, muốn tồn tại thì không con đường nào khác, các DN phải tự đổi mới để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Theo các dự luật, có những lĩnh vực trước đây chúng ta chưa cho phép DN nước ngoài tham gia nay được mở rộng cửa, tạo ra sức ép rất lớn với DN trong nước. Ông có thật sự yên tâm về khả năng cạnh tranh của DN trong nước?
- Trong quá trình hội nhập, theo các hiệp định song phương cũng như khu vực, chúng ta đã cam kết một lộ trình mở cửa các lĩnh vực. Có những lĩnh vực chúng ta mở gần như hoàn toàn, song có lĩnh vực như kinh doanh hàng tiêu dùng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... chúng ta sẽ mở cửa theo lộ trình đã cam kết. Hiện sự chuẩn bị của từng DN, lĩnh vực, địa phương... vẫn chưa thật sự tốt. Thậm chí một số DN, lãnh đạo quản lý của chúng ta vẫn còn thờ ơ, chưa đánh giá đúng mức của việc VN sẽ chính thức bước vào hội nhập toàn diện, vào sân chơi chung. Do đó, theo tôi vấn đề lớn nhất hiện nay là thay đổi nhận thức của DN và các nhà quản lý, từ đó sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn.
* Nhiều ý kiến dự báo rằng những DN nhà nước từ trước đến nay chịu nhiều bảo hộ của Nhà nước, khả năng cạnh tranh kém sẽ là những đơn vị chịu tác động lớn nhất, thậm chí kể cả việc đối mặt với những nguy cơ phải đổ vỡ hàng loạt. Nhận định của ông ra sao về vấn đề này?
- Chắc chắn những DN nào lâu nay làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, cung cách quản lý lâu nay không xoay kịp theo nền kinh tế thị trường, chủ yếu vẫn dựa vào cơ chế bao cấp, cơ chế “xin - cho” thì trước sau gì cũng khó tồn tại. Nếu không chuyển đối nhanh, rất có thể sẽ có nhiều DN đổ vỡ hàng loạt.
Trường hợp tồn tại được cũng sẽ hết sức vất vả, đến một lúc nào đó thị trường cũng khó chấp nhận những DN làm ăn theo kiểu như vậy. Chính vì vậy, theo tôi, việc đổ vỡ của một số DN, trong đó có DN nhà nước, là việc hết sức bình thường. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có bước chủ động hơn, hạn chế những đổ vỡ đó, đồng thời việc chủ động cũng sẽ giúp chúng ta tạo lập cho nền kinh tế của chúng ta thật sự lành mạnh .
* Xin cảm ơn ông.
Mới đây tôi đã đến thăm hai DN tại một tỉnh phía Nam: một DN tư nhân và một DN nhà nước, cùng sản xuất hàng thủy sản. Tại DN tư nhân, giám đốc DN cho biết tỉ lệ lợi nhuận đạt trên vốn 15- 20% và đang chuẩn bị mở rộng qui mô sản xuất. Ở DN nhà nước, với số vốn gấp 3- 4 lần DN tư nhân nọ, nhưng họ báo cáo lợi nhuận chỉ đạt 1%, đồng thời còn đang xin được thu hẹp sản xuất vì không có thị trường và chi phí tăng cao. Tại DN tư nhân, cả hai vợ chồng đều xắn tay áo làm việc như công nhân. Trong khi đó, ở DN nhà nước, không khí sản xuất diễn ra rất bình lặng, các cán bộ tiếp chúng tôi tại văn phòng và ngồi xe hơi đi tham quan.
XUÂN TOÀN thực hiện - Theo Tuổi trẻ ngày 07/11/2005
TT - Hàng loạt các dự luật và dự thảo luật điều chỉnh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp (DN) đã và đang được Quốc hội xem xét và chuẩn bị thông qua.
Môi trường kinh doanh đầu tư của DN sẽ ra sao khi các luật này được thực thi? Tuổi Trẻ đã trao đổi với TS Đặng Văn Thanh - phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế & ngân sách QH.
* Theo ông, trong năm 2006 những luật mới nào sẽ có tác động lớn nhất đến môi trường kinh doanh của DN?
- Ngoài Luật thương mại và Luật cạnh tranh, tôi cho rằng trong năm 2006 nếu đưa hai Luật đầu tư (chung) và Luật DN (thống nhất) vào áp dụng chắc chắn sẽ làm thay đổi căn bản môi trường đầu tư kinh doanh. Đơn cử như Luật DN nếu được áp dụng sẽ tạo ra sân chơi chung giữa các DN tư nhân, DN liên doanh, DN cổ phần, các thành phần DN thuộc sở hữu vốn nhà nước. Mọi thành phần DN đều được đối xử bình đẳng như nhau.
Tôi cho rằng Luật DN ra đời sẽ là đòn bẩy, thúc bách các DN nhà nước phải nhanh chóng sắp xếp kinh doanh. Bên cạnh đó, khối DN tư nhân, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh cũng phải đổi mới các phương thức kinh doanh sao cho phù hợp nhất. Bởi một khi áp luật chung cho cả DN trong và ngoài nước, mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng, tính cạnh tranh sẽ rất quyết liệt. Do đó, muốn tồn tại thì không con đường nào khác, các DN phải tự đổi mới để từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
* Theo các dự luật, có những lĩnh vực trước đây chúng ta chưa cho phép DN nước ngoài tham gia nay được mở rộng cửa, tạo ra sức ép rất lớn với DN trong nước. Ông có thật sự yên tâm về khả năng cạnh tranh của DN trong nước?
- Trong quá trình hội nhập, theo các hiệp định song phương cũng như khu vực, chúng ta đã cam kết một lộ trình mở cửa các lĩnh vực. Có những lĩnh vực chúng ta mở gần như hoàn toàn, song có lĩnh vực như kinh doanh hàng tiêu dùng, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm... chúng ta sẽ mở cửa theo lộ trình đã cam kết. Hiện sự chuẩn bị của từng DN, lĩnh vực, địa phương... vẫn chưa thật sự tốt. Thậm chí một số DN, lãnh đạo quản lý của chúng ta vẫn còn thờ ơ, chưa đánh giá đúng mức của việc VN sẽ chính thức bước vào hội nhập toàn diện, vào sân chơi chung. Do đó, theo tôi vấn đề lớn nhất hiện nay là thay đổi nhận thức của DN và các nhà quản lý, từ đó sẽ có sự chuẩn bị tốt hơn.
* Nhiều ý kiến dự báo rằng những DN nhà nước từ trước đến nay chịu nhiều bảo hộ của Nhà nước, khả năng cạnh tranh kém sẽ là những đơn vị chịu tác động lớn nhất, thậm chí kể cả việc đối mặt với những nguy cơ phải đổ vỡ hàng loạt. Nhận định của ông ra sao về vấn đề này?
- Chắc chắn những DN nào lâu nay làm ăn kém hiệu quả, khả năng cạnh tranh kém, cung cách quản lý lâu nay không xoay kịp theo nền kinh tế thị trường, chủ yếu vẫn dựa vào cơ chế bao cấp, cơ chế “xin - cho” thì trước sau gì cũng khó tồn tại. Nếu không chuyển đối nhanh, rất có thể sẽ có nhiều DN đổ vỡ hàng loạt.
Trường hợp tồn tại được cũng sẽ hết sức vất vả, đến một lúc nào đó thị trường cũng khó chấp nhận những DN làm ăn theo kiểu như vậy. Chính vì vậy, theo tôi, việc đổ vỡ của một số DN, trong đó có DN nhà nước, là việc hết sức bình thường. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải có bước chủ động hơn, hạn chế những đổ vỡ đó, đồng thời việc chủ động cũng sẽ giúp chúng ta tạo lập cho nền kinh tế của chúng ta thật sự lành mạnh .
* Xin cảm ơn ông.
Mới đây tôi đã đến thăm hai DN tại một tỉnh phía Nam: một DN tư nhân và một DN nhà nước, cùng sản xuất hàng thủy sản. Tại DN tư nhân, giám đốc DN cho biết tỉ lệ lợi nhuận đạt trên vốn 15- 20% và đang chuẩn bị mở rộng qui mô sản xuất. Ở DN nhà nước, với số vốn gấp 3- 4 lần DN tư nhân nọ, nhưng họ báo cáo lợi nhuận chỉ đạt 1%, đồng thời còn đang xin được thu hẹp sản xuất vì không có thị trường và chi phí tăng cao. Tại DN tư nhân, cả hai vợ chồng đều xắn tay áo làm việc như công nhân. Trong khi đó, ở DN nhà nước, không khí sản xuất diễn ra rất bình lặng, các cán bộ tiếp chúng tôi tại văn phòng và ngồi xe hơi đi tham quan.
XUÂN TOÀN thực hiện - Theo Tuổi trẻ ngày 07/11/2005