Đã kinh doanh hạch toán thì không thể “mẹ-con”
Đã kinh doanh hạch toán thì không thể "mẹ" - "con"
(VietNamNet) - ''Có nhiều trường hợp công ty "mẹ" trốn lợi nhuận, trốn lỗ, đến khi đổ bể mới biết. Đã kinh doanh hạch toán thì không thể "mẹ" - "con". Khi đó không phải con bú mẹ mà mẹ lại bú con''... Ý kiến này đưa ra tại buổi thảo luận tại Quốc hội ngày 7/11 về dự án Luật doanh nghiệp.
Quản lý DNNN: Lắm thầy nhiều ma
''Cử tri rất bất bình trước tham nhũng, tiêu cự trong một số tổng công ty nhà nước. Nào là chạy dự án, đầu thầu khép kín, lập công ty gia đình ''rút ruột'' tài sản của nhà nước'', ĐB Nguyễn Văn Dũng (Tiền Giang) lo lắng.
Để ngăn chặn, theo ông, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội luật về quản lý và kinh doanh vốn nhà nước. Có cơ chế công khai, minh bạch, tách quản lý hành chính nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh, không chia cắt doanh nghiệp theo lãnh thổ...
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Bùi Sỹ Tiếu (Thái Bình) phản ánh: ''DNNN hiện nay đang chịu nhiều bộ, ngành quản lý: kế hoạch đầu tư, tài chính và thuế, tài nguyên môi trường.... Quản lý nhiều tầng, nhiều cửa, giấy tờ, hội họp nhiều, gây phiền toái, kinh doanh ách tắc. Nhiều chủ nhưng không có chủ nào, lắm thầy nhiều ma!''.
Ông hiến kế, cần thay đổi cơ bản, hình thành một đầu mối quản lý DNNN thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Công ty ''mẹ'' hành ''con'' thì làm sao?
ĐB Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên - Huế) dẫn lời một chuyên gia kinh tế ví von: ''Luật doanh nghiệp chung là ''ngôi nhà đẹp'' nhưng nhiều DNNN không muốn đến ở. Vì ngôi nhà cũ có hàng rào bao bọc, thậm chí hàng ngày có người đưa cơm ăn, nước uống đến''.
Nhiều đại biểu tỏ ý không đồng tình với tên gọi công ty ''mẹ - con''. Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Văn Nghiên lên tiếng: ''Công ty mẹ hay công ty con cũng đều là pháp nhân, ra bên ngoài bình đẳng như nhau. Gọi là công ty mẹ, công ty con, nhưng nếu ''mẹ'' hành hạ ''con'' thì làm sao?''
ĐB Trương Văn Hiền (Nghệ An) hưởng ứng: ''Thực tế quan hệ công ty mẹ - con đã có hiện tượng "mẹ" trốn lợi nhuận, trốn lỗ, đến khi đổ bể ra mới biết. Đã kinh doanh hoạch toán không thể ''mẹ, con''. Tôi nhớ cách đây 3 năm có đại biểu Long An nói hình tượng: Không phải con bú mẹ mà mẹ lại bú con...''.
Theo ĐB Nguyễn Thị Hải (Phú Thọ), không nên đưa mô hình công ty mẹ - công ty con vào luật vì ''chưa biết hiệu quả thí điểm mô hình này như thế nào?''
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên cho biết, 3 dự luật (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu), cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe tiếp thu ý kiến đại biểu và các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Các dự luật này sẽ phải vượt qua ''2 vòng'' nữa tại Quốc hội trước khi được xem xét thông qua.
''Chuyển đổi xong không có nghĩa là xoá sạch DNNN''
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên bên hành lang Quốc hội chiều 7/11 cho biết như vậy. Trao đổi với báo giới về quản lý tiền và tài sản của Nhà nước, ông nói:
''Chương trình làm luật của Quốc hội có Luật đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp. Lúc đó sẽ bàn đến mô hình quản lý, thủ tục quản lý, quyền và trách nhiệm... Còn dự thảo mới đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc. Công ty đầu tư và kinh doanh vốn mà chị Băng Tâm (Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm) là Chủ tịch HĐQT mới là thí điểm. Thí điểm chỉ quản lý phần vốn của DNNN độc lập, chưa chuyển đổi''.
- Thưa ông, dự thảo Luật doanh nghiệp (chung) đưa ra lộ trình 4 năm chuyển đổi DNNN có thực hiện được không?
- Theo tôi phải cố gắng! Mà đưa vào trong luật giá trị pháp lý cao hơn! Lúc đó trở thành quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn dân, Nhà nước và xã hội. Chứ còn đưa ra chỉ là một Nghị quyết của Chính phủ thì giá trị pháp lý thấp hơn nhiều? Hay một nghị quyết của Quốc hội, tuy mang tính chất của luật nhưng chắc không mạnh mẽ bằng một đạo luật.
Khi DNNN 100% vốn chuyển đổi xong trong 4 năm không có nghĩa là mình xoá hết DNNN. Mà chỉ chuyển đổi cơ chế quản lý hoạt động dưới hình thức công ty. Bấy giờ vẫn có công ty nhà nước 100% vốn dưới hình thức công ty cổ phần từ 2 thành viên trở lên và công ty THHH từ 2 thành viên trở lên.
- Có đại biểu kiến nghị làm luật về quản lý tiền và tài sản của Nhà nước?
- Sẽ có một hệ thống luật căn bản điều chỉnh tiền của Nhà nước. Một là Luật đấu thầu. Thứ hai là Luật đầu tư, trong đó có phần Nhà nước ''thò tay'' vào quản lý tiền của mình đến đâu. Thứ ba, Luật đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Thứ tư là Luật đầu tư xây dựng cơ bản. Thứ năm, Luật quản lý tài sản nhà nước.
Theo chương trình, Luật đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sẽ được cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 và thông qua vào kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2006), cùng với Luật đầu tư xây dựng cơ bản và Luật quản lý tài sản nhà nước.
•Văn Tiến - 07/11/2005
(VietNamNet) - ''Có nhiều trường hợp công ty "mẹ" trốn lợi nhuận, trốn lỗ, đến khi đổ bể mới biết. Đã kinh doanh hạch toán thì không thể "mẹ" - "con". Khi đó không phải con bú mẹ mà mẹ lại bú con''... Ý kiến này đưa ra tại buổi thảo luận tại Quốc hội ngày 7/11 về dự án Luật doanh nghiệp.
Quản lý DNNN: Lắm thầy nhiều ma
''Cử tri rất bất bình trước tham nhũng, tiêu cự trong một số tổng công ty nhà nước. Nào là chạy dự án, đầu thầu khép kín, lập công ty gia đình ''rút ruột'' tài sản của nhà nước'', ĐB Nguyễn Văn Dũng (Tiền Giang) lo lắng.
Để ngăn chặn, theo ông, Chính phủ cần sớm trình Quốc hội luật về quản lý và kinh doanh vốn nhà nước. Có cơ chế công khai, minh bạch, tách quản lý hành chính nhà nước ra khỏi quản lý kinh doanh, không chia cắt doanh nghiệp theo lãnh thổ...
Chia sẻ quan điểm này, ĐB Bùi Sỹ Tiếu (Thái Bình) phản ánh: ''DNNN hiện nay đang chịu nhiều bộ, ngành quản lý: kế hoạch đầu tư, tài chính và thuế, tài nguyên môi trường.... Quản lý nhiều tầng, nhiều cửa, giấy tờ, hội họp nhiều, gây phiền toái, kinh doanh ách tắc. Nhiều chủ nhưng không có chủ nào, lắm thầy nhiều ma!''.
Ông hiến kế, cần thay đổi cơ bản, hình thành một đầu mối quản lý DNNN thống nhất từ trung ương đến địa phương.
Công ty ''mẹ'' hành ''con'' thì làm sao?
ĐB Nguyễn Thị Thu Hồng (Thừa Thiên - Huế) dẫn lời một chuyên gia kinh tế ví von: ''Luật doanh nghiệp chung là ''ngôi nhà đẹp'' nhưng nhiều DNNN không muốn đến ở. Vì ngôi nhà cũ có hàng rào bao bọc, thậm chí hàng ngày có người đưa cơm ăn, nước uống đến''.
Nhiều đại biểu tỏ ý không đồng tình với tên gọi công ty ''mẹ - con''. Phó Bí thư thành uỷ Hà Nội Hoàng Văn Nghiên lên tiếng: ''Công ty mẹ hay công ty con cũng đều là pháp nhân, ra bên ngoài bình đẳng như nhau. Gọi là công ty mẹ, công ty con, nhưng nếu ''mẹ'' hành hạ ''con'' thì làm sao?''
ĐB Trương Văn Hiền (Nghệ An) hưởng ứng: ''Thực tế quan hệ công ty mẹ - con đã có hiện tượng "mẹ" trốn lợi nhuận, trốn lỗ, đến khi đổ bể ra mới biết. Đã kinh doanh hoạch toán không thể ''mẹ, con''. Tôi nhớ cách đây 3 năm có đại biểu Long An nói hình tượng: Không phải con bú mẹ mà mẹ lại bú con...''.
Theo ĐB Nguyễn Thị Hải (Phú Thọ), không nên đưa mô hình công ty mẹ - công ty con vào luật vì ''chưa biết hiệu quả thí điểm mô hình này như thế nào?''
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên cho biết, 3 dự luật (Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu), cơ quan soạn thảo sẽ lắng nghe tiếp thu ý kiến đại biểu và các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Các dự luật này sẽ phải vượt qua ''2 vòng'' nữa tại Quốc hội trước khi được xem xét thông qua.
''Chuyển đổi xong không có nghĩa là xoá sạch DNNN''
Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế và Ngân sách Nguyễn Đức Kiên bên hành lang Quốc hội chiều 7/11 cho biết như vậy. Trao đổi với báo giới về quản lý tiền và tài sản của Nhà nước, ông nói:
''Chương trình làm luật của Quốc hội có Luật đầu tư vốn của Nhà nước vào doanh nghiệp. Lúc đó sẽ bàn đến mô hình quản lý, thủ tục quản lý, quyền và trách nhiệm... Còn dự thảo mới đưa ra những vấn đề có tính nguyên tắc. Công ty đầu tư và kinh doanh vốn mà chị Băng Tâm (Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm) là Chủ tịch HĐQT mới là thí điểm. Thí điểm chỉ quản lý phần vốn của DNNN độc lập, chưa chuyển đổi''.
- Thưa ông, dự thảo Luật doanh nghiệp (chung) đưa ra lộ trình 4 năm chuyển đổi DNNN có thực hiện được không?
- Theo tôi phải cố gắng! Mà đưa vào trong luật giá trị pháp lý cao hơn! Lúc đó trở thành quyết tâm chung của toàn Đảng, toàn dân, Nhà nước và xã hội. Chứ còn đưa ra chỉ là một Nghị quyết của Chính phủ thì giá trị pháp lý thấp hơn nhiều? Hay một nghị quyết của Quốc hội, tuy mang tính chất của luật nhưng chắc không mạnh mẽ bằng một đạo luật.
Khi DNNN 100% vốn chuyển đổi xong trong 4 năm không có nghĩa là mình xoá hết DNNN. Mà chỉ chuyển đổi cơ chế quản lý hoạt động dưới hình thức công ty. Bấy giờ vẫn có công ty nhà nước 100% vốn dưới hình thức công ty cổ phần từ 2 thành viên trở lên và công ty THHH từ 2 thành viên trở lên.
- Có đại biểu kiến nghị làm luật về quản lý tiền và tài sản của Nhà nước?
- Sẽ có một hệ thống luật căn bản điều chỉnh tiền của Nhà nước. Một là Luật đấu thầu. Thứ hai là Luật đầu tư, trong đó có phần Nhà nước ''thò tay'' vào quản lý tiền của mình đến đâu. Thứ ba, Luật đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp. Thứ tư là Luật đầu tư xây dựng cơ bản. Thứ năm, Luật quản lý tài sản nhà nước.
Theo chương trình, Luật đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp sẽ được cho ý kiến vào kỳ họp thứ 9 và thông qua vào kỳ họp thứ 10 (cuối năm 2006), cùng với Luật đầu tư xây dựng cơ bản và Luật quản lý tài sản nhà nước.
•Văn Tiến - 07/11/2005