ÁP DỤNG BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Thứ Hai 15:14 19-06-2006

 Về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời ở giai đoạn thi hành án, theo Tố tụng dân sự không quy định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn thi hành án đối với Toà án nhưng trong Bộ luật thi hành án có đề cập đến tại điểm d, khoản 1, điều 155 có nói đến vấn đề theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Chính vì vậy tôi nghĩ nếu Bộ luật thi hành án giao việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong giai đoạn thi hành án này theo Bộ luật tố tụng dân sự thì cần có sự thay đổi cho phù hợp để thuận lợi cho việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Toà án.

Về điểm c Điều 155: “giải quyết vướng mắc, tranh chấp phát sinh trong quá trình thi hành án …” cũng thuộc trách nhiệm của Toà án, chúng tôi nghĩ theo tố tụng dân sự, những bản án đã có hiệu lực là phải được thi hành, trong quá trình thi hành án thì tất cả quyền quyết định thi hành án là của cơ quan thi hành án, nhưng nếu như xuất hiện các vấn đề cần phải giải thích bản án thì đã được quy định rõ trong Tố tụng dân sự là Toà án phải giải thích, còn nếu giải thích rồi mà các đương sự hoặc cơ quan thi hành án vẫn thấy không thể thi hành bản án thì chúng tôi nghĩ đây không phải là tranh chấp nếu như tài sản đó có liên quan đến đối tượng khác do thiếu người tham gia tố tụng hoặc giải quyết mà không thể thi hành án được. Ví dụ như trả đất nhưng không yêu cầu phá nhà, không yêu cầu thanh toán cho nhau thì trong trường hợp này theo chúng tôi thuộc thẩm quyền của giám đốc thẩm. Theo chúng tôi, cơ quan thi hành án là cơ quan có quyền đề nghị phát hiện với Toà án nhân dân cấp trên những bản án mà nội dung không đúng pháp luật hoặc là trái pháp luật để cho toà án có thẩm quyền có quyết định kháng nghị. Để giải quyết vấn đề liên quan đến kháng nghị thì chỉ cần nêu những vướng mắc chứ không nên nêu tranh chấp vì tranh chấp trong quá trình thi hành án thì Toà án đương nhiên không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp nữa.

Theo một số ý kiến đã nêu, chúng tôi thấy rằng áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chuyển sang Toà án với thời gian quá lâu thì với các tài sản và thực tế phương tiện hiện nay sẽ thì không đảm bảo thời gian cho việc thi hành án. Khi yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì có khi tài sản đó đã bị mang đi rồi. Ví dụ ô tô có thể chạy từ nơi này sang nơi khác rất nhanh. Tôi nghĩ thời gian ở đây cần quy định sát hơn, trong vòng 48 tiếng đồng hồ Toà án phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong một số trường hợp, thời gian như vậy nhằm đảm bảo cho việc thi hành án. Ở giai đoạn phải thi hành án mà phải mất bao nhiêu công sức xác minh về tài sản của họ nhưng đến khi áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời lại không giải quyết được vấn đề gì. Đây là một trong những vấn đề mà Ban soạn thảo cần quan tâm hơn.
           
Về uỷ thác thi hành án và thẩm quyền uỷ thác thi hành án, theo luật Tố tụng hình sự, tố tụng dân sự: vấn đề chuyển vụ án ra địa bàn ngoài tỉnh phải do Toà án cấp tỉnh thực hiện làm sao để giảm bớt tranh chấp, để cho lãnh đạo Toà án cấp tỉnh xem xét kỹ việc đó có đúng thuộc thẩm quyền của nơi khác hay không? Ở đây, theo như dự thảo của Luật này về uỷ thách thi hành án ở Điều 38 thì cơ quan thi hành án cấp huyện ở tỉnh này có quyền uỷ thác thi hành án cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh của tỉnh khác. Vấn đề này cần xem xét lại, có nên xác định thi hành án ra địa bàn ngoài tỉnh thì giao cho cơ quan thi hành án cấp tỉnh thực hiện để việc uỷ thác đó phải chính xác, kiểm tra được tính xác thực của việc uỷ thác.

Điều 41 về chủ động ra quyết định thi hành án, ở điểm đ xử lý vật chứng, tài sản đã thu giữ, trong trường chủ động thi hành án thì nếu như đã có tài sản thu giữ thì cơ quan thi hành án ra quyết định thi hành án hay là ở đây thu giữ để xung quỹ nhà nước? Tôi nghĩ cần làm rõ vấn đề này.
 

Các văn bản liên quan