Góp ý của Ông Nguyễn Thanh Sơn – Giám đốc công ty dịch vụ đòi nợ Dân An

Thứ Hai 15:16 19-06-2006

- Điều 8: có quy định các khoản nợ không thuộc phạm vi thực hiện của dịch vụ đòi nợ:
+ Nợ không phát sinh trong giao dịch dân sự: trong quan hệ đòi nợ, ngoài quan hệ dân sự còn có quan hệ về thương mại, kinh tế mà nếu phát sinh thì chủ yếu là phát sinh trong quan hệ thương mại, kinh tế nên mở rộng thêm phạm vi là giao dịch thương mại và kinh tế.
+ Nợ đang tranh chấp: trong quá trình thu nợ có rất nhiều khoản nợ khách hàng đã xác định nợ nhưng vẫn có tranh chấp, vậy xác định tranh chấp rất khó, có thể tranh chấp trước hoặc sau khi xác định nợ. Nên bỏ khoản này.

- Điều 12: các hành vi bị nghiêm cấm: nói đến hành vi lừa gạt, sử dụng vũ lực, đe doạ vũ lực… vậy cơ quan nào xác định hành vi này? Và xác định như thế nào? Cần cụ thể hoá vấn đề này, tránh trừu tượng, khó hiểu.

-Điều 13: Điều kiện sử dụng lao động
Điểm b Khoản 1 Điều 13: quy định người lao động có chuyên môn trong lĩnh vực luật pháp và tài chính là quá bó hẹp phạm vi tuyển dụng lao động. Việc đòi nợ không chỉ liên quan đến vấn đề tài chính, luật pháp mà còn liên quan yếu tố tâm lý con nợ, cần người giỏi tâm lý. Vậy nên để cho doanh nghiệp chủ động.

- Trong phần tuyển dụng lao động: quy định phải công tác trong lĩnh vực luật pháp hoặc tài chính ít nhất ba năm, theo tôi khái niệm này trừu tượng, công tác ở toà án, viện kiểm sát, công an hay ở cơ quan khác? với một sinh viên mới ra trường muốn vào làm việc ở công ty phải qua ba năm làm việc ở công ty khác thì mới đủ điều kiện hoạt động lĩnh vực này? Như thế việc tuyển dụng lao động sẽ rất khó khăn. Nên bỏ chế độ ba năm.

- Tỷ lệ góp vốn trên 5 tỷ liên quan đến thuế, nếu 5 tỷ đồng mà doanh nghiệp không sử dụng, cứ treo ở đấy thì rõ ràng phải báo cáo thuế như thế nào? Điều kiện này thì không có tính thực tế.
 
 

Các văn bản liên quan