Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Phúc Thanh – Phó Chủ tịch Quốc hội

Thứ Ba 15:54 15-08-2006

Thưa đồng chí Phó Chủ tịch điều hành.
Tôi có tổng hợp nghe từ sáng đến giờ, qua phát biểu chung cũng có ý kiến đại biểu đề cập đến nhiều giải pháp rất tốt, nhưng cũng có một số đại biểu cũng thấy nóng ruột trong quá trình phát biểu cũng thể hiện cần có những giải pháp mạnh như thế nào? Ở đây chúng tôi thấy tâm tư chung mà nói tính khả thi của luật khi mà ban hành thì với mục đích chung của chúng ta là để tăng cường quản lý tốt hơn nữa về mặt Nhà nước đối với việc thu thuế. Qua theo dõi chung, thấy có vấn đề nổi lên là trong quy định của các điều luật của chúng ta nó chưa cụ thể, mà luật này càng cụ thể, vừa là càng dễ thực hiện, thứ hai là bảo đảm được quản lý tốt hơn, chặt chẽ hơn, đồng thời có những ý kiến cần có những chế tài để trong quá trình quản lý để bảo đảm được tính khả thi. Ví dụ, đơn cử một cái rất rõ chúng ta phát biểu 10 phút mà hết 10 phút thì tiếng chuông đánh reng một cái là các đồng chí phải chuẩn bị tinh thần để ngồi xuống hoặc tôi xin 1phút, 2 phút nữa, chế tài như thế thì quản lý của chúng ta tốt hơn.
Từ vấn đề này chúng tôi thấy có một đề cập, vậy thì vị trí của luật này đó là quy định về trình tự thủ tục trong việc nộp thuế, thu thuế, nói chung nó thể hiện lên rất rõ vị trí của nó và đồng thời nó thể hiện toàn bộ nội dung của nó là về công tác quản lý. Cho nên tên gọi của nó, đồng thời chúng tôi đề nghị nhất trí về tên gọi, tức là Luật quản lý thuế, như thế thì nó rõ. Tức là quản lý này bao gồm phạm vi nó rộng lắm, cả vấn đề tổ chức, cả vấn đề quản lý và cả vấn đề điều hành. Chúng tôi thấy tên gọi như thế nó rõ hơn, còn Luật về thu thuế và nộp thuế cũng được nhưng chữ "quản lý" nó bao hàm cả nghĩa rộng, cả của bên tức là đối tượng chịu trách nhiệm của điều chỉnh của luật này, tức là bên nộp thuế, tức là các doanh nghiệp, bên các cơ quan quản lý thuế, như thế chữ quản lý tôi thấy phù hợp hơn. Đi vào cụ thể tôi thấy ta giao cho cơ quan quản lý thuế chức năng rất lớn, quyền hạn rất nhiều mà trực tiếp quản lý, trực tiếp chịu trách nhiệm về vấn đề thuế tức là vấn đề ngân sách nhưng thể hiện rõ quy định của từng cơ quan một là chưa rõ lắm. Đặc biệt xin báo cáo với hội nghị hội đồng, ví dụ quyết định về xóa nợ, xóa phạt, quyết định về vấn đề ấn định thuế, về ủy quyền cho cơ quan và tổ chức, cá nhân thu thuế một số khoản vào ngân sách Nhà nước. Có thể nói quyền rất lớn, nhưng chúng ta nhìn thấy bộ máy về quản lý thuế của chúng ta thì thấy chưa rõ, đặc biệt hệ thống Hội đồng. Hơn 100 triệu là quyền của Tổng cục trưởng được xóa nợ, nó rất đơn giản. Ở đây thấy cái gì đây cần phải có một vai trò.
Tôi nói ví dụ trong phạm vi của vấn đề về xét xử cũng thế thôi có hội đồng xét xử của các cấp mà chúng ta đã thấy, ở đây quyết định những vấn đề về xóa nợ, quyết định về định thuế mà lại chỉ có quyền hạn cá nhân thì tôi thấy có một cái gì đó phải có một dạng như dạng hội đồng thì thấy có một cái gì thiếu. Đấy là một vấn đề xin đề nghị như vậy.
Về mặt hệ thống tổ chức của các cơ quan thuế về Tổng cục thuế, Cục thuế, phòng thuế còn ở dưới là nhân viên hay cơ quan mà chúng tôi gọi là bộ phận anh em thu thuế trực tiếp ở dưới. Bây giờ ngoài nhân viên công chức về thu thuế rồi còn trên của nó là gì, tổ thu thuế. Vừa qua, có lẽ nó vướng ở khâu tổ chức, trực tiếp cụ thể đi thu thuế này. Chỗ này cũng là vấn đề cũng cần phải làm rõ thêm, vấn đề này thì đồng chí Bộ trưởng cũng sẽ có đề cập trong vấn đề này. Đó là những vấn đề chúng tôi cũng thấy nó thể hiện cũng rất rõ.
Trong những chế tài của luật này cần phải rõ ràng hơn, ví dụ hoá đơn, các đồng chí nói hoá đơn đỏ, cũng như chế tài của chúng ta quản lý về mặt in tiền giả của chúng ta thì những hoá đơn của thuế này được quy định trong luật này như thế nào, máy thu tiền, thu bằng séc, những quy định nó rất cụ thể thì chúng ta quản lý mới chặt chẽ, mới tốt hơn. Cũng xin báo cáo với các đồng chí như vậy. Cuối cùng, tôi chỉ có một ý kiến thế này, tức là nó xuất xứ từ luật về quản lý thuế này là sau khi chúng ta thông qua, ban hành Luật về ngân sách thì thấy nó xuất hiện vấn đề quản lý, vừa qua thất thoát nhiều về thuế. Cho nên, cũng có ý kiến đề nghị phải có một luật dạng gì đó để tăng cường quản lý Nhà nước về lĩnh vực thu thuế và nộp thuế, tức là muốn nói đến quản lý thuế. Bây giờ, trong tên gọi thì chúng tôi thấy là, riêng cá nhân của tôi tôi thấy chữ quản lý nó bao hàm nghĩa rộng hơn, nó cả phần tổ chức, cả phần thực hành, cả về bên cơ quan nộp thuế, cả về cơ quan quản lý thuế, cơ quan thu thuế của Tổng cục thuế, tôi nghiêng về hướng như vậy.

Các văn bản liên quan