Trích ý kiến ĐBQH Phan Trung Lý – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật

Thứ Ba 15:53 15-08-2006

Kính thưa các đồng chí.
Trước hết, tôi thấy Báo cáo tiếp thu giải trình của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng rất rõ ràng, tiếp thu nhiều ý kiến các đại biểu Quốc hội, giải trình rõ những vấn đề không thể tiếp thu được. Bản thân tôi thấy trong dự thảo này tôi xin có một số ý kiến như sau:
Trước hết, tôi nhớ lại khi Quốc hội thông qua chương trình xây dựng luật, pháp lệnh thì rất nhiều ý kiến về dự án luật này, có nên có một luật riêng về quản lý thuế không? Và quy định những nội dung nào trong dự án luật này để nó phân biệt với các luật khác đã có về vấn đề ngân sách, về vấn đề thuế. Cuối cùng Quốc hội kết luận cần chuẩn bị dự án luật về quản lý thuế. Nhưng cũng khuôn lại những vấn đề liên quan đến thu, nộp và quản lý thuế, các trình tự thủ tục để làm sao bảo đảm thu đúng, thu đủ, chống thất thoát và quản lý thuế cho tốt.
Tôi tán thành với nhiều nội dung, nhưng tôi đề nghị Uỷ ban kinh tế ngân sách cũng như Ban soạn thảo giúp cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội rà soát lại những vấn đề nào thuộc quy định về nội dung thuế, về chính sách thuế thì theo tôi nên đưa ra khỏi dự án luật này, để nó khỏi trùng lặp với những vấn đề chúng ta đã quy định trong các luật khác. Nếu như chúng ta quy định trong này thì theo tôi cũng chưa thật là đúng lắm, có nhiều chỗ quy định chồng chéo với các nội dung đã quy định ở luật.
Có một vấn đề nữa tôi thấy trong nội dung luật này là chúng ta nói nhiều về quản lý thuế, về nội dung quản lý thuế, nhưng cơ quan quản lý thuế thì chưa đầy đủ. Theo tôi, luật đã là quản lý thuế, thì phải có nội dung quản lý thuế và cơ quan quản lý thuế, nhưng trong này chúng ta chỉ nói cơ quan quản lý thuế thôi chứ cơ quan ấy là cơ quan nào thì không có. Cơ quan ấy là cơ quan nào? bây giờ tôi tìm tất cả trong này không có cơ quan nào là cơ quan quản lý thuế, chỉ có ở các chương, các điều liên quan đến điều tra, liên quan đến thanh tra, lúc mà ra quyết định thi hành, quyết định điều tra hay là một số vấn đề gì đấy thì mình nhắc đến Tổng cục thuế, Cục điều tra thế này, thế khác, còn chính cơ quan nào là cơ quan quản lý thuế thì tôi chưa thấy quy định trong này. Đấy là vấn đề nhận xét chung.
Đi vào các vấn đề cụ thể, tên luật đúng là trong này nếu như sát thực thì như một số ý kiến nói là Luật về thu và nộp thuế, nhưng theo tôi quy định như vậy là quá hẹp và không bao quát hết. Vì thực tế nội dung quản lý thuế này ngoài thu, nộp còn có nhiều vấn đề khác nữa liên quan đến thu, nộp, nói chung là liên quan đến quản lý. Tôi tán thành với tên của luật là Luật Quản lý thuế.
Về điều thứ nhất, mục đích của quản lý thuế, tôi tán thành nên tôi không nói gì dài, tôi tán thành với nhiều ý kiến các đồng chí là không nên có điểm này. Tôi đề nghị gộp Điều 4 là nội dung quản lý thuế và Điều 1 thành một điều về quản lý thuế nói chung. Tôi xin có ý kiến về Điều 1 như vậy.
Điều 2 là phạm vi điều chỉnh, thứ nhất là luật này quy định về quản lý thuế rồi, nhưng đoạn hai là các khoản thu có tính chất thuế gồm lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, các khoản thu về sử dụng đất, thu về khai thác tài nguyên khoáng sản. Tôi thấy đây là một quy định rất quan trọng, vì trong này chúng ta quy định luật về quản lý thuế thì lẽ ra chỉ quy định về thuế thôi, quản lý những khoản thuế thôi mà thuế là thuộc thẩm quyền Quốc hội, Quốc hội quyết. Do vậy ở đây chúng ta đã đưa một số khoản không phải thuế mà có cơ chế quản lý như thuế tức là phải được Quốc hội quyết định và phải ghi cụ thể trong này. Chúng tôi cũng đề nghị phải rà soát lại những nội dung này, những khoản này đã đầy đủ chưa và có đúng không. Tôi lấy ví dụ trong này ghi gồm có lệ phí trước bạ, phí xăng dầu, các khoản thu về sử dụng đất, thu khai thác tài nguyên khoáng sản. Có hai khoản là sử dụng đất, khai thác tài nguyên khoáng sản thì thực chất là thuế tài nguyên, phí xăng dầu tôi cũng nhất trí như một số đồng chí phát biểu có thể có, có thể không, phí trước bạ, lệ phí trước bạ cũng có nhiều cái phải rà xem.
Theo tôi quy định như thế này tôi thấy cũng chưa đủ, ví dụ chúng ta vừa thông qua Luật hàng không dân dụng Việt Nam, trong ấy có cả những phí nộp cho ngân sách, ví dụ như phí bay qua bầu trời, quản lý bầu trời thực chất là thuế bay qua bầu trời. Như vậy rõ ràng cũng là một loại thuế, nhưng ta đặt ở dạng phí thì tại sao ở mục này lại không có. Hay một số cái nữa nếu như chúng ta lần theo những luật mà chúng ta quy định thì chúng tôi thấy cũng chưa đủ trong này. Tôi đề nghị xem lại Đoạn 2, Khoản 2 đã quy định đủ chưa. Tiếp theo, tôi xin báo cáo các đồng chí là tôi xin có ý kiến về vấn đề miễn, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, phạt tiền. Theo tôi miễn, giảm thuế tôi đề nghị không nên quy định trong này. Cái này là thuộc thẩm quyền Quốc hội quy định, khi chúng ta quy định về các loại thuế, chính sách thuế miễn, giảm như thế nào?
Trường hợp nào miễn giảm, thiên tai ra sao, địch hoạ như thế nào, hay thiệt hại như thế nào chứ không thể có quy định chung như trong này. Tôi thấy quy định chung ở Điều 62, Điều 63, 64 n êu cụ thể ở đây. Ví dụ trường hợp được xoá nợ tiền thuế, Điều 62 quy định doanh nghiệp phá sản, doanh nghiệp Nhà nước chuyển đổi sở hữu có kết quả, kinh doanh thua lỗ, tôi nhất trí với một số ý kiến của một số đồng chí hồi sáng đã phát biểu. Cho nên, chúng ta quy định như thế này chúng ta giải quyết thực tế hiện nay đương làm đối với doanh nghiệp Nhà nước, nhưng quyết định như thế này th ì phát sinh vấn đề khác, tức là mâu thuẫn với các quy định khác; mâu thuẫn với các chủ trương phát triển chung của doanh nghiệp hiện nay. Quy định ở đây không r õ, ví dụ doanh nghiệp Nhà n ước chuyển đổi t hì đang chuyển đổi hay đ ã chuyển đổi bị thua lỗ hay đang chuyển đổi trong khoảng miễn này, chỗ này chưa r õ.
Điều 64, đề nghị các đồng chí xem lại Điểm b, Khoản 1; Khoản 2, Điều 64 ghi 500 triệu đồng theo tôi xem lại mức này; Điều 61 không có Khoản 3. Đề ngh ị Ban soạn thảo xem lại.
Vấn đề điều tra trốn thuế và gian lận thuế, vấn đề này tôi đề nghị hiện nay trong luật quy định về thuế có kiểm tra, thanh tra và bây giờ có điều tra. Tôi nhất trí với nhiều ý kiến các đồng chí phát biểu cần phải xem xét lại những quy định n ày có hay không có. Theo tôi để quyết định có hay không có liên quan đến vấn đề tới đây chúng ta q uy định kiểm tra cái g ì, thanh tra cái gì, đ ã đủ quyền lực chưa cho việc bảo đảm chống thất thu thuế chưa, nếu như thêm điều tra th ì điều tra loại nào, nó thuộc về trên thanh tra hay sau thanh tra. Ghi như trong này theo tôi chúng ta quy định ở Mục 4 của chương này về điều tra trốn thuế gian lận thuế là chưa r õ, ch ưa r õ từ c ăn cứ để điều tra cho đến kết quả và xử lý kết quả để điều tra. Báo cáo các đồng chí chúng ta chỉ căn cứ ở đây chỉ có mỗi căn cứ thôi, là cơ quan quản lý thuế được thực hiện điều tra đối với trường hợp trốn thuế, gian lận thuế có tổ chức, liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
Thứ nhất, báo cáo các đồng chí không rõ ở chỗ này, thế thì thứ nhất chỉ có trốn thuế và gian lận thuế. Cho nên chúng ta chỉ quy định điều tra trốn thuế và gian lận thuế. Nhưng trốn thuế và gian lận thuế là có tổ chức, chứ không phải nói là trốn thuế, gian lận thuế nói chung. Nhưng có tổ chức này thì lại liên quan đến nhiều tổ chức và cá nhân, mà tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước. Như vậy một quy định của luật mà có rất nhiều điều không rõ. Tổ chức này, rồi tổ chức liên quan đến tổ chức, cá nhân này, trong nước và ngoài nước. Như vậy chỉ có tổ chức, cá nhân trong nước có được không? Chỉ có tổ chức trong nước với có tổ chức ngoài nước thì có thuộc điều tra không? Chỗ này cũng không rõ. Tôi đề nghị trước hết phải làm rõ chỗ điều tra này nhằm mục đích gì và căn cứ để mà quy định về điều tra như thế nào. Chứ còn mà thanh tra thế kia tôi đã thấy rồi, như vậy phải chăng trốn thuế mà cá nhân thì thuộc về thanh tra. Còn trốn thuế có tổ chức, gian lận thuế có tổ chức mà lại các tổ chức trong nước và ngoài nước thì thuộc về điều tra, không rõ. Vấn đề về căn cứ theo tôi phải làm rõ như vậy. Vấn đề nữa hiệu lực của điều tra, kết quả của điều tra như thế nào? Điều tra này là điều tra hình sự, khi phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì điều tra hay điều tra bình thường, nếu điều tra bình thường thì thanh tra đã quy định rõ và quy định ở điểm m của Điều 81 quy định nhiệm vụ của người ra quyết định điều tra xử l ý, chuyển hồ s ơ vụ việc cho cơ quan điều tra sau 5 ngày mới có dấu hiệu vi phạm tội phạm. Như vậy khi đó thanh tra đ ã chuyển cho c ơ quan điều tra rồi. Tôi thấy cơ quan điều tra quy định trong này không có những quy định như vậy mà chỉ nói cưỡng chế thi hành rồi sau đó có thể chuyển. Theo tôi nếu quy định không r õ thì thứ nhất thêm một cấp điều tra, thanh tra nữa th ì cồng kềnh ; thứ hai tạo kẽ hở tiêu cực, tôi nghĩ không thể tránh thất thoát được mà có khi gây ra thất thoát, tạo ra kẽ hở là xem xét anh này có chuyển hay không chuyển trong một thời gian như thế nào đấy, như thế không r õ, điều tra về thuế tôi đề nghị xem lại

Các văn bản liên quan