Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Văn Yểu – Phó Chủ tịch Quốc hội

Thứ Ba 15:56 15-08-2006

Thưa các đồng chí, tôi xin phát biểu mấy ý kiến như thế này.
Thứ nhất, tôi cũng đồng tình với nhiều ý kiến các đồng chí là khi bàn về việc có nên ra luật này hay không, thì chúng ta cũng đã bàn tương đối khá sôi nổi khi làm chương trình. Bởi vì mỗi một thuế, nó có một đạo luật riêng, hoặc một pháp lệnh, ví dụ thuế thu nhập cao, hiện nay ta đang chuẩn bị thuế thu nhập cá nhân thì quy định về chính sách, quy định về các nội dung cụ thể của thuế, đồng thời cũng đã có điều khoản quy định về quản lý Nhà nước, chứ không có luật nào mà lại bỏ quản lý Nhà nước.
Cho nên cũng đã bàn chuyện nó có trùng lặp với các quy định của các luật khác không? Sau khi tính toán một hồi thì thấy rằng đúng từng đạo luật thuế có phần quy định về quản lý Nhà nước nhưng rõ ràng là không được. Đúng là cụ thể các đồng chí nêu là mình dùng từ gì là do Quốc hội, mình dùng từ gì gọi là Luật quản lý thuế. Nhưng Điều 4 nói rất là rõ chỗ này: "Quản lý thuế bao gồm quản lý được đăng ký, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, thông tin về người nộp thuế, thanh tra, kiểm tra" v.v... Suy cho cùng nó cũng gồm hai nhóm quy định về việc tổ chức thu thuế, về trách nhiệm nộp thuế và cách thức nộp thuế, về thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra và xử lý. Có thể nói nếu không có luật này thì các luật khác cũng không có những quy định chung nhất để cho đội ngũ cán bộ thuế cũng như người thuộc đối tượng nộp thuế phải thực hiện.Vì thế, Quốc hội mới thống nhất là phải đưa vào chương trình có luật này.
Còn tên, riêng tôi thấy nếu mình gọi "chiết tự" thì đúng là cũng tranh luận với nhau cũng còn dài. Báo cáo với anh Kiên là nếu mà gọi là quản lý thuế thì thuế là cái gì mà ông quản lý nó, bản thân thuế không phải là đối tượng quản lý, mà quản lý ở đây là quản lý việc tổ chức thu và nộp thuế, thế nhưng bây giờ mình lại dùng từ luật là Luật Quản lý thuế, đây là gọi tắt thôi. Tôi thấy cách nào thì cách, nhưng cũng phải hiểu là quản lý toàn bộ quá trình tổ chức thu, hướng dẫn, thực hiện các thủ tục thực hiện việc nộp thuế, tổ chức việc thu thuế, thanh tra, kiểm tra, điều tra các đồng chí đề xuất thêm và xử lý những vi phạm, toàn bộ cái đó theo tôi Điều 4 nói hết rồi. Vì thế theo tôi cái đó tuỳ Quốc hội quyết định. Còn bây giờ lý sự về cái tên cũng chưa phương án nào thuyết phục phương án nào. Nhưng trước mắt theo tôi cũng đã bàn rồi khi đưa vào chương trình thì cứ để tên như vậy. Còn có thể chúng ta sáng kiến nghĩ thêm. Tôi cũng suy nghĩ như anh Trân, nếu dùng tên là Luật thu và nộp thuế thì nó nôm na quá, quản lý thu, nộp thì nó không đủ theo Điều 4. Đề nghị suy nghĩ thêm, tôi cứ đồng ý là cái lõi của nó là quản lý về thu và nộp, nhưng ngoài quản lý thu và nộp nó còn các nội dung khác. Theo tôi cái tên cũng quan trọng thật, nhưng quý hồ là nội dung. Về tên tôi xin phát biểu như vậy. Tức là thái độ tôi đồng tình với việc tiếp tục hoàn thiện thêm để trình Quốc hội.
Thứ hai, tôi muốn đi thêm một ý mà các đồng chí bàn từ nãy đến giờ là luật này và các quy định của các luật thuế, từng luật thuế về vấn đề miễn giảm, xoá thuế. Rõ ràng từng luật thuế một người ta quy định rồi. Nhưng tôi hiểu ở đây có lẽ là cách ghi, chỗ này đề nghị chỗ anh Kiên và anh Ninh hoàn thiện lại cách ghi thôi. Bởi vì nếu ghi như thế này thì người ta thấy ví dụ ông Tổng cục trưởng quyền to quá, theo tôi Điều 64 ví dụ Tổng cục trưởng không phải có quyền xóa thuế đâu, chính là ông thực hiện việc áp biểu này, tiêu chuẩn này cho một cá nhân cụ thể, cho một đơn vị cụ thể, chứ còn tiêu chuẩn do luật Quốc hội quy định. Trường hợp này thì Quốc hội quy định là phải xóa cho người ta, trường hợp kia quy định phải miễn cho người ta, trường hợp kia quy định phải giảm cho người ta thì ông Tổng cục trưởng hay ông này, ông kia làm nhiệm vụ thực hiện theo quy định tiêu chuẩn mà đã được Quốc hội quyết định, để áp vào một đối tượng cụ thể. Cách ghi tôi hiểu là như thế, chứ không phải ông này có quyền to như thế đâu, không phải đâu, quyền là quyền của Quốc hội. Tôi đề nghị lại mình soát xét lại cách ghi để người ta đừng nghĩ tại sao ông Tổng cục trưởng có quyền xóa thuế thì không phải, hay miễn thuế hay giảm thuế chẳng hạn. Theo tôi hiểu là cách ghi thôi.
Báo cáo với các đồng chí bây giờ nếu áp vào một trường hợp cụ thể mà đưa ra Quốc hội thì chết, đây tôi hiểu là áp vào từng trường hợp cụ thể theo những điều kiện, những trường hợp mà Quốc hội đã quy định, thì phải cho anh em cán bộ thuế các cấp người ta làm, mà đến ông Tổng cục trưởng thì to quá rồi, tôi hiểu là như vậy. Cho nên tôi ủng hộ phần này, nhưng tôi đề nghị rà soát lại cách ghi để tránh đại biểu Quốc hội và dân cũng hiểu lầm là ông này to quá, ông thay cả Quốc hội thì không phải. Tôi xin phát biểu thêm ý thứ hai chỗ này.
Còn chuyện hội đồng hay cá nhân thì tùy, nhưng theo tôi những việc như thế này mà đã rõ ràng rồi, thì có nhất thiết phải có hội đồng không. Vấn đề là tiêu chuẩn thật rõ, đối tượng rõ, thì đây là chuyện áp vào một đối tượng cụ thể.
Một việc nữa, tôi thấy chỗ này các đồng chí tranh luận cũng nhiều, tôi cũng xin trao đổi thêm về đại lý thuế, tên này đề nghị cân nhắc thêm. Đề nghị anh Ninh, anh Kiên cân nhắc thêm, không biết tên đại lý đã chính xác chưa. Nhưng tôi hiểu trong quá trình tổ chức việc chuẩn bị các bước cần thiết để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Doanh nghiệp, cá thể người ta có thể tự làm, người ta có thể thuê luật sư hay thuê chuyên gia làm việc cho người ta, với tư cách cá nhân, nhưng người cũng có thể thuê một tổ chức dịch vụ, tôi hiểu đây là tổ chức dịch vụ hoàn toàn không ai ép ai cả. Tôi có thể tự làm, nhưng thông thường thì các nhà kinh doanh cảm thấy quá bận vào công việc sản xuất kinh doanh, thì hoàn toàn việc này theo Luật thì người ta có thể ký hợp đồng với một tổ chức dịch vụ, anh làm nhiệm vụ cho tôi, anh tính toán kê khai biểu mẫu các thứ. Còn đương nhiên, tôi là người nộp thuế, tôi phải chịu trách nhiệm trước Nhà nước, cái đó rõ rồi.
Theo tôi chỗ này phải thể hiện rõ, còn các đồng chí thêm chữ "tư vấn pháp luật", tôi đề nghị bỏ "pháp luật" đi, tư vấn về thuế thì đúng hơn. Có thể tư vấn về cả nghiệp vụ, có thể tư vấn về Luật, nếu ông bảo tư vấn pháp luật vào đây thì nó đụng đến Luật luật sư. Theo tôi, tôi nghĩ không phải luật này ra mà nó bành chướng được ngay tổ chức dịch vụ này đâu, còn thí điểm chán, còn dứt khoát phải quản lý chặt, điều này tôi đồng ý với anh Trân biến ông này thành ông môi giới, là ông "cò", để chạy là sinh thêm tiêu cực của cán bộ thuế "chia ba" thì chết rồi. Hiện nay có hiện tượng, tôi báo cáo với anh Ninh là "chia đôi" giữa cán bộ thuế với hộ cá nhân. Bây giờ lại thêm một ông này nữa lại chia ba thì không nên, kiên quyết chúng ta không để chia ba mà chỉ làm cho nó tốt lên.
Một ý nữa, tôi muốn trao đổi thêm về chỗ đã có thanh tra, kiểm tra rồi thì có nên có điều tra về thuế không? báo cáo các đồng chí ban đầu tôi cũng không ủng hộ cái này đâu, nhưng sau nhiều lần các đồng chí thuyết trình thì thấy là riêng lĩnh vực thuế, nếu như chỉ dừng lại ở kiểm tra, thanh tra thì không đủ, nhất là đối với những hiện tượng trốn và lậu thuế có tổ chức nó liên quan đến nhiều đối tượng. Ở đây là cách viết anh Lý ạ, nếu cả trong nước và cả nước ngoài thì không phải, có trường hợplà 2, 3 anh trong nước, nhưng có trường hợp nó liên quan cả nước ngoài, nhưng đối với trường hợp nó liên quan đến nhiều đối tượng của hoạt động có tổ chức như thế mà mình dùng thanh tra theo thủ tục, thanh tra là phải theo quy định của thanh tra thì không làm nổi. Cho nên, anh em muốn thêm hình thức này, nó na ná hình thức điều tra hành chính, phục vụ chống bán phá giá hay biện pháp tự vệ. Trong quy định mà Thường vụ chúng ta cũng đã có Pháp lệnh rồi. Đây nó hoàn toàn là điều tra hành chính, vậy thì tôi xin đề nghị là cũng phải rà soát lại theo ý kiến các đồng chí để làm thế nào nó hoàn toàn mang tính chất hành chính.
Thứ nhất, các biện pháp, kể cả các biện pháp gọi là biện pháp khẩn cấp tạm thời.v.v...các thứ của các đồng chí, cũng hoàn toàn nằm trong khuôn khổ hành chính, tới đây chúng ta sẽ nâng lên Bộ luật xử lý vi phạm hành chính, hiện nay đang là Pháp lệnh, Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính cộng với một chùm Nghị định thì phải làm hoàn toàn khuôn khổ hành chính, không được sang tư pháp, không được sang hình sự.
Thứ hai, cũng phải làm rõ nếu ở đây đưa điều tra này vào chỗ hải quan như thế nào, có thu vào đây không. Theo tôi, chắc là phải thu vào đây, phải thu phần hành chính của hải quan vào đây. Thứ ba là dứt khoát không được đụng đến án, tức là trốn lậu thuế có dấu hiệu phạm tội thì dứt khoát anh này không được làm, là vì nếu làm ta lại thêm nhiệm vụ như đồng chí Đường nói là thêm như hải quan, như kiểm lâm thì không được, cái đó là tố tụng hình sự quy định là chỉ có mấy anh ấy thôi, vừa rồi thêm anh cảnh sát biển được làm điều tra ban đầu, sau đó chuyển toàn bộ hồ sơ cho cơ quan điều tra tố tụng, thì anh này không được làm, anh này hoàn toàn là hành chính. Khi đã phát hiện có dấu hiệu tội phạm thì phải chuyển ngay cho cơ quan điều tra tố tụng hình sự, vì đây ta dùng chữ điều tra cho nên phải dùng từ cho đúng là chuyển cho cơ quan điều tra tố tụng hình sự, theo tố tụng hình sự

Các văn bản liên quan