Trích ý kiến ĐBQH Nguyễn Hữu Nhơn – Tỉnh Đồng Tháp

Thứ Ba 15:46 15-08-2006

Kính thưa các đồng chí, tôi xin phát biểu mấy vấn đề về quan điểm chung của Luật quản lý thuế. Mấy vấn đề tôi quan tâm trong dự án Luật quản lý thuế:
Thứ nhất về xã hội hóa thu nộp thuế,
Thứ hai là hiện đại hóa công tác quản lý thuế. Liên quan đến các điều mà từ sáng tới giờ các đại biểu phát biểu, riêng quan điểm tôi cũng có mấy suy nghĩ là nhằm xã hội hóa thu nộp thuế thì có liên quan đến xây dựng cơ quan thuế. Lực lượng thuế trong thực tế hiện nay có hai lực lượng, một lực lượng tác nghiệp mà ngành thuế gọi là cán bộ chuyên quản. Cán bộ này theo sát các đối tượng chịu nộp thuế để theo dõi và làm nhiệm vụ thu thuế, đối tượng có lực lượng ở tại trụ sở làm hồ sơ để thu thuế. Tôi nghĩ nếu mà xã hội hóa thì trong thực tế Tờ trình của Chính phủ trước đây không biết có tổng kết đối với lực lượng thuế này không? Nếu mà chúng ta đẩy mạnh xã hội hóa đối với thu, nộp thuế, như vậy xem lại lực lượng của ngành thuế này như thế nào. Như vậy có liên quan đến Điều 16, 17, 18 mà từ sáng đến giờ các đại biểu phát biểu về đại lý thuế. Nếu mà chúng ta có quan điểm xã hội hóa về thu, nộp thuế, thì xem lại biên chế của cơ quan thuế như thế nào. Nếu có liên quan đến phần công chức thuế là lực lượng công cụ của cơ quan công quyền thì có nhiệm vụ phải phục vụ cho đối tượng nộp thuế. Chúng ta sinh ra một Đại lý thuế nữa vậy thì nó có yêu cầu nhằm cho giảm bớt hay tăng thêm. Nếu thêm một quan điểm chúng ta đẩy mạnh xã hội hóa thì lại có một bộ phận làm giúp cho cơ quan công quyền làm những phần này, tôi nghĩ rằng lực lượng thuế phải được tinh nhuệ và gọn nhẹ hơn và có thể tinh giảm bớt biên chế của ngành thuế.
Còn nếu mà chúng ta xã hội hóa lại nở ra thêm nhiều lực lượng, rồi không có đảm bảo được cơ chế giữa cán bộ công chức thuế và đối tượng nộp thuế, và đối tượng trung gian nữa, tôi nghĩ trong thực tế nó không có đối tượng thứ ba. Nhưng nếu Luật này ra đời thì có thêm một đối tượng thứ ba nữa, như đại biểu Trân nói là "cò" đó. Tôi nghĩ ở đây cũng có nhiều đối tượng khác nhau. Ví dụ như ta Copy nước ngoài thì không biết dùng đại lý thuế như thế nào? Ở nước mình thì ví dụ như "cò", hay "môi giới" "đại lý", hay là dịch vụ tư vấn gì đó thì nó cũng phải có nội dung và quy trình cụ thể của nó. Như vậy, đại lý thuế này chỉ quy định đơn giản Điều 18 thôi, tôi nghĩ trong thực tế diễn ra tôi có băn khoăn là có hai điều kiện.
Thứ nhất, khi phát sinh tăng giảm thì đại lý thuế này chịu trách nhiệm như thế nào.
Thứ hai, đại lý thuế này lâm vào tình trạng nào đó mà sự cố là đại lý thuế này bỏ trốn thì hậu quả pháp lý này ai chịu trách nhiệm. Tôi nghĩ rằng nếu đại lý thuế này nếu đưa vào thì cần phải tính toán thiết kế lại như thế nào về quyền và nghĩa vụ cụ thể hơn, trách nhiệm của đại lý thuế với đối tượng chịu thuế như đại biểu đã phát biểu trước tôi. Tôi đề nghị chúng ta phải có tính toán lại, nếu xây dựng lực lượng thuế cũng phải qua tổng kết của Bộ Tài chính, Chính phủ xem lại lực lượng của mình như thế nào, ví dụ kiểm tra, thanh tra, trong thực tế vừa qua, sự hạn chế của lực lượng thanh tra này như thế nào, quyền hạn và nhiệm vụ của thanh tra đến đâu, cần phải có một lực lượng ra đời nữa là điều tra thuế để mở rộng quyền hạn và phạm vi hơn. Tôi nghĩ rằng nếu cần thì chúng ta mới có lực lượng điều tra, vì sự đảm đang thanh tra thuế vừa rồi không thể đảm đang được, cần phải có một lực lượng mới ra đời, đó là điều tra của thuế, vậy nó mới có tính thuyết phục và thực tế hơn. Còn hiện nay ngành thuế có 3 chức năng.
Một, kiểm tra thuế, thanh tra thuế, điều tra. Tôi nghĩ rằng nó sẽ chồng lấn và nó sẽ thêm một lực lượng nữa thì nó khó khăn.
Cho nên, tôi đề nghị Ban soạn thảo nghiên cứu và tính toán như thế nào cho hợp lý, còn quan điểm của tôi nếu có mở rộng thêm đối tượng thứ ba làm trung gian nối liền giữa cơ quan, giúp cho cơ quan thuế chúng ta làm tốt cái này thì rất tốt, nhưng phải tính toán lại chứ không khéo 3 đối tượng này sẽ đạp chân với nhau, nó giống như tình trạng đấu thầu để ăn gian thuế, các thứ trong thuế. Cho nên tôi nghĩ cần phải tính toán suy nghĩ thiết kế lại Điều 18.
Còn những vấn đề cụ thể, tôi xin góp ý Điều 11, Điều 12, Điều 14. Ở đây Điều 12 nói về trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp và tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp trong việc tham gia quản lý thuế. Tôi nghĩ nói chung như vậy nó khó, cả Điều 11 và 13, 14 tôi nghĩ nên nói rõ trách nhiệm của các cơ quan đoàn thể là có chức năng vận động và giám sát thì nó rõ, không thể nói tham gia quản lý thuế nói chung, cũng như Điều 11, Điều 13 và Điều 14. Riêng Điều 11 và Điều 13, 14 đề nghị nhập lại và thiết kế lại cho gọn và phân định rõ chức năng, nói cơ quan của Nhà nước như thế nào, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án như thế nào, báo chí thế nào. Tôi thấy 3 điều này nên thiết kế lại cho rõ, nếu không khéo thì cơ chế, hình thức tham gia quản lý thuế khác nhau thì nó sẽ chồng lấn đến cơ quan quyền hạn, cơ quan thuế tại Điều 9. Một điểm cuối cùng nữa, tôi đề nghị điểm cuối của Khoản 2, Điều 64 về hàng năm Bộ trưởng Bộ Tài chính báo cáo Quốc hội số tiền thuế, tiền phạt đã được xóa , tôi đề nghị hàng năm Chính phủ báo cáo, chứ không phải Bộ trưởng Bộ Tài chính, nên đề nghị Chính phủ báo cáo. Sau đó ủy quyền cho Bộ Tài chính hoặc ai đó báo cáo trước Quốc hội là tùy, thừa ủy quyền của Thủ tướng. Nếu báo cáo ở đây là Chính phủ báo cáo

Các văn bản liên quan