Trích ý kiến của ĐBQH Hà Đức Lệnh – Tỉnh Bắc Kạn

Thứ Sáu 16:13 01-09-2006

Kính thưa Quốc hội,

Từ sáng đến giờ có 17 ý kiến phát biểu, tôi thấy số đông, có thể nói là 15/17 ý kiến đồng tình với phạm vi điều chỉnh là cần phải xem xét lại phạm vi chứng thực, đại biểu Nguyễn Đình Lộc cũng phân tích kỹ, việc rất cần thiết thì lại không ban hành luật, việc chưa cần lắm thì lại ban hành. Ở đây đặt ra vấn đề, có nhiều đại biểu nói là nên kết hợp phạm vi công chứng và chứng thực nên thành 1 luật, có thể lấy tên nó là Luật công chứng và chứng thực. Tôi thấy 15/17 ý kiến đồng tình với quan điểm này và tôi cũng đồng tình với quan điểm này. Ở đây tôi muốn nói thêm 1 ý như ý đại biểu Cừ ở Lào Cai, đối với tỷ lệ chứng thực chiếm số đông và công chứng chỉ bằng 3%, trong khi đó chứng thực chiếm 97% theo tổng kết của Bộ tư pháp và 3% này cũng nằm ở các đô thị lớn, còn các tỉnh ở phía Bắc, các tỉnh ở miền kinh tế khó khăn tôi cho rằng tỷ lệ này ít hơn, có thể là 2% hoặc hơn 1%. Nếu như vậy vài ngày có 1 trường hợp người ta đến công chứng, còn lại thời gian đó làm gì? Thì ngồi chơi. Đã ngồi chơi thì phải tính đến chuyện không thể đẻ ra một bộ máy 5, 6 người mà vài ngày mới có 1 việc đến, thì phải một là thu hồi lại, chỉ làm 1 công chứng viên thôi, một phòng chỉ 1 công chứng viên và 1 người giúp việc hoặc là giao cho anh việc khác kiêm nhiệm, hoặc là một bộ phận khác kiêm nhiệm công tác công chứng, ví dụ phòng tư pháp bổ trợ kiêm công chứng, chắc chắn phải dẫn đến việc công tác tổ chức, không thể để một Phòng công chứng vài người mà lại ngồi chơi suốt ngày, lâu lâu mới có một việc, chưa nói đến việc cần một Văn Phòng công chứng làm cái gì cả, nhưng Phòng công chứng còn chẳng có việc mà còn đặt vấn đề Văn Phòng công chứng làm cái gì. Tôi suy nghĩ ở hướng đó.

Nếu Phòng công chứng tiếp tục thực hiện công việc như lâu nay thì nó là bình thường, không có vấn đề gì, kể cả những việc chứng thực, kể cả việc công chứng, chủ yếu là việc chứng thực thôi thì vẫn tiếp tục giao cho anh ý lâu nay thì không có vấn đề gì, nếu tách hẳn ra hai việc đó thôi, chắc chắn về công tác tổ chức ra bộ máy Phòng công chứng ở các địa phương không có nhu cầu lắm thì chắc không thể để yên như thế được. Cho nên, cũng cần phải tính đến công tác tổ chức, nên ghép Phòng công chứng khi rỗi việc đảm nhiệm thêm việc khác, hay là một bộ phận khác kiêm công tác công chứng. Đấy là ý thứ nhất.

Ý thứ hai, anh em ở Phòng công chứng cũng phàn nàn về trách nhiệm về nội dung công chứng, trong dự thảo trước ra thì cũng không nói rõ về nội dung, nhưng đợt này thì dự thảo sửa đổi quy định về giữa đảm bảo công chứng viên chịu trách nhiệm về công chứng hình thức, có chịu trách nhiệm về nội dung không. Về nội dung đợt trước, cũng đại biểu nêu là bây giờ mang một hợp đồng bất động sản là đất đai, là nhà, bây giờ diện tích ghi trong bản hợp đồng rồi nếu sai thì công chứng viên phải chịu trách nhiệm. 150 m2, nếu không đúng thì sau này công chứng viên phải chịu trách nhiệm vì nội dung của hợp đồng. Nên hiện nay các công chứng viên mà tôi đi tiếp xúc cũng đang phàn nàn việc này, em chỉ biết các bác mang sổ đỏ đến là nhà 3 tầng diện tích 150m2, em chỉ biết như thế thôi còn có đúng hay không mà nếu sai em chịu trách nhiệm thì em chết, em không làm đâu, người ta nói thẳng như thế. Vì vậy cho nên việc chịu trách nhiệm của công chứng là chịu trách nhiệm về hình thức hay chịu trách nhiệm cả nội dung.

Tôi thấy việc này nhiều đại biểu đã phân tích, nhưng nếu về nội dung thì buộc phải đi xác minh mà việc xác minh cũng không phải đơn giản. Có đại biểu nói xác minh có thể vào Nam, ra Bắc, đi lại nếu nước ngoài thì cũng phải đi ra nước ngoài thì liệu có tính khả thi không. Còn nếu không anh sai thì anh phải chịu trách nhiệm, vì vậy một là không nhận, hai là nhận thì phải tiến hành xác minh. Chỗ này đề nghị cân nhắc xem xét lại làm sao cho hợp lý.

Các văn bản liên quan