Trích ý kiến của ĐBQH Nguyễn Thạc Nhượng – Tỉnh Bắc Ninh

Thứ Sáu 15:57 01-09-2006


Tôi xin tham gia một số ý kiến xung quanh luật này, thực ra ý kiến của tôi xem ra rất ít khi vào sẽ được sửa. Cũng giống như hôm qua luật này đã xây dựng theo hướng như thế này rồi chắc sẽ khó. Nhưng một số ý kiến phát biểu tôi cũng phát biểu theo, tất nhiên có đồng chí cũng tán thành hướng này. Tôi có mấy ý kiến để lập luận xem các đồng chí thấy như thế nào.
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, bây giờ không ai có thể không công nhận được điều mà quá tải trong thực tế xã hội là 97% chứng thực. Mà hoạt động công chứng hiện nay, các Phòng công chứng người ta làm chủ yếu đến 97% là chứng thực. Tất nhiên có chứng thực là có cả cấp cơ sở, nhưng đưa đến Phòng công chứng cũng chiếm trên một nửa. Bởi vì nó sầm uất, náo nhiệt ở Phòng công chứng là hoạt động chứng thực. Mà tại do nhu cầu Nhà nước bây giờ, tại chúng ta đặt ra, tức là cơ quan Nhà nước khi tuyển cán bộ, tuyển sinh viên đại học đều phải công chứng. Một giấy chứng nhận sức khỏe mà bản sao cũng phải qua công chứng, chứng thực của bệnh viện người ta không chứng thực cho, người ta chỉ cấp cho 1 cái thôi, người ta không chứng thực 2,3 cái. Cho nên bây giờ buộc các trường đại học yêu cầu phải có bản sao hoặc cơ quan tuyển dụng phải có bản sao công chứng, vậy thì buộc người ta phải đến Phòng công chứng. Đây là thực tế mà không giải quyết không được chỗ này. Cho nên nhiều đại biểu phát biểu rồi, mà tôi là người đã từng làm quản lý chỗ này thấy bức xúc quá.
Ví dụ giấy chứng nhận tốt nghiệp, dứt khoát Sở giáo dục và Đào tạo phải chứng nhận, nhưng người ta không làm thì làm gì được người ta. Ở Thành Phố Hồ Chí Minh, các đồng chí giám đốc nói là bây giờ có một văn bản Chủ tịch yêu cầu các cơ quan nào ra bản chính phải ra bản sao, nhưng người ta không làm, thì chỉ khổ dân thôi, rồi dân lại phải đến Phòng công chứng hoặc quá lắm thì về huyện lại xác nhận những cái không phải của mình xuất ra. Cho nên đây là những cái rất bất cập, vậy nên giải quyết là giải quyết chỗ này. Quan điểm của chúng tôi là muốn đưa vào luật này 2 mảng là công chứng và chứng thực.
Thứ hai, nếu thành lập 1 tổ chức Phòng công chứng mà chỉ công chứng hợp đồng và giao dịch thì chắc chắn các Phòng công chứng sẽ ngồi chơi nhiều. Ví dụ Phòng công chứng Bắc Ninh đang có 2 phòng, chúng tôi đang định thành lập 1 phòng nữa, tức là bên kia sông Đuống của 3 huyện. Nhưng kiểu này thì có lẽ ngồi chơi suốt ngày, bởi vì 1 ông tỉnh, suốt ngày không có chuyện mua, bán cái gì mà phải lên đến Phòng công chứng cả, trong khi ở huyện các đồng chí đã giao Phòng công chứng các nhiệm vụ chứng nhận các hợp đồng, giao dịch. Hợp đồng, giao dịch liên quan đến bất động sản trong phạm vi địa hạt. Cho nên, Phòng công chứng muốn với đến địa hạt của người ta là có tranh chấp chỗ này. Trước đây, tôi làm giám đốc cũng phải giải quyết tranh chấp chỗ này, tức là Phòng công chứng của anh này tới tận địa hạt của chúng tôi để đi xác minh hợp đồng, khi giao ban chỗ này chúng ta tranh luận với nhau và cũng đề nghị giám đốc xem xét giải quyết, chúng tôi phải tham mưu cho Chủ tịch ra một văn bản là Phòng công chứng gì thì được chứng thực các hợp đồng giao dịch trong phạm vi thị xã Bắc Ninh, còn các huyện giao cho Phòng tư pháp, đến mức độ như thế, vì trong này quy định giao địa hạt do Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh quyết định.
Thứ hai, cấp xã người ta cũng làm hợp đồng, Nghị định 75 đây, chứng thực di chúc, như anh Nhơn nói cái khó là giao xã, rồi chứng nhận, từ chối di chúc và các dịch vụ khác, giao dịch dân sự, mà giao dịch dân sự rất nhiều, hợp đồng cũng là giao dịch dân sự, như anh Thuận nói đã là hợp đồng thì là giao dịch, giao dịch chưa chắc là hợp đồng thì đúng thế. Vậy thì người ta làm giao dịch rất nhiều, ví dụ di chúc chẳng hạn, tặng, cho là giao dịch một vế thôi. Tôi cho là việc lớn như thế lại khó như thế, thì có phải là công chứng không, đòi hỏi Uỷ ban phải đến công chứng không, tôi nghĩ cần phải đưa cho công chứng làm.
Hay như ý kiến của Phó Chủ tịch nêu, tức là chứng nhận bản dịch tiếng nước ngoài, hiện nay Phòng công chứng ở các tỉnh, người có đội ngũ vài chục người phiên dịch, người ta làm hợp đồng ở các nơi, có bản dịch gì thì người ta gửi cho các cơ quan, Trung Quốc, Anh, Nhật, Pháp.v.v..thậm chí hợp đồng với các thành viên, cộng tác viên ở ngoài tỉnh.
Rõ ràng, những việc này từ nay trở đi, luật này có hiệu lực, từ nay trở đi Phòng công chứng và các công chứng viên của cấp tỉnh là không được phép làm các việc, chỉ làm hợp đồng và giao dịch, còn các cái khác để giao cho huyện hay là giao cho ai thì sau này chắc là Bộ trưởng hoặc là Thủ tướng Chính phủ sẽ có văn bản giao cho Ủy ban nhân dân. Trong Ủy ban nhân dân biết bao nhiêu việc, người ta quan tâm gì tới mấy chữ ký xác nhận, Chủ tịch huyện hay là Phó chủ tịch huyện, hay là các đồng chí ủy quyền cho Trưởng phòng tư pháp, người ta có khi vài ngày người ta mới về huyện ngồi ký một lần, biết bao nhiêu khó khăn cho công dân trong xác nhận chứng thực. Cấp xã cũng thế, đồng chí Phó chủ tịch xã xác nhận chứng thực, lại phiền hà cho dân. Cho nên tôi nghĩ rằng cái này không giải quyết được vấn đề chứng thực, mà không đưa Luật Chứng thực vào thì Phòng công chứng sẽ khó thực hiện đầy đủ, Văn phòng công chứng ra sẽ không có hiệu quả. Đó là tôi nói về phạm vi.
Thứ hai, về giá trị pháp lý của văn bản công chứng, ở đây chúng ta đang khẳng định giá trị pháp lý của nó là giá trị như thế nào? Tôi cũng đồng ý văn bản công chứng có giá trị ở Khoản 2 là giá trị chứng cứ và những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, nói nhiều lần rồi thôi thì cũng chấp nhận, trừ trường hợp Tòa án tuyên. Tòa án tuyên mà chúng ta đã khẳng định nó không phải chứng minh, mà Tòa án tuyên thì khi mà muốn tuyên cái này là vô hiệu thì rõ ràng là Tòa án phải đi xác minh, đánh giá chứng cứ. Vậy thì mình nói khẳng định điều này để Tòa án như thế nào, trừ trường hợp Tòa án, vậy thì Tòa án muốn làm được trừ này thì phải đi xác minh trước, đi đánh giá chứng cứ trước, mà những cái đó chưa thể chứng minh được.
Tiếp theo nữa, Khoản 1 như ý kiến đồng chí Dũng nói: "Nếu tranh chấp có giá trị với 2 bên" các bên với nhau cam kết thôi, chứ còn đối với người khác là không có giá trị cho nên bây giờ người tranh chấp nội dung này thì chuyển sang Tòa, tôi đồng ý rồi mà buộc phải ra tòa chứ không phải là yêu cầu tòa án giải quyết thì mới được. Các cơ quan khác không có thẩm quyền, mà không nên để cho các cơ quan khác có thẩm quyền giải quyết, vì người ta dính líu về chuyện của anh cả, bây giờ anh bảo buộc tôi phải giải quyết bởi tôi đã có hợp đồng. Ví dụ như tranh chấp việc mua bán nhà đất, bây giờ lại bảo công chứng rồi thì cơ quan Phòng tài nguyên môi trường hay Sở tài nguyên môi trường giải quyết thì bảo, không đó là việc của các ông còn chuyện tranh chấp đất lại khác. Nếu đất chưa giải quyết, chưa có sổ đỏ thì thẩm quyền của Sở Tài nguyên môi trường, còn nếu đất có sổ đỏ rồi thì thuộc Tòa án. Còn đây là tranh chấp nội dung thỏa thuận chứ không phải tranh chấp hành vi công chứng, vì vậy điều này chỉ khẳng định giá trị pháp lý. Theo tôi thiết kế lại là văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên, còn việc tranh chấp này chúng ta nên thiết kế một điều là giải quyết tranh chấp hợp đồng. Quy định riêng ra vì đây mình khẳng định giá trị, còn những cái không có giá trị mà tranh chấp thì chuyển sang Tòa án và nên để ở một điều khác. Tức là ta phải quy định tranh chấp hợp đồng giao dịch hoặc tranh chấp các nội dung khác. Điều 64 về giải quyết khiếu nại, khiếu nại ở đây là khiếu nại tranh chấp về hành vi không công chứng hoặc công chứng sai, công chứng trái pháp luật, tức là ở đây giải quyết về hành vi công chứng. Còn tranh chấp về nội dung công chứng thì chúng ta phải có chỗ để giải quyết, tức là Tòa án giải quyết khiếu nại, hoặc tố cáo trong hành vi công chứng, anh có vấn đề sai trái, vi phạm pháp luật phải tố cáo thì thì giải quyết theo trình tự Luật khiếu nại, tố cáo, giải quyết theo trình tự nội bộ là công chứng viên sai là do Trưởng phòng, còn Trưởng phòng làm sai thì do Giám đốc cơ sở, khép kín như thế tôi cho là cũng không đúng với Luật khiếu nại, tố cáo.

Các văn bản liên quan